Xây dựng và phát triển các thiết chế văn hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa tổ chức trong trƣờng cao đẳng công nghệ và thƣơng mại hà nội (Trang 68)

- Về cơ sở vật chất: Lắp toàn bộ điều hoà tại các phòng học, xây dựng phòng học tiếng anh trực tuyến. Bài trí phòng làm việc gọn gàng, ngăn nắp, khoa học. Sử dụng mô hình 5S trong trƣờng học nhằm mục đích xây dựng ý thức cải tiến cho mọi ngƣời tại trƣờng học và đồng thời xây dựng tinh thần gắn kết giữa mọi ngƣời. Phát huy vai trò lãnh đạo của nhà quản lý thông qua các hoạt động thực tế trong nhà trƣờng.

- Phòng truyền thông: Tu bổ, tăng cƣờng tài liệu về hoạt động nhà trƣờng, các biểu tƣợng văn hoá nhà trƣờng, biên soạn các bài viết về nhà trƣờng để quảng bá thƣơng hiệu…

- Thƣ viện: Bổ sung các đầu sách, tài liệu phong phú, quản lý dữ liệu bằng máy tính, quản lý việc SV mƣợn sách chặt chẽ. Xây dựng các tủ sách dành cho các ngành mới thành lập để SV tham khảo…

- Trang phục của CBCNV, GV và SV phải có chế tài xử phạt nghiêm minh cho các trƣờng hợp CBCNV, GV quên mặc đồng phục khi đi làm, SV quên đem thẻ, ăn mặc không đ ng chuẩn mực trong môi trƣờng sƣ phạm.

- Khuyến khích Sinh viên và CB giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học. Tạo cơ hội giao lƣu khoa học giữa cộng đồng SV và CB giảng viên.

- Tổ chức các hoạt động giao lƣu văn hoá trong giảng đƣờng, kí túc xá nhƣ: biểu diễn văn nghệ, hội trại, giải trí lành mạnh….

- Duy trì hoạt động của Đoàn thanh niên nhà trƣờng “ Ngày chủ nhật xanh “, “ Hiến máu nhân đạo cứu ngƣời” ….. một cách tích cực, thể hiện nghĩa cử cao đẹp trong cộng đồng .

- Tham gia các ngày lễ hội khai trƣờng, kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt nam, lễ phát bằng cho SV khoá cuối, lễ khai giảng, thành lập trƣờng, đền ơn đáp nghĩa…

4.2.2. Hoàn thiện chuẩn mực trong ứng xử, giao tiếp trong nhà trường

- Bổ sung hoàn thiện các quy định ứng xử, phát ngôn trong trƣờng. Kiểm sóat chặt chẽ tăng cƣờng truyền thông văn hoá ứng xử và giao tiếp với các chế tài xử phạt hợp lý. Giao tiếp, ứng xử trong môi trƣờng sƣ phạm có vai trò quan trọng trong nhà trƣờng. Mọi vi phạm đều bị xử phạt , đồng thời các sáng kiến cải thiện cần ghi nhận và khen thƣởng.

- Phát huy vai trò của nhà quản lý, ngừời lãnh đạo cần làm gƣơng trong giao tiếp ứng xử để CBCNV, GV, SV noi theo.

- Tăng cƣờng đối thoại, xây dựng vân hoá tranh luận, giám độc thoại, chỉ thị một chiều, hạn chế hiện tƣợng chỉ nghe và không có ý kiến cá nhân.

- Mỗi một CBCNV, GV phải xác định đƣợc sứ mệnh của mình khi làm việc tại nhà trƣờng. Luôn xem mỗi sinh viên là một khách hàng quý để cởi mở, giáo dục.

