Các biểu hiện văn hoá ngầm định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa tổ chức trong trƣờng cao đẳng công nghệ và thƣơng mại hà nội (Trang 50 - 60)

Qua kết quả khảo sát, phỏng vấn và trải nghiệm của tác giả, văn hoá tổ chức tại CĐCN& TMHN có một số đặc thù sau:

3.2.3.1.Bầu không khí làm việc

Biểu hiện tích cực

- Văn hoá tổ chức giúp chúng ta hiểu rõ đƣợc mối quan hệ giữa các thành viên. Chính điều này tạo nên một môi trƣờng lành mạnh và thoải mái. Khi môi trƣờng làm việc tạo hứng thú cho các thành viên thì các thành viên sẽ làm việc đam mê, nhiệt tình hơn. Tại trƣờng CĐCN& TMHN luôn mong muốn tạo ra một môi trƣờng thân thiện, chủ động trong công việc và giữa các phòng ban, khoa có sự phối hợp nhịp nhàng theo suy nghĩ vì công việc chung của tổ chức nên tinh thần đoàn kết trong tập thể đƣợc đặt lên hàng đầu. Chính điều này, đã làm cho các thành viên có sự gắn kết và cảm thấy gắn bó với nhà trƣờng.

- Bên cạnh đó, sự quan tâm, thấu hiểu của các thành viên trong tổ chức: Nhà trƣờng đã có các biện pháp thể hiện điều này nhƣ: tăng lƣơng, tăng phụ cấp, đề nghị cho nhân viên nâng cao nghiệp vụ….Trong các dịp lễ tết, hiếu hỉ, sinh con, thai sản… đều có tổ chức Công đoàn và Nhà trƣờng quan tâm.

- Môi trƣờng học tập và rèn luyện thể chất dành cho SV luôn đƣợc đánh giá cao Để hiểu rõ nét hơn về vấn đề này, tác giả đã thực hiện khảo sát ý kiến của CBCNV, GV trong trƣờng, kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.2. Bảng đánh giá mức độ hài lòng mối quan hệ giữa CBCNV, GV và SV tại truờng Cao đẳng Công nghệ và Thƣơng mại Hà Nội

STT

Các thành viên

Mức độ

Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng Không rõ Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng %

1 Không khí làm việc 70 45% 80 51% 2 0,12% 3 0,19% 2 Quan hệ giữa CBCNV, GV 75 48% 80 51% 2 0,12% 1 0,06% 3 Quan hệ giữa CBCNV, GV với sinh viên 90 58% 60 38% 0 0 5 0,3%

4 Sinh viên với sinh

viên

80 51% 74 45% 1 0,06% 0 0

( Nguồn tác giả thu thập và phân tích) Nhận xét:

Theo kết quả khảo sát trên đ thì có đến 90 % ngƣời tham gia khảo sát hài lòng về mối quan hệ giữa CBCNV, GV và SV.

Kết quả nghiên cứu này phản ánh cụ thể nhƣ sau:

- Môi trƣờng làm việc có tầm quan trọng thúc đẩy động lực dạy và học. Và qua cuộc khảo sát này thấy đƣợc sự hài lòng về môi trƣờng làm việc tại trƣờng. Một GV khoa Công nghệ thông tin đƣợc phỏng vấn cho rằng:“ Không khí làm việc ở trường ta rất thoải mái, vui vẻ. Môi trường làm việc luôn khuyến khích sự sáng tạo nên không cảm thấy áp lực“

Nhìn chung, sau khi khảo sát về không khí làm việc tác giả thu đƣợc kết quả sau: có 45% rất hài lòng, 51% hài lòng.

- Mối quan hệ giữa CBCNV, GV trong nhà trƣờng: Tác giả đặt câu hỏi và nhận đƣợc các câu trả lời khả quan. GV Đoàn Phƣơng Thuý(khoa Khoa học Cơ bản) cho rằng:”Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp trong trường đều rất tốt. Mọi người luôn trao đổi và giúp đỡ nhau trong chuyện môn. Các phòng Ban luôn giúp đỡ các thầy cô khi cần hỗ trợ“. Một ý kiến khác cho rằng:”Do đặc thù là môi

trường giáo dục, tính nhân văn được đặt lên hàng đầu nên chúng tôi thấy mối quan hệ giữa các đồng nghiệp rất tốt, mọi người chan hoà như anh em trong nhà “.

