Các biểu hiện văn hoá hữu hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa tổ chức trong trƣờng cao đẳng công nghệ và thƣơng mại hà nội (Trang 44)

3.2.1.1. Kiến trúc, cơ sở vật chất

Trong suốt quá trình từ ngày thành lập đến này nhà trƣờng CĐCNTM& TMHN luôn phát triển không ngừng, chú trọng đến việc đầu tƣ, nâng cao chất lƣợng cơ sở hạ tầng nhằm tuyển sinh tốt, tạo không khí học tập cho SV. Đồng thời, là nơi đón tiếp các đoàn khách, đối tác… Hiện nay, nhà trƣờng có trụ sở tại 252 đƣờng Hạ Hội, Đan Phƣợng, Hà Nội bao gồm 4 toà nhà trên khuôn viên rộng 5 ha. Nhìn chung, về thiết kế tổng thể hài hoà:

* Khu phòng học lý thuyết: gồm 50 phòng học lý thuyết đƣợc trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho việc giảng và học của GV, SV. Trong đó có 10 phòng học có sức chứ 200 ngƣời/ phòng. Các phòng học lớn đƣợc lắp điều hoà đầy đủ, tuy nhiên các phòng học nhỏ vẫn chƣa đƣợc lắp điều hoà.

Hình 3.2. Sinh viên Y- Dƣợc thực hành

( Nguồn thư viện ảnh nhà trường)

Hình 3.3. Khu đào tạo sinh viên bằng tiếng Nhật

( Nguồn thư viện ảnh nhà trường)

* Khu phòng thực hành: có 15 phòng thực hành giúp sinh viên các khoa Y- Dƣợc, Điện - Điện tử viễn thông, Công nghệ thông tin thực hành đƣợc hiệu quả nhất. Các phòng thực hành đều đƣợc trang bị điều hoà và dụng cụ thực hành đầy đủ nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học.

* Phòng Thư viện: Gồm toàn bộ tầng 3 của khu nhà D , kho sách chứa hơn 40.000 đầu sách , 1 phòng internet với 50 máy kết nối mạng Internet phục vụ cho SV, CBCNV, GV.

* Cangtin nhà trường: gồm 2 cangtin lớn, đáp ứng đầy đủ sinh hoạt ăn uống, vui chơi của SV.

* Khu ký túc xá: gồm 5 tầng với tổng 150 phòng có đầy đủ công trình phụ khép tín, sinh hoạt và học tập cho hơn 1200 sinh viên nội trú.

* Cơ sở hạ tầng mạng: Các khu nhà đều đƣợc trang bị wifi miễn phí. Các phòng ban, khoa sử dụng mạng nội bộ riêng. Điều này giúp cho việc tra cứu tài liệu và giải trí của SV dễ dàng. Công việc giữa các phòng, khoa , ban đƣợc thuận lợi.

Có thể thấy rằng, suốt thời gian qua nhà trƣờng dù gặp vô vàn khó khăn nhƣng dƣới sự quan tâm của Ban Giám Hiệu và sự cố gắng chung sức phát triển nhà trƣờng cùng với đội ngũ CBCNV, GV nhà trƣờng đã xây dựng đƣợc cơ sở vật chất khang trang,

3.2.1.2 Nghi lễ

Trong số những yếu tố tạo nên văn hoá tổ chức đó là nghi lễ. Trƣờng Cao đẳng CNTM&TMHN có những nghi lễ mang tính văn hoá của một tổ chức giáo dục. Có một số ngày kỉ niệm của nhà trƣờng nhƣ:

- Ngày thành lập trƣờng (13/11/2007) đƣợc tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh các cá nhân, tập thể có đóng góp lớn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà trƣờng.

- Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11) nhằm tôn vinh các thầy cô giáo đã dìa dắt các thế hệ học trò trƣởng thành.

- Hội diễn văn nghệ chào mừng Tân sinh viên diễn ra vào tháng 9 hàng năm. - Giải bóng đá nam, nữ sinh viên các khoá giao lƣu , rèn luyện thể thao, nâng cao ý thức rèn luyện bản thân, tạo không khí hăng say đoàn kết hơn trong tập thể.