- Nâng cao công tác Công đoàn nhà trƣờng. Thƣờng xuyên quan tâm đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời lao động. Đảm bảo các khoản chi đ ng theo chế độ, tham gia đầy đủ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tổ chức khám định kì sức khoẻ cho toàn thể CBCNV, GV và có quà nhân dịp sinh nhật, lễ tết…

4.2.3. Xây dựng phương thức quản trị vơí phong cách làm việc hiện đại và chuyên nghiệp

- Nhà lãnh đạo, BGH phải thực sự là tấm gƣơng trong quá trình tổ chức và điều hành đơn vị trên tinh thần dân chủ, cởi mở. Thực hiện nghiêm túc quy định ngƣời đứng đầu tổ chức phải chịu trách nhiệm về những việc mà CBCNV, GV của đơn vị mình đã làm trong quá trình công tác.

- Tiến hành rà soát lại chức năng, nhiệm vụ các phòng ban, trung tâm, khoa, tránh sự chồng chéo giữa các đơn vị, gây chất lƣợng làm việc kém đi.

- Các phòng ban, khoa, trung tâm chủ động xây dựng kế hoạch năm học, quy định thực hiện về công tác liên quan, công bố trên wedsite chính thức để toàn

trƣờng theo dõi và nắm bắt đƣợc thông tin. Đồng thời giúp cho nhà lãnh đạo đánh giá đƣợc quá trình công việc hoàn thành đến đ u.

- Nhà trƣờng nên tổ chức cho CBCNV, đặc biệt là CBQL tham gia các khoá bồi ƣỡng ngắn hạn về” Phong cách và kĩ năng lãnh đạo”… Tăng cƣờng các buổi sinh hoạt chuyên đề văn hoá nhà trƣờng để mọi ngƣời cùng học hỏi, giao lƣu. Giảm thiểu các cuộc họp mang nặng tính chất hội nghị đối phó.

4.2.4. Truyền thông nhận thức CBCNV, GV, SV về VHTC trong nhà trường

- Để giúp cho CBCNV, GV, SV nhà trƣờng hiểu rõ đƣợc VH trong nhà trƣờng và nhằm hỗ trợ trong công tác quản trị VHTC thì hàng năm nhà trƣờng tổ chức hội thảo về vấn đề VH nhà trƣờng, bồi ƣỡng kỹ năng về công tác VHTC cho CBQL và cả cho SV. Tổ chức cần mời các chuyên gia về công tác quản lý. Đặc biệt là công tác VH nhà trƣờng ở các trƣờng ĐH, CĐ.

- Nhấn mạnh đƣợc vai trò của Đoàn Thanh niên trong công tác quản trị VHTC trong nhà trƣờng. Đoàn Thanh niên là cánh tay đắc lực để giúp việc truyền thông VHTC trong nhà trƣờng đƣợc hiệu quả. Vì vậy, Đoàn Thanh niên cần chỉ đạo sao sát và phối hợp với các phòng, Ban, Khoa, Chi đoàn các lớp để tổ chức các hoạt động cho Đoàn viên sinh viên: Tổ chức với quy mô lớn và gắn với các ngày lễ, ngày truyền thống của trƣờng, của Đoàn, của đất nƣớc…Nội dung hoạt động cần thiết thực, phong phú và khơi gợi đƣợc tình yêu trƣờng, yêu lớp của SV. Ban chấp hành các chi đoàn phải thƣờng xuyên quan tâm, nắm bắt những tâm tƣ, nguyện vọng và sở thích của những thành viên trong chi đoàn mình để kịp thời động viên, giúp đỡ, đôn đốc họ tích cực tham gia các hoạt động của tập thể.

4.2.5. Tăng cường quản lý nề nếp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học

- GV cần tăng cƣờng đổi mới về phƣơng pháp cũng nhƣ hình thức dạy học để tạo không khí hứng khởi trong các giờ giảng của thầy và trò. Trong những năm qua, nhà trƣờng đã thành lập bộ phận thanh tra chuyên trách về việc kiểm tra giờ lên lớp của GV, giám sát và dự giờ GV để có thể đánh giá chất lƣợng giảng dạy, hay kiểm tra tình trạng đi học muộn, học hộ của SV nhƣng vẫn mang nặng

hình thức. Cần xây dựng các chế tài xử lý nghiêm minh để hạn chế tối đa tình trạng tiêu cực trong dạy và học.