- Tác giả thu đƣợc kết quả rất khả quan: 48 % rất hài lòng, 51% hài lòng và 0,12% không hài lòng.

- Mối quan hệ giữa CBCNV, GV với SV: tác giả phỏng vấn 1 GV và GV đó ý kiến rằng: “ Nhìn chung, Sinh viên của trường rất tôn trọng GV, có thái độ lễ độ, chịu khó học và tuân thủ theo những quy định mà nhà trường đã ban hành

Kết qủa thu đƣợc có 58% rât hài lòng, 38% hài lòng. Mức độ hài lòng giữa nhân viên, giảng viên và sinh viên đánh giá đƣợc trong quá trình dạy học, tiếp xúc trong công việc thì VH ứng xử giữa thầy và trò có tác động tích cực hoặc tiêu cực trong quá trình sinh viên học tại trƣờng cùng với việc giảng dạy. Sự tƣơng tác qua lại đó làm xây dựng mối quan hệ tốt hoặc tiêu cực giữa thầy cô và sinh viên. Từ đó, hình thành nét VH trong nề nếp, kỷ cƣơng… của nhà trƣờng.

- Mối quan hệ giữa SV với SV: Tác giả đặt câu hỏi và nhận đƣợc câu trả lời của sinh viên Nguyễn Văn Hƣng (Điện tử viễn thông 01 K10) nhƣ sau: “ Ở lớp em thì các bạn rất vui vẻ, đo n kết. Mỗi một lớp lại có những biểu hiện khác nhau như: có lớp hoạt động trầm, có lớp thì các bạn năng động hơn… Nhưng nhìn chung, em thấy các bạn đều vui vẻ, thân thiết nhau “.Bên cạnh đó, tác giả cũng đặt câu hỏi cho một số sinh viên các ngành khác: ”em có nhận xét gì về mối quan hệ tập thể lớp và cá nhân các bạn trong lớp ?”. Sinh viên Đặng Thu Hà (Dƣợc 04 K9) nói: “Các bạn trong lớp phần lớn là đo n kết, vui vẻ, tham gia tích cực các hoạt động của Đo n trường phát động. Em mong muốn các bạn sẽ có nhiều kỉ niệm thời sinh viên khi ra trường”.Hầu hết các ý kiến khác đều hài lòng hoặc rất hài lòng với mối quan hệ giữa SV với SV trong tập thể lớp.

Kết quả tổng hợp đƣợc51% rất hài lòng, 45% hài lòng. Với kết quả này, tác giả thấy đƣợc thực tế sinh viên hiện nay. Sinh viên là tầng lớp xã hội đặc thù, đang trong quá trình định hình nhân cách, đạo đức và lối sống. Đồng thời là những ngừơi trẻ đầy sức sống, hoài bão, đƣợc đào tạo một cách cơ bản, đ ng chuyên ngành… Vậy VH sinh viên là những định hƣớng , quy chuẩn về hành động cũng nhƣ tinh thần sinh viên một cách đ ng đắn ngay khi ngồi trên ghế nhà trƣờng.

Biểu hiện tiêu cực

Bên cạnh mặt tích cực thì có những hạn chế đƣợc thể hiện rõ khi phỏng vấn CBCNV, GV, SV.

- Về không khí làm việc: Tác giả phỏng vấn có 2 CBCNVý kiến nhƣ sau:“ Ở trường khối hành chính không khí làm việc không được thoải mái như khối giảng viên đi dạy. Sếp luôn tạo áp lực làm cho nhân viên khối hành chính mệt mỏi và chán nản“. Kết quả này chiếm 0,12% không hài lòng và 0,19% không rõ( lí do vì số lƣợng này là mới làm việc tại trƣờng nên chƣa đủ thời gian để cảm nhận và đánh giá).