- Ngoài ra, nhà trƣờng còn tổ chức rất nhiều hoạt động khác nhau: tổ chức thăm gia đình chính sách, gia đình có công với nƣớc, dâng hƣơng tƣởng niệm tại nghĩa trang liệt sỹ, ủng hộ đồng bào lũ lụt…..

- Dƣới đ là một số hình ảnh về hoạt động của nhà trƣờng:

Hình 3.4. Buổi lễ khai giảng của nhà trƣờng

( Nguồn thư viện ảnh nhà trường)

Hình 3.5. Buổi giao lƣu văn nghệ của Tân sinh viên

( Nguồn thư viện ảnh nhà trường )

3.2.1.3 Biểu tượng

- Logo: Về mặt ý nghĩa, logo thể hiện đƣợc sự thống nhất trong tổng thể, sự

trƣờng tồn vĩnh cửu của thịnh vƣợng, đoàn kết của nhà trƣờng. Bên cạnh đó chữ “Công” lồng vào chữ “Thƣơng” mang ý nghĩa gắn bó khăng khiết về giáo dục mấu chốt của nhà trƣờng.

Hình 3.6. Logo của nhà trƣờng

( Nguồn website:http://htt.edu.vn/logo_standard/)

- Slogan: “ Nói không với thất nghiệp” nhƣ một lời cam kết với sinh viên.

Thể hiện đƣợc giá trị cốt lõi và hƣớng đi của nhà trƣờng luôn luôn. Đồng thời khẳng định đƣợc giá trị thƣơng hiệu.

- Ấn phẩm điển hình:

Trang tin điện tử htttp://htt.edu.vn luôn cập nhật các tin tực giới thiệu về nhà trƣờng và các trang tin về hoạt động của sinh viên hay giảng viên…..

- Trang phục, đồng phục:

Trang phục: trong năm 2016 nhà trƣờng đã đƣa trang phục và thẻ cho toàn bộ CBCNV, giảng viên nhà trƣờng là: Nam: quần tây đen, áo sơ mi xanh. Nữ: quần tây đen hoặc váy đen, áo sơ mi xanh. Thể hiện tính chuyên nghiệp trong nhà trƣờng. Khi làm việc trong phòng thí nghiệm- thực hành nhƣ CBCNV, GV, SV tại các khoa Y- Dƣợc, khoa Điện- Điện tử viễn thông đều có trang phục riêng khi thực hành hoặc thí nghiệm tại Phòng thực hành.

Hình 3.7. Trang phục cho toàn bộ CBCNV, GV của nhà trƣờng

(Nguồn thư viện ảnh nhà trường) 3.2.1.4 Ngôn ngữ và hành vi trong ứng xử

3.2.2. Các giá trị văn hoá được tuyên bố

3.2.2.1. Tầm nhìn- Sứ mệnh- Giá trị cốt lõi của nhà trường

- Sứ mệnh: Cung cấp hoạt động đào tạo đa cấp, đa ngành, đa loại hình và

liên thông giữa các ngành các hệ đào tạo…Cung ứng nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cao đáp ứng ngay yêu cầu của thị trƣờng lao động và ngoàinƣớc.

- Tầm nhìn định hướng chiến lược phát triển của nhà trường: Nhà trƣờng

xác định tầm nhìn trở thành trƣờng Đại học hàng đầu Việt Nam về chất lƣợng đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trƣờng và nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng thực tiễn cao bằng cách khơi dậy và khuyến khích sự sáng tạo trên cơ sở tôn trọng và đề cao ý kiến cá nhân, phối hợp và chia sẻ thông tin trong các bộ phận.

- Giá trị cốt lõi:Nhà trƣờng hiện nay đã trở thành một cơ sở đàotạo mở và linh hoạt, định hƣớng thị trƣờng hƣớng tới ngƣời học và các bên quan tâm. Đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

Áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, giảng dạy và học tập. Đồng thời liên tục cải tiến chất lƣợng giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của xã hội.

