Nguyên nhân các mặt hạn chế trong VHTC tại trƣờng Cao đẳng CN& TMHN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa tổ chức trong trƣờng cao đẳng công nghệ và thƣơng mại hà nội (Trang 64 - 66)

Trong quá trình khảo sát và đƣa ra kết quả về thực trạng VHTC tại trƣờng CĐCN& TMHN thì hầu hết CBCNV,GV, SV nhà trƣờng đều có nhận thức đứng đắn về tầm quan trọng của việc phát triển VHTC nhà trƣờng. Vậy thực trạng còn những mặt chƣa thực sự tích cực và theo tôi có nguyên nhân chủ quan, khách quan nhƣ sau:

Nguyên nhân khách quan:

- Nhà trƣờng mới bổ nhiệm Hiệu trƣởng mới nên công việc tiếp nhận và xây dựng một môi trƣờng VHTC chƣa thực sự hiệu quả vì chuyển giao giữa cái mới và cái cũ chƣa thống nhất. Điều này cần một thời gian nhất định.

- Nhân sự trong những năm qua có nhiều biến động nên ảnh hƣởng ít nhiều đến việc hình thành VHTC trong nhà trƣờng.

- Do trƣờng là tổ chức giáo dục tƣ nhân nên không đƣợc tài trợ bởi nguồn ngân sách nhà nƣớc hằng năm chuyển về. Đồng thời, sự cạnh tranh khốc liệt từ các trƣờng dẫn đến tình trạng khó khăn chung của nhà trƣờng. Số lƣợng sinh viên một số ngành nghề giảm sút ảnh hƣởng không nhỏ đến sự ổn định của văn hóa tổ chức.

Nguyên nhân chủ quan:

- Do nhà trƣờng vẫn còn hạn hẹp về nguồn kinh phí nên sự đầu tƣ về trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy, học còn hạn chế nhiều.

- Công tác kiểm tra, đánh giá chƣa hiệu quả, không thƣờng xuyên. Đặc biệt là công tác đánh giá giảng viên , đánh giá rèn luyện sinh viên chƣa thực sự hiệu quả.

- Ý thức gắn bó, nổ lực với tập thể chƣa cao. Đôi khi ỷ lại, không có tính chất xây dựng tập thể của một số cá nhân. Nguyên nhân là sự lẫn lộn giữa tính

chất cá nhân vào công việc, hoặc chƣa thỏa mãn đƣợc mong muốn của một số cá nhân dẫn đến tình trạng đố kị, gây mất đoàn kết .

- Việc thực hiện chức năng quản lý của Ban chủ nhiệm khoa, Ban giám hiệu nhà trƣờng trong công tác xây dựng VHTC chƣa cao, còn mang nặng hình thức nhƣ nhà trƣờng quản lý giảng viên mới 8h/ ngày, không có tiết trên lớp thì phải nghiên cứu khoa học tại khoa, hoặc hƣớng dẫn sinh viên thực tập làm đồ án. Đôi khi mang tính gò bó cho giảng viên dẫn đến việc không hiệu quả.

- Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan, về phía CBQL, chƣa có sự sát sao trong giờ giảng của GV, kỷ luật nhà trƣờng còn lỏng léo, không đủ mạnh và còn biểu hiện của bệnh thành tích. Có ý kiến cho rằng, trƣớc khi lên lớp GV có thể phát hiện những biểu hiện bất thƣờng của sinh viên về tâm lý, sức khoẻ… điều này thể hiện sự quan tâm và gắn bó tình thầy trò. Nhƣng hiện nay, phần lớn GV có ít thời gian và điều kiện quan tâm đến SV vì GV môn học khi lên lớp chỉ tập trung vào chuyên môn giảng của mình. Còn việc khác thì là cho rằng đó là trách nhiệm, nghĩa vụ của giáo viên cố vấn….

Có thể nói, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Do mỗi một tổ chức có đặc điểm riêng, trình độ nhận thức CBCNV, GV khác nhau… nên mỗi nhà lãnh đạo phải chọn cho mình cách điều hành khác nhau. Ngƣời lãnh đạo có vai trò quan trọng trong tổ chức của mình.

CHƢƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HOÁ TỔ CHỨC TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ THƢƠNG MẠI HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa tổ chức trong trƣờng cao đẳng công nghệ và thƣơng mại hà nội (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)