- Mối quan hệ giữa CBCNV, GV trong nhà trƣờng: 0,12% không hài lòng, 0,06% chƣa rõ lí do. Số phần trăm không rõ lý do nhà trƣờng cần tìm hiểu về số này, tuy số lƣợng phần trăm nhỏ nhƣng đó có thể là biểu hiện của những điều chƣa tốt còn tồn đọng. Nhiều bài học cho thấy hiện những trƣờng mà CBCNV, GV không đoàn kết dẫn đến thiếu mẫu mực, nề nếp đơn vị bị ảnh hƣởng.

- Mối quan hệ giữa CBCNV, GV với SV: tác giả phỏng vấn vẫn có một số ý kiến trái chiều về vấn đề này, GV nhận xét rằng:” Sinh viên vẫn còn thụ động trong học tập, chưa chịu tự giác tìm đọc tài liệu nghiên cứu bài học. Một số SV không tập trung khi học. Trong giờ giảng vẫn nói chuyện, làm việc riêng…”

Kết qủa thu đƣợc có 0,3% không rõ lý do. Mức độ hài lòng giữa nhân viên, giảng viên và sinh viên đánh giá đƣợc trong quá trình dạy học, tiếp xúc trong công việc thì VH ứng xử giữa thầy và trò có tác động tích cực hoặc tiêu cực trong quá trình sinh viên học tại trƣờng cùng với việc giảng dạy. Sự tƣơng tác qua lại đó làm xây dựng mối quan hệ tốt hoặc tiêu cực giữa thầy cô và sinh viên. Từ đó, hình thành nét VH trong nề nếp, kỷ cƣơng… của nhà trƣờng.

- Mối quan hệ giữa SV với SV: Tác giả đặt câu hỏi phỏng vấn và có 1 trƣờng hợp sinh viên không hài lòng về mối quan hệ với các bạn trong tập thể:” Em thấy các bạn không theo phong trào tập thể mà chơi theo nhóm nhỏ lẻ, hoặc một số các bạn không chơi với ai “. Kết quả tổng hợp chỉ có 0,06% chƣa hài lòng.

3.2.3.2. Phong cách làm việc

Trong quá trình phát triển, trƣờng Cao đẳng CN& TMHN đã thực hiện tƣơng đối tốt về phong cách ứng xử, tính đoàn kết, cởi mở…Cán bộ, CNV, GV thể hiện phẩm chất, năng lực, giá trị theo đ ng yêu cầu về chất lƣợng đội ngũ nhà trƣờng. Lề lối, phong cách làm việc là mỗi bộ phận phòng, Ban, Khoa là hình thức phảm ánh thái độ, hành vi, thƣớc đo chiều sâu tƣ tƣởng, nội dung của đạo đức công cụ…

Cụ thể: CBCNV đi làm đ ng giờ, chất lƣợng công việc tốt, cởi mở hoà nhã… Sinh viên hạn chế tình trạng đi học muộn, chốn học…

Thầy cô giáo lên lớp đ ng giờ, doạn bài đầy đủ, thái độ GV ân cần, tận tình giúp đỡ sinh viên nên chất lƣợng giáo dục đƣợc tăng cao.

Do trƣờng mới thành lập và đang đi vào phát triển nên đội ngũ cán bộ phần lớn còn trẻ về tuổi đời lẫn tuổi nghề. Đƣợc sự quan tâm của BGH, các cấp lãnh đạo, sự yêu nghề đế nay đội ngũ CBCNV, GV đã trƣởng thành lên rất nhiều.

Biểu hiện tiêu cực

Tuy nhiên vẫn còn những tồn đọng qua loa, đại khái, làm việc thiếu sự sắp đặt thành kế hoạch khoa học, it coi trọng việc kiểm tra, kiểm soát. Bên cạnh đó, làm việc theo đặt tình cảm, thân quen lên làm ảnh hƣởng đến kết quả của công việc chung. Việc xây dựng lề lối, phong cách làm việc đòi hỏi tính ý thức tự giác, tinh thần tự tôn của mỗi CBCNV, GV trong trƣờng.