3.2.2.2. Ngôn ngữ và hành vi trongứng xử

Nhà trƣờng đã đƣa ra những quy định về hành vi ứng xử chung nhƣ sau: - Đối với cán bộ quản lý:

+ Luôn là tấm gƣơng để CBCNV, GV noi theo.Tạo điều kiện cho CBCNV, GV học tập, phát huy sáng tạo.

+ Tôn trọng, bảo vệ quyền và nghĩa vụ của CBCNV, GV. - Đối với đồng nghiệp, đối tác:

+ Giữa các phòng ban, khoa hỗ trợ trên tinh thần làm việc nhịp nhàng, trơn tru, luôn có ý thức phê bình và tự phê bình trong những cuộc bình xét hàng năm.

+ Các CBCNV,GV khi gặp nhau phải chào hỏi, xử xự đ ng mực. Vì hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo nên lời ăn tiếng nói đƣợc đánh giá rất cao. Thể hiện đƣợc mỗi một cán bộ khi công tác tại trƣờng là tấm gƣơng tốt về giao tiếp ứng xử để sinh viên học tập.

+ Đối với các đối tác làm việc tại trƣờng hoặc các đoàn kiểm tra, kí kết thì trong giao tiếp yêu cầu nhiệt tình, chu đáo, nhã nhặn vẫn thể hiện đƣợc phép lịch sự để tôn trọng các cá nhân trong đoàn khi đến làm việc tại trƣờng. Bên cạnh đó,” văn hóa bắt ta ” cũng là nét văn hoá giao tiếp với đối tác.

+ Giao tiếp thầy cô giáo, cán bộ nhà trƣờng với sinh viên phải luôn đ ng mực, có sự tôn trọng và sẵn sàng giúp đỡ các bạn sinh viên. Luôn là những ngƣời thầy, ngƣời cô, ngƣời cán bộ dìu dắt sinh viên, giải đáp các thắc mắc, nguyện vọng của sinh viên.

+ Khi tiếp xúc với gia đình sinh viên: CBCNV, GV có thái độ nhã nhặn, luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu đƣợc nguyện vọng của họ khi gửi gắm con em theo học tại nhà trƣờng. Đồng thời giải quyết những thắc mắc, hƣớng dẫn cụ thể chi tiết khi liên quan đến công việc phụ huynh cần sự giúp đỡ. Hiện nay ở trƣờng công tác Giáo viên cố vấn luôn có nhiệm vụ thông báo cho gia đình về kết quả học tập, tinh thần học tập giao lƣu của sinh viên qua mỗi kì học. Đ cũng là cách quản lý sinh viên, giúp cho khoảng cách giữa phụ huynh và nhà trƣờng đƣợc rút ngắn lại.

3.2.3. Các biểu hiện văn hoá ngầm định

Qua kết quả khảo sát, phỏng vấn và trải nghiệm của tác giả, văn hoá tổ chức tại CĐCN& TMHN có một số đặc thù sau:

3.2.3.1.Bầu không khí làm việc

Biểu hiện tích cực

- Văn hoá tổ chức giúp chúng ta hiểu rõ đƣợc mối quan hệ giữa các thành viên. Chính điều này tạo nên một môi trƣờng lành mạnh và thoải mái. Khi môi trƣờng làm việc tạo hứng thú cho các thành viên thì các thành viên sẽ làm việc đam mê, nhiệt tình hơn. Tại trƣờng CĐCN& TMHN luôn mong muốn tạo ra một môi trƣờng thân thiện, chủ động trong công việc và giữa các phòng ban, khoa có sự phối hợp nhịp nhàng theo suy nghĩ vì công việc chung của tổ chức nên tinh thần đoàn kết trong tập thể đƣợc đặt lên hàng đầu. Chính điều này, đã làm cho các thành viên có sự gắn kết và cảm thấy gắn bó với nhà trƣờng.