- Các khoa phối hợp phòng Đào tạo, phòng Công tác HSSV và Thanh tra giáo dục kiểm tra, đánh gía, tiêu chí xây dựng nề nếp dạy học. Hƣởng ứng tích cực các phong trào thi đua giữa dạy và học GV và SV, giữa SV với SV. Bên cạnh đó, rà soát và điều chỉnh các quy chế nội bộ và xây dựng chƣơng trình khung cũng nhƣ chƣơng trình chi tiết môn học, sổ lên lớp của GV cũng phải ghi chú đầy đủ…

- Thực hiện tốt về chất lƣợng học, thi cử, đánh giá đ ng năng lực học phần do GV yêu cầu theo chƣơng trình mà không xảy ra hiện tƣợng quay cóp, gian lận trong giờ kiểm tra, thi cử.

- Tích cực xử lý các trƣờng hợp gian lận, vi phạm quy chế thi cử, nội quy học tập.

- GVCV phối hợp với giáo vụ khoa và Phòng Công tác HSSV và thanh tra giáo dục cung cấp thông tin về tình hình SV để lƣu vào hồ sơ quản lý.

4.3. Đánh giá độ cần thiết và tính khả thi những biện pháp hoàn thiện VHTC tại trƣờng CĐCN& TMHN tại trƣờng CĐCN& TMHN

4.3.1. Mức độ cần thiết

Để đánh giá đƣợc mức độ cần thiết của các biện pháp hoàn thiện VHTC tại nhà trƣờng, tác giả đã đƣa ra bảng hỏi (phụ lục số 5) và thu thập đƣợc kết quả sau:

- Tác giả thu thập số liệu thì đa số Lãnh đạo và CBCNV, GV nhà trƣờng đều đánh giá cao về các biện pháp trên ở mức độ cần thiết hoặc rất cần thiết. Có thể nhận thấy rằng, công tác quản trị VHTC đƣợc đánh giá là việc làm thiết yếu, điều này phản ánh rõ nét ở quan điểm của lãnh đạo nhà trƣờng và toàn CBCNV, GV mong muốn sẽ có những ƣớc tiến mới mạnh mẽ trong công tác hoàn thiện VHTC.

- Để hoàn thiện VHTC trong nhà trƣờng thì bao gồm rất nhiều vấn đề nhƣng trong kết quả khảo sát mà tác giả thu thập đƣợc thì giải pháp về “X dựng phƣơng thức quản trị trong phong cách làm việc hiện đại” và “ Truyền thông nhận thức của CBCNV, GV, SV về VHTC” chiếm tỉ lệ cao nhất. Khối lãnh đạo chiếm 90 % trong việc nhận định giải pháp là rất cần thiết và 10% còn lại có

ý kiến là cần thiết. Bên cạnh đó, ý kiến của khối CBCNV và GV cũng chiếm tỉ lệ khá cao với 90%- 97%.

- Ngoài ra, cũng có số lƣợng lớn CBGV, CNV và nhà Lãnh đạo cho rằng biện pháp “ Tăng cƣờng quản lý nề nếp dạy học và nâng cao chất lƣợng dạy học”. Kết quả cho thấy rằng có đến 90 % nhà lãnh đạo thấy biện pháp này là rất cần thiết, 87% CBCNV, GV đồng tình lớn với biện pháp này.

- Tuy nhiên, một bộ phận CBCNV,GV và nhà lãnh đạo cho rằng biện pháp” Xây dựng và phát triển các thiết chế văn hoá” cũng quan trọng nhƣng chƣa phải là biện pháp để lựa chọn làm ngay vì liên quan đến kinh phí nhà trƣờng và một số vấn đề khác…

4.3.2. Tính khả thi

Kết quả đánh giá của nhà lãnh đạo và CBCNV, GV về tính khả thi của những phƣơng pháp để hoàn thiện VH tại nhà trƣờng cho thấy rằng: giữa ban lãnh đạo và CBCNV, GV có sự đánh giá khác nhau nhƣng đều có một điểm chung là:

- Đa số ban lãnh đạo và CBCNV, GV đều nhận thấy tính khả thi của các phƣơng pháp đƣợc nêu ra. Tỉ lệ ban lãnh đạo chiếm từ 90-95% về các phƣơng pháp quản trị văn hoá. Bên cạnh đó CBCNV, GV chiếm 88- 99% nhận thấy tính khả thi của những phƣơng pháp nhằmhoàn thiện VH tại nhà trƣờng.