3.2.3.3 Văn hoá trong công tác giảng dạy

Căn cứ vào quyết định số 217/QĐ- CTHN-TC thành lập tổ Khảo thí và đảm bảo chất lƣợng đào tạo trực thuộc Phòng Đào tạo Trƣờng Cao đẳng Công nghệ và Thƣơng mại Hà Nội. Căn cứ vào tình hình của thực tế của Trƣờng, giao phòng Đào tạo xây dựng Quy định về tổ chức và hoạt động của tổ nhằm thực hiện đánh giá chất lƣợng đào tạo trong trƣờng. Hoạt động chất lƣợng và kiểm định chất lƣợng giáo dục đƣợc thể hiện qua:

* Đánh giá chất lượng giảng dạy Giảng viên

Biểu hiện tich cực

Để không ngừng nâng cao chất lƣợng giảng dạy, phục vụ lợi ích của Sinh viên, trƣờng CĐCN& TMHN đã có những đánh giá hoạt động giảng dạy. Thông

qua các hoạt động đó Nhà trƣờng đánh giá chất lƣợng giảng dạy góp phần xây dựng đội ngũ GV có phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp và nâng cao trình đo chuyên môn nghiệp vụ, phƣơng pháp giảng dạy tiên tiến, hiện đại. Đồng thời nêu cao tinh thần trách nhiệm của GV thực hiện mục tiêu đào tạo, góp phần thực hiện công tác kiểm định chất lƣợng dạy. Việc đánh giá khách quan, nhà trƣờng thu thập thông tin từ các nguồn:

- Ban lãnh đạo đánh giá giảng viên: thƣờng sẽ theo hình thức dự giờ các thầy cô và đánh giá chất lƣợng trên tiết giảng.

- Giảng viên tự đánh giá giảng viên qua giờ giảng. Sau đó GV nộp phiếu về văn phòng Khoa ( Phụ lục 1)

Sau đ là bảng tiêu chí đánh giá công tác giảng dạy của giảng viên( Phụ lục

2). Thông qua bảng đánh giá này, nhằm đánh giá chất lƣợng giảng dạy của giảng viên. Giúp lãnh đạo nhà trƣờng và các Khoa/ Bộ môn nắm đƣợc nhận xét đánh giá giảng viên. Góp phần nâng cao tinh trách nhiệm của GV trong việc thực hiện tiêu chí đào tạo của nhà trƣờng .

- Ngoài ra GV khi lên lớp để quản lý SV và thể hiện bài giảng của mình vào Sổ lên lớp, bản điểm danh,đề thi, chấm thi đều theo mẫu mới nhất ban hành về quy chế đào tạo của Bộ Lao động và Thƣơng binh Xã Hội. ( phụ lục 3)

- Theo thông tƣ số 07/2017/TT-BLĐTBXH quy định về giờ chuẩn, thời gian giảng dạy, định mức giờ giảng, quy mô lớp học thì nhà trƣờng áp dụng với thực tế nhà trƣờng nhƣ sau:

+ Một giờ dạy lý thuyết là 45 phút đƣợc tính bằng 1 giờ chuẩn + Giờ dạy tích hợp là 60 phút đƣợc tính bằng 1 giờ chuẩn + Một giờ dạy thực hành là 60 phút đƣợc tính bằng 1 giờ chuẩn

+ Quy mô lớp học không quá 80 sinh viên ( nếu lớp trên 80 sinh viên giờ giảng GV sẽ đƣợc thanh toán khác).

+ Quy định 1 năm đối với GV có trình độ cử nhân là 288 tiết/ năm, GV trình độ Thạc sĩ là 300 tiết / năm, GV có trình độ Tiến sĩ, PSG là 320 tiết/ năm. Nghiên cứu khoa học 155 tiết/ năm. Nếu không nghiên cứu khoa học thì quy đổi ra tiết giảng.

+ Thù lao chi trả cho GV nhƣ sau: Đối với GV có trình độ cử nhân: 65.000đ/ tiết, Thạc sĩ: 70.000 đ/ tiết, Tiến sĩ 90.000 đ/ tiết, PGS, GS: 110.000 đ/ tiết ( đã tính thuế 10%).