- Bên cạnh đó, sự quan tâm, thấu hiểu của các thành viên trong tổ chức: Nhà trƣờng đã có các biện pháp thể hiện điều này nhƣ: tăng lƣơng, tăng phụ cấp, đề nghị cho nhân viên nâng cao nghiệp vụ….Trong các dịp lễ tết, hiếu hỉ, sinh con, thai sản… đều có tổ chức Công đoàn và Nhà trƣờng quan tâm.

- Môi trƣờng học tập và rèn luyện thể chất dành cho SV luôn đƣợc đánh giá cao Để hiểu rõ nét hơn về vấn đề này, tác giả đã thực hiện khảo sát ý kiến của CBCNV, GV trong trƣờng, kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.2. Bảng đánh giá mức độ hài lòng mối quan hệ giữa CBCNV, GV và SV tại truờng Cao đẳng Công nghệ và Thƣơng mại Hà Nội

STT

Các thành viên

Mức độ

Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng Không rõ Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng %

1 Không khí làm việc 70 45% 80 51% 2 0,12% 3 0,19% 2 Quan hệ giữa CBCNV, GV 75 48% 80 51% 2 0,12% 1 0,06% 3 Quan hệ giữa CBCNV, GV với sinh viên 90 58% 60 38% 0 0 5 0,3%

4 Sinh viên với sinh

viên

80 51% 74 45% 1 0,06% 0 0

( Nguồn tác giả thu thập và phân tích) Nhận xét:

Theo kết quả khảo sát trên đ thì có đến 90 % ngƣời tham gia khảo sát hài lòng về mối quan hệ giữa CBCNV, GV và SV.

Kết quả nghiên cứu này phản ánh cụ thể nhƣ sau:

- Môi trƣờng làm việc có tầm quan trọng thúc đẩy động lực dạy và học. Và qua cuộc khảo sát này thấy đƣợc sự hài lòng về môi trƣờng làm việc tại trƣờng. Một GV khoa Công nghệ thông tin đƣợc phỏng vấn cho rằng:“ Không khí làm việc ở trường ta rất thoải mái, vui vẻ. Môi trường làm việc luôn khuyến khích sự sáng tạo nên không cảm thấy áp lực“

Nhìn chung, sau khi khảo sát về không khí làm việc tác giả thu đƣợc kết quả sau: có 45% rất hài lòng, 51% hài lòng.

- Mối quan hệ giữa CBCNV, GV trong nhà trƣờng: Tác giả đặt câu hỏi và nhận đƣợc các câu trả lời khả quan. GV Đoàn Phƣơng Thuý(khoa Khoa học Cơ bản) cho rằng:”Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp trong trường đều rất tốt. Mọi người luôn trao đổi và giúp đỡ nhau trong chuyện môn. Các phòng Ban luôn giúp đỡ các thầy cô khi cần hỗ trợ“. Một ý kiến khác cho rằng:”Do đặc thù là môi

trường giáo dục, tính nhân văn được đặt lên hàng đầu nên chúng tôi thấy mối quan hệ giữa các đồng nghiệp rất tốt, mọi người chan hoà như anh em trong nhà “.

- Tác giả thu đƣợc kết quả rất khả quan: 48 % rất hài lòng, 51% hài lòng và 0,12% không hài lòng.

- Mối quan hệ giữa CBCNV, GV với SV: tác giả phỏng vấn 1 GV và GV đó ý kiến rằng: “ Nhìn chung, Sinh viên của trường rất tôn trọng GV, có thái độ lễ độ, chịu khó học và tuân thủ theo những quy định mà nhà trường đã ban hành

Kết qủa thu đƣợc có 58% rât hài lòng, 38% hài lòng. Mức độ hài lòng giữa nhân viên, giảng viên và sinh viên đánh giá đƣợc trong quá trình dạy học, tiếp xúc trong công việc thì VH ứng xử giữa thầy và trò có tác động tích cực hoặc tiêu cực trong quá trình sinh viên học tại trƣờng cùng với việc giảng dạy. Sự tƣơng tác qua lại đó làm xây dựng mối quan hệ tốt hoặc tiêu cực giữa thầy cô và sinh viên. Từ đó, hình thành nét VH trong nề nếp, kỷ cƣơng… của nhà trƣờng.