- Tuy nhiện, cũng có một bộ phận CBCNV, GV 1,3- 11,62 % và 5-19,48% ban lãnh đạo có những ăn khoăn về tính khả thi của các biện pháp, điều này nói lên sự nghi ngờ của họ khi nhìn lại những kết quả đã đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc trong thời gian qua trong công tác hoàn thiện văn hoá tổ chức của trƣờng CĐCN& TMHN.

Kết luận: Đa số ban lãnh đạo và CBCNV, GV đều tán thành và ủng hộ các phƣơng pháp hoàn thiện văn hoá tổ chức do tác giả đề xuất. Điều này chứng tỏ rằng các phƣơng pháp do tác giả đề xuất có thể chấp nhận đƣợc và có tính khả thi. Và trong tất cả các biện pháp trên thì tác giả có thể nhận thấy rằng, bốn biện pháp mà ban lãnh đạo và CBCNV, GV cho là quan trọng là: “Hoàn thiện chuẩn mực trong ứng xử giao tiếp”, “X dựng phƣơng thức quản trị trong phong cách lãnh đạo hiện đại”, “Tru ền thông nhận thức của CBCNV, GV, SV về VHTC”, “Tăng cƣờng quản lý nề nếp dạy học và nâng cao chất lƣợng daỵ học”.

KẾT LUẬN

- VHTC trong nhà trƣờng là nhiệm vụ quan trọng. Hầu hết các trƣờng ĐH, CĐ nói chung và trƣờng CĐCN& TM HN nói riêng, việc hoàn thiện VHTC chƣa đƣợc coi là nhiệm vụ hàng đầu và chƣa đƣợc nghiên cứu chuyên sau về các biện pháp nhằm hoàn thiện VHTC có đầy đủ cơ sở của khoa học quản lý.

- Công tác hoàn thiện VHTC phải đƣợc nghiên cứu trên cơ sở khoa học của VHTC. Tuy nhiên, thực tế hiện nay công tác hoàn thiện VHTC ở các trƣờng DH là những đặc thù của hoạt động giáo dục, đào tạo bậc cao còn ở hệ CĐ thì mang tính chất của cơ sở giáo dục dạy nghề. Luận văn đã cố gắng khái quát và phân tích các cơ sở lý luận, nội dung cơ bản của việc xác lập các phƣơng pháp quản trị VHTC tại nhà trƣờng.

- Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả trong việc hoàn thiện VHTC, lãnh đạo Trƣờng không những cần khai thác triệt để nhằm làm cơ sở của VHTC mà còn cần đánh giá và phân tích, đánh giá đ ng thực trạng VHTC tại nhà trƣờng. Dựa trên cơ sở đó, xác định các bất cập, những hạn chế. Đồng thời nhận thức nhu cầu, mong muốn, các yếu tố cần phát huy, các hoạt động trong dạy học, quản lý và các hoạt động khác nhằm nhận thức, thái độ và hành vi của VH nhà trƣờng. - Việc hoàn thiện VHTC tại nhà trƣờng không chỉ phụ thuộc vào thái độ tích cực

của các chủ thể trong quá trình tham gia các hoạt động tập thể, mà còn phụ thuộc vào nhận thức và năng lực VHTC tại nhà trƣờng của nhà quản lý, phụ thuộc vào cách thức tổ chức các hoạt động VH. Từ đó, tác giả đề xuất các biện pháp nhằm mang tính chất phù hợp với tình hình thực tế của trƣờng CĐCN&TMHN cho thời gian sắp tới:

+ Xây dựng và phát triển các thiết chế văn hoá (cơ sở vật chất, trang phục, phòng làm việc, phòng học…) .