- Giáo viên vào lớp- ra lớp đ ng quy định, đ ng lịch và đ ng vị trí lên lớp dƣới sự phân công của giáo vụ Khoa và phòng Đào tạo theo hiệu lệnh hệ thống chuông các giảng đƣờng:

Bảng 3.3. Giờ giấc quy định dạy và học

Giờ học Buổi sáng Buổi chiều Ghi chú

Tiết 1 7h00- 7h45 13h00- 13h45 Sau 2 giờ học nghỉ giải lao 10 phút Tiết 2 7h45- 8h30 13h45- 14-30 Tiết 3 8h40- 9h25 14h40-15h25 Tiết 4 9h25- 10h10 15h25- 16h10 Tiết 5 10h15- 11h00 16h15- 17h00

( Nguồn văn bản quy định của phòng Đ o tạo năm 2018)

Nhìn chung, công tác giảng dạy của GV đều chấp hành đ ng các quy định của nhà trƣờng đề ra. Thực hiện tốt nhiệm vụ công tác do Trƣởng khoa và Nhà trƣờng phân công.

Biểu hiện tiêu cực

Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng đối phó và chƣa có quy định xử phạt nghiêm túc các trƣờng hợp vào lớp không đ ng giờ giấc. Nếu có xử phạt chỉ là hình thức nhắc nhở. Một số GV không chuẩn bị bài khi đi giảng, đi muộn, bỏ tiết không báo trƣớc Khoa hoặc giáo vụ, ra chơi với thời gian dài, về sớm….

Trong giờ giảng các GV vẫn chƣa kiểm soát hết đƣợc SV. Tình trạng SV làm việc riêng trong giờ, nghe nhạc, nói chuyện, điểm danh hộ, học hộ… vẫn diễn ra.

* Đánh giá chất lượng quản lý của giảo viên cố vấn

Trƣờng Cao đẳng Công nghệ và Thƣơng mại Hà Nội thành lập Hội đồng GVCV để tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động cố vấn học tập. Theo tiêu chuẩn của GVCV đƣợc lựa chon từ các giảng viên hoặc chuyên viên từ các Khoa, phòng chức năng đáp ứng tiêu chuẩn: Đã tốt nghiệp đại học, có kinh nghiệm giảng dạy hoặc hoạt động quản lý đào tạo về giáo dục, không bị kỉ luật, và đã hoàn thành khoá tập huấn về quy định liên quan đến đào tạo sinh viên, chế độ chính sách đối với sinh viên.

- Nhiệm vụ của GVCV đó là tiếp nhận truyền đạt, thông báo kịp thời chính xác các thông tin nhà Trƣờng đến sinh viên và ngƣợc lại. Khơi gợi tình yêu, gắn bó sinh viên với Trƣờng. Tƣ vấn, định hƣớng sinh viên đ ng yêu cầu và mục tiêu của Khoa, của nhà trƣờng.

- Bộ công cụ để GVCV có thể hoàn thành nhiệm vụ đó là: + Chƣơng trình đào tạo

+ Quy chế đào tạo

+ Văn bản học bồng, học phí, đánh giá điểm rèn luyện + Danh sách lớp học ổn định

+ Thông tin cá nhân của Sinh viên

Sau mỗi học kỳ thì GVCV sẽ tham gia đánh giá 2 nội dung: - Đánh giá chính bản thân GVCV

- Đánh giá điểm rèn luyện của SV mà GVCV phụ trách

Đánh giá chính bản thân GVCV:

Các GVCV sẽ đƣợc gửi một phiếu đánh giá vào email của mình. Phiếu này đƣợc tác giả trích ở phụ lục 2. Điểm GVCV đánh giá theo thang điểm nhƣ sau:

- Từ 90 – 100 điểm: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

- Từ 80 đến 89 điểm: Hoàn thành tốt nhiệm vụ

- Từ 70 đến 79 điểm: Hoàn thành nhiệm vụ

- Từ 60 đến 69 điểm: Chƣa hoàn thành nhiệm vụ

- Dƣới 60 điểm: Không hoàn thành nhiệm vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa tổ chức trong trƣờng cao đẳng công nghệ và thƣơng mại hà nội (Trang 50 - 60)