- Mối quan hệ giữa SV với SV: Tác giả đặt câu hỏi và nhận đƣợc câu trả lời của sinh viên Nguyễn Văn Hƣng (Điện tử viễn thông 01 K10) nhƣ sau: “ Ở lớp em thì các bạn rất vui vẻ, đo n kết. Mỗi một lớp lại có những biểu hiện khác nhau như: có lớp hoạt động trầm, có lớp thì các bạn năng động hơn… Nhưng nhìn chung, em thấy các bạn đều vui vẻ, thân thiết nhau “.Bên cạnh đó, tác giả cũng đặt câu hỏi cho một số sinh viên các ngành khác: ”em có nhận xét gì về mối quan hệ tập thể lớp và cá nhân các bạn trong lớp ?”. Sinh viên Đặng Thu Hà (Dƣợc 04 K9) nói: “Các bạn trong lớp phần lớn là đo n kết, vui vẻ, tham gia tích cực các hoạt động của Đo n trường phát động. Em mong muốn các bạn sẽ có nhiều kỉ niệm thời sinh viên khi ra trường”.Hầu hết các ý kiến khác đều hài lòng hoặc rất hài lòng với mối quan hệ giữa SV với SV trong tập thể lớp.

Kết quả tổng hợp đƣợc51% rất hài lòng, 45% hài lòng. Với kết quả này, tác giả thấy đƣợc thực tế sinh viên hiện nay. Sinh viên là tầng lớp xã hội đặc thù, đang trong quá trình định hình nhân cách, đạo đức và lối sống. Đồng thời là những ngừơi trẻ đầy sức sống, hoài bão, đƣợc đào tạo một cách cơ bản, đ ng chuyên ngành… Vậy VH sinh viên là những định hƣớng , quy chuẩn về hành động cũng nhƣ tinh thần sinh viên một cách đ ng đắn ngay khi ngồi trên ghế nhà trƣờng.

Biểu hiện tiêu cực

Bên cạnh mặt tích cực thì có những hạn chế đƣợc thể hiện rõ khi phỏng vấn CBCNV, GV, SV.

- Về không khí làm việc: Tác giả phỏng vấn có 2 CBCNVý kiến nhƣ sau:“ Ở trường khối hành chính không khí làm việc không được thoải mái như khối giảng viên đi dạy. Sếp luôn tạo áp lực làm cho nhân viên khối hành chính mệt mỏi và chán nản“. Kết quả này chiếm 0,12% không hài lòng và 0,19% không rõ( lí do vì số lƣợng này là mới làm việc tại trƣờng nên chƣa đủ thời gian để cảm nhận và đánh giá).

- Mối quan hệ giữa CBCNV, GV trong nhà trƣờng: 0,12% không hài lòng, 0,06% chƣa rõ lí do. Số phần trăm không rõ lý do nhà trƣờng cần tìm hiểu về số này, tuy số lƣợng phần trăm nhỏ nhƣng đó có thể là biểu hiện của những điều chƣa tốt còn tồn đọng. Nhiều bài học cho thấy hiện những trƣờng mà CBCNV, GV không đoàn kết dẫn đến thiếu mẫu mực, nề nếp đơn vị bị ảnh hƣởng.

- Mối quan hệ giữa CBCNV, GV với SV: tác giả phỏng vấn vẫn có một số ý kiến trái chiều về vấn đề này, GV nhận xét rằng:” Sinh viên vẫn còn thụ động trong học tập, chưa chịu tự giác tìm đọc tài liệu nghiên cứu bài học. Một số SV không tập trung khi học. Trong giờ giảng vẫn nói chuyện, làm việc riêng…”

Kết qủa thu đƣợc có 0,3% không rõ lý do. Mức độ hài lòng giữa nhân viên, giảng viên và sinh viên đánh giá đƣợc trong quá trình dạy học, tiếp xúc trong công việc thì VH ứng xử giữa thầy và trò có tác động tích cực hoặc tiêu cực trong quá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa tổ chức trong trƣờng cao đẳng công nghệ và thƣơng mại hà nội (Trang 44)