Mô hìn h3 cấp bậc của Edgar H.Schein

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa tổ chức trong trƣờng cao đẳng công nghệ và thƣơng mại hà nội (Trang 25 - 27)

Trƣớc tiên, tác giả muốn nói đến mô hình 3 cấp bậc của Edgar H.Schein thì cấu trúc VHTC đƣợc chia nhƣ sau:

Hình 1.1. Cấu trúc văn hoá tổ chức theo mô hình của Edgar H.Schein

(Nguồn website:https://sonanhbiz.wordpress.com/2018/05/15/cac-cap-do-cua-van- hoa-doanh-nghiep )

Dựa theo mô hình lý thuyết này tác gỉả đƣa ra cấu trúc văn hoá của cơ sở GD ĐH, CĐ gồm các phần nhƣ sau:

1.5.1.1.Cấp độ thứ nhất: Những quá trình và cấu trúc hữu hình của tổ chức

Đ là cấp độ văn hóa có thể nhìn thấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên bao gồm các hiện tƣợng và sự vật mà một ngƣời có thể nghe, nhìn và cảm thấy khi tiếp xúc với một tổ chức xa lạ, nhất là khi ƣớc vào môi trƣờng một trƣờng học, những điều mà chúng ta có thể dễ nhìn thấy và cảm nhận nhất chính là phần nổi của nhà trƣờng này nhƣ lớp học: Kiến trúc, cách bài trí; công nghệ, sản phẩm; Cơ cấu tổ chức, các phòng ban, khoa; Các văn bản qui định nguyên tắc hoạt động của nhà trƣờng; Lễ nghi hàng năm Các biểu tƣợng, logo, khẩu hiệu, tài liệu truyền thông của nhà trƣờng; Ngôn ngữ, cách ăn mặc, chức danh, cách biểu lộ cảm xúc, hành vi

ứng xử thầy cô giáo với sinh viên, thầy cô với đồng nghiệp… Thái độ và cung cách ứng xử của cán bộ công nhân viên, giảng viên, sinh viên.

Cấp độ văn hoá này có đặc điểm chung là chịu ảnh hƣởng nhiều của tính chất, quan điểm của ngƣời lãnh đạo… Tuy nhiên, cấp độ văn hoá này dễ thay đổi và ít khi thể hiện đƣợc những giá trị thực sự trong văn hóa tổ chức trong nhà trƣờng .

1.5.1.2 Cấp độ thứ hai: Những giá trị được tuyên ố (bao gồm các chiến lược, mục tiêu, triết lí của tổ chức)

Tổ chức nào cũng có những qui định, nguyên tắc, triết lí, chiến lƣợc và mục tiêu riêng, là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên và thƣờng đƣợc công bố rộng rãi ra công chúng. Đ cũng chính là những giá trị đƣợc công bố, một bộ phận của nền văn hóa tổ chức. “Những giá trị tuyên bố” cũng có tính hữu hình vì ngƣời ta có thể nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chính xác. Chúng thực hiện chức năng hƣớng dẫn cho các thành viên trong tổ chức cách thức đối phó với một số tình thế cơ bản và rèn luyện cách ứng xử cho các thành viên mới trong môi trƣờng tổ chức.

Vì vậy, việc xác định đ ng sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối trong việc xây dựng bản sắc văn hóa riêng của nhà trƣờng. Tất nhiên, những giá trị đƣợc tuyên bố này vẫn có thể hữu hình hóa dựa trên ngôn từ và hệ thống nó lại thành các tài liệu chính thức. Chúng chính là con đƣờng, định hƣớng cho cán bộ công nhân viên (CBCNV), giảng viên (GV), sinh viên (SV) thực hiện một mục tiêu chung của toàn tổ chức.

1.5.1.3. Cấp độ thứ ba: Những quan niệm chung (những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong tổ chức)

Những gì tốn thời gian nhất để xây dựng trong tổ chức chính là những quan niệm chung. Đó là những niềm tin, suy nghĩ, nhận thức và tình cảm đƣợc hình thành vô thức, đƣợc mặc nhiên công nhận trong tổ chức. Để hình thành đƣợc các quan niệm chung, một cộng đồng văn hoá (ở bất kì cấp độ nào) phải trải qua quá trình hoạt động lâu dài, va chạm và xử lí nhiều tình huống thực tiễn. Và để có đƣợc những giá trị này, nhà trƣờng chắc chắn phải tồn tại lâu dài mới có thể hình thành đƣợc.

Trong bất cứ cấp độ văn hoá nào (văn hoá dân tộc, văn hoá kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp…) cũng đều có các quan niệm chung, đƣợc hình thành và tồn tại

trong một thời gian dài, chúng ăn sâu vào tâm lí của hầu hết các thành viên trong nền văn hoá đó và trở thành điều mặc nhiên đƣợc công nhận.

Cũng chính vì điều đó, các quan niệm chung khi hình thành sẽ rất khó bị thay đổi. Tất cả các thành viên của tổ chức, các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển của nhà trƣờng sẽ cùng nhau chia sẻ và hoạt động theo những quan niệm chung đó, tất nhiên những hành vi đi ngƣợc lại sẽ rất khó đƣợc chấp nhận. Khi các CB, CNV, GV, sinh viên cùng nhau chia sẻ và hành động theo đ ng quan niệm chung đó, họ sẽ rất khó chấp nhận những hành vi đi ngƣợc lại. Những quan niệm chung này rất khó để hữu hình hóa ra đƣợc nhƣng chúng đƣơng nhiên đƣợc công nhận và đƣợc thể hiện qua cách cảm nhận của CBCNV, GV, SV trong tổ chức. Vì thế, ngƣời ngoài sẽ rất khó có thể hiểu đƣợc những quan niệm chung này, còn ngƣời bên trong tổ chức thì hiểu rất rõ. Đ chính là đỉnh cao văn hóa tổ chức khi mọi chuẩn mực, quy tắc của tổ chức đã ăn sâu vào tiềm thức và trở thành ý thức tự giác của thành viên trong tổ chức .

Cả ba cấp độ trên của văn hóa tổ chức luôn hòa quyện và tƣơng thích với nhau cùng hƣớng tới việc thể hiện đặc trƣng riêng của tổ chức đó. Qua đó có thể thấy đƣợc rằng, Văn hóa tổ chức chính là tâm hồn, là tài sản quý giá nhất của tổ chức, nó chính là sức mạnh tiềm ẩn của tổ chức, quyết định xem tổ chức sẽ đi đến đ u, tồn tại và phát triển nhƣ thế nào qua thời gian tƣơng lai của nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa tổ chức trong trƣờng cao đẳng công nghệ và thƣơng mại hà nội (Trang 25 - 27)