Kinh nghiệm vận dụng chính sách của ngân hàng thương mại trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh miếu phú thọ (Trang 33 - 37)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.1.Kinh nghiệm vận dụng chính sách của ngân hàng thương mại trong

phát triển cho vay tiêu dùng của một số ngân hàng thương mại

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng công thương Việt Nam-Vietcombank

So với năm 2016, sang năm nay, tổng lợi nhuận trước thuế của Vietcombank tăng thêm gần 33%. Hết 12 tháng, ngân hàng đạt 11.018 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, đạt 116% kế hoạch đề ra cho cả năm.

Một số chỉ tiêu của ngân hàng cũng ghi nhận sự đột phá. Nợ xấu giảm mạnh, hiện tại ở mức 1,1%. Cổ phiếu được giao dịch ở mức 58.000 đồng/cổ phiếu, đang cao nhất trong ngành ngân hàng hiện nay.

Năm 2016, lợi nhuận của Vietcombank đạt kỷ lục hơn 14.600 tỷ trước trích lập dự phòng và hơn 8.200 tỷ sau trích lập, đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2015 và hiển nhiên vượt kế hoạch. Sang năm 2017, lợi nhuận trước thuế trước dự phòng rủi ro của ngân hàng đạt 17.206 tỷ đồng, tăng 17,5% so với 2016 và tiếp tục là con số kỷ lục.

Cơ cấu tín dụng ngân hàng chuyển dịch theo hướng gia tăng tín dụng bán lẻ, giảm tín dụng bán buôn. Tỷ lệ bán buôn/bán lẻ trong tín dụng là 59,2%/40,8% trong khi năm 2016 là 66,9%/33,1%.

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) vừa công bố tiếp tục tiến hành giảm lãi suất cho vay đối với 5 đối tượng ưu tiên theo quy định

tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016.

Đây là một trong những ngân hàng thương mại công bố kế hoạch giảm lãi suất, thực hiện nghị quyết số 01/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 1/1/2018 và định hướng điều hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ngay sau Hội nghị triển khai nhiệm vụ Ngân hàng năm 2018.

Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế được điều chỉnh giảm về mức tối đa 6%/năm.

Cụ thể, đối với các khoản cho vay hiện hữu có lãi suất 6,5%/năm sẽ được đồng loạt giảm 0,5% về mức 6%/năm; các khoản cho vay hiện hữu có lãi suất trên 6%/năm cũng được điều chỉnh giảm về 6%/năm và các khoản giải ngân mới từ nay đến hết năm 2018 áp dụng mức lãi suất ưu đãi tối đa là 6%/năm.

Chính sách này được áp dụng với các nhóm đối tượng sau: Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại; Phục vụ kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa; Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

Đồng thời, các nhóm đối tượng: Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao; Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Doanh nghiệp khởi nghiệp cũng được hưởng chính sách lãi suất này.

Thời gian thực hiện ưu đãi lãi suất áp dụng từ ngày 15/01/2018 đến 31/12/2018. [24]

1.3.1.2.Kinh nghiệm của ngân hàng Quân đội - MBBank

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán 2017. Theo đó, hoạt động cho vay của ngân hàng này được

mở rộng sang các mảng tiêu dùng, bán lẻ, nên mặc dù cho vay khách hàng chỉ tăng trưởng 22% song lãi thuần lại tăng mạnh gấp gần 2 lần.

Tổng tài sản của ngân hàng tính đến 31/12/2017 đạt 313.878 tỷ đồng, tăng 22% đứng trong Top 5 các ngân hàng trên thị trường. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 4.616 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2016. Lợi nhuận trước thuế của riêng ngân hàng đạt 5.355 tỷ đồng, vượt 25% so với kế hoạch, tăng 44,3% so với năm 2016.

Báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy, đến hết năm 2017, dư nợ cho vay khách hàng đạt 184.188 tỷ đồng, tăng 22% so với 2016, mức tăng trưởng đứng thứ 2 so với các ngân hàng đồng hạng. Trong đó, cơ cấu xu hướng chuyển dịch tăng tỉ trọng bán lẻ, dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân tăng 33%. Tiền gửi khách hàng đạt 220.176 tỷ đồng, tăng 13% so với 2016. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ ở mức 1,20%.

Đồng thời, MB là một trong 3 ngân hàng tiên phong hoàn thành việc xử lý toàn bộ trái phiếu VAMC trước hạn. Đây là một nỗ lực của MB trong việc vừa đảm bảo kết quả kinh doanh tốt, vừa đảm bảo xử lý nợ để nâng cao chất lượng tài sản, minh bạch hoạt động và tập trung toàn bộ nguồn lực của ngân hàng cho việc phát triển kinh doanh trong thời gian tới.

Điểm sáng trong hoạt động kinh doanh năm 2017 là việc tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của ngân hàng đã tăng ấn tượng (đứng thứ 2 thị trường) từ 3,2% ( năm 2016) lên mức 3,8% (năm 2017) nhờ chi phí giá vốn tốt. Hoạt động cho vay được mở rộng sang các mảng tiêu dùng, bán lẻ, nên mặc dù cho vay khách hàng chỉ tăng trưởng 22% song lãi thuần lại tăng mạnh gấp gần hai lần. Ngân hàng vẫn còn nhiều dư địa để tiếp tục tăng NIM trong năm 2018, khi mảng tài chính tiêu dùng phát triển mạnh hơn thông qua công ty tài chính tiêu dùng MCredit, dự kiến NIM của MB hợp nhất trong năm 2018 sẽ tiếp tục xu hướng tăng.

Ngoài ra, năng suất lao động (LNTT/người bình quân) của MB đã được cải thiện mạnh mẽ và tăng 33%; tổng thu lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 1.131 tỷ đồng, tăng 66% so với năm 2016. Kết quả ấn tượng này là nhờ MB đã triển khai tích cực Chiến lược giai đoạn mới với các chuyển dịch chiến lược, áp dụng các cơ chế tạo động lực toàn hệ thống. Bên cạnh việc cải tiến quy trình, tăng tiện ích sản phẩm, dịch vụ, MB cũng đã triển khai mạnh các dự án ngân hàng số nhằm cung cấp các tiện ích hiện đại, vượt trội của sản phẩm số, gia tăng cơ sở khách hàng.

Năm 2017, MB đã hoàn thiện mô hình quản trị ngân hàng mẹ và các công ty thành viên trong các lĩnh vực: Ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, quản lý quỹ, quản lý và khai thác tài sản, tài chính tiêu dùng. Các công ty thành viên duy trì hoạt động kinh doanh ổn định với tổng LNTT năm 2017 của 5 công ty thành lập từ trước năm 2016 đạt ~321,25 tỷ đồng, 2 công ty mới thành lập là MBAL và MCredit hiệu quả tốt với mạng lưới phát triển mạnh tại các tỉnh thành trên cả nước.

Kết quả thành công của Mbbank là dựa trên sự vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước về hoạt động cho vay tiêu dùng, đó là:

Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm hạn chế rủi ro của hoạt động tín dụng;

Thông tư 43/2016/TT-NHNN của ngân hàng nhà nước ban hành ngày 30/12/2016 về việc quy định cho vay tiêu dùng công ty tài chính;

Thông tư số 14/2017/TT-NHNN ngày 29/9/2017 quy định về phương pháp tính lãi trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa TCTD với khách hàng.

Thông tư số 14/2017/TT-NHNN ngày 29/9/2017 quy định về phương pháp tính lãi trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa TCTD với khách hàng;

Văn bản số 1366/TTGSNH4 ngày 03/5/2018 của Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) về việc tăng cường thực hiện Chỉ thị số 07/CT-NHNN đối với hoạt động cho vay tiêu dùng. [25]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh miếu phú thọ (Trang 33 - 37)