+ Hoàn thiện chuẩn mực trong ứng xử, giao tiếp .

+ Xây dựng phƣơng thức quản trị trong phong cách làm việc hiện đại . + Truyền thông nhận thức của CBCNV, GV,SV về VHTC .

DANH MỤC THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Đỗ Minh Cƣơng, 2001. Văn hoá kinh doanh và triết lý kinh doanh. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

2. Phạm Văn Đồng, 1996. Văn hoá và đổi mới. Hà Nội: NXB Khoa học và xã hội. 3. Bùi Nguyên Hoà, 2014. Văn hoá lãnh đạo tại Viện khoa học xã hội vùng trung

Bộ. Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng Đại Học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. 4. Lƣu Thị Thu Hƣơng, 2015. Hoàn thiện văn hoá tổ chức của trường phổ thông

trung học Thái Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng Đại Học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

5. Dƣơng Thị Liễu, 2011. Giáo trình Văn hoá kinh doanh. Hà Nội: Đại học kinh tế quốc dân.

6. Nguyễn Viết Lộc, 2011. Văn hoá doanh nhân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Luận án tiến sĩ. Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Phạm Xuân Nam, 1996. Văn hoá và kinh doanh. Hà Nội: NXB Khoa học và xãhội. 8. Phạm Phúc Tuy, 2008. Xây dựng văn hoá tổ chức trong nhà trường. Trƣờng

CĐSSP Bình Dƣơng.

Tiếng Anh

9. Andrew Brown, 1998. Organizational Culture. Second Edition, Pitman Pub- lishing.

10. Barbara Fralinger and Olson, 2007. Organizational Culture at the University level. 11. Cameroon Kim S. & Quiin Robert R, 2006. Diagnosing and Changing Organi-

zational Culiture. San Fansico: Jossey- Bass .

12. Edgar H.Schein, 1992. Văn hoá doanh nghiệp và sự lãnh đạo. Dịch từ tiếng Anh. Ngƣời dịch: Nguyễn Phúc Hoàng, 2012. Hà Nội: DT books và NXB Thời Đại. 13. Kreiner Kicicki, 1998. Organizational Behaviour. Mc Graw- Hill Publishing. 14. Recardo, R. And Jolly, J, 1997. Organizational Culture and Teams, SAM Ad-

15. Thomson, Kevin M,, 2002. The Company Cuture Cookbook. Finacial Times, Prentice Hall, Englewood, London.

16. Terrence E.Deal and Allan A.Kennedy: Organizational Culture (1982)

C. Website:

Phụ lục 1:

BỘ LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ THƢƠNG MẠI HÀ NỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ GIỜ GIẢNG CỦA GIẢNG VIÊN

Họ và tên giảng viên:……….

Tên bài giảng………..

Thời giang giảng:………Phòng ……….

Tên ngƣời đánh giá………

………. A- Hoàn toàn đồng ý.

B- Đồng ý.

C- Không đồng ý.

D- Hoàn toàn không đồng ý E- Phân vân

ST

T Hoạt động giảng dạy A B C D E

1 GV đã sử dụng hiệu quả phƣơng tiện dạy học

2 GV tỏ ra nhạy cảm và quan tâm tới sự tiến bộ của SV

3

GV giới thiệu giáo trình, tài liệu tham khảo, đề cƣơng bài giảng phù hợp, cập nhật và dễ tiếp cận

4

GV tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV đảm bảo tính trung thực, công bằng, phản ánh đ ng năng lực của ngƣời học

5

GV có kiến thức chuyên môn tốt (thực sự có năng lực chuyên môn)

6

GV luôn thể hiện rõ sự nhiệt tình và tinh thần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa tổ chức trong trƣờng cao đẳng công nghệ và thƣơng mại hà nội (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)