Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong huy động vốn từ ngân hàng hợp tác chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 38 - 41)

5. Kết cấu luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Kinh nghiệm vận dụng chính sách của NHNN trong huy động vốn của NHTM

1.2.1.1. Kinh nghiệm huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ

Công tác huy động vốn là một trong những nội dung trọng tâm kinh doanh trong những năm gần đây của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Vietcombank) chi nhánh Phú Thọ. Ngoài việc cải tiến quy trình, rút gọn thủ tục trong việc nhận tiền gửi, nâng cao thái độ phục vụ khách hàng tiền gửi dân cư, tìm mọi biện pháp để tăng trưởng nguồn vốn đảm bảo thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu, kế hoạch đã giao. Nhằm mục đích tiếp tục tăng trưởng số dư tiền gửi các tổ chức và dân cư, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ nhằm tăng thu phí, giải pháp tăng trưởng huy động vốn và các sản phẩm, dịch vụ... là cần thiết, tạo điều kiện để Vietcombank chi nhánh Phú Thọ quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của mình đến với khách hàng. Đồng thời, tạo động lực để nâng cao tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, chủ chốt của Vietcombank chi nhánh Phú Thọ, mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh, góp phần tăng uy tín và lợi thế cạnh tranh của hệ thống với các chi nhánh ngân hàng khác. Để góp phần tăng trưởng nguồn vốn một cách ổn định, hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu kinh doanh Vietcombank chi nhánh Phú Thọ đã thực hiện một số giải pháp sau:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách khách hàng.

- Xem xét phân loại khách hàng để có những chính sách đặc biệt đối với những khách hàng có nguồn tiền gửi lớn.

- Tìm hiểu nguyên nhân của khách hàng ngừng giao dịch, rút tiền gửi chuyển sang ngân hàng khác để có biện pháp thích hợp nhằm khôi phục lại và duy trì quan hệ tốt với khách hàng.

- Cử cán bộ nghiệp vụ giỏi, đạo đức tốt có khả năng giao tiếp tốt để giao dịch, chăm sóc khách hàng có số dư tiền gửi lớn, sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng. Thành lập tổ chuyên trách giúp lãnh đạo đáp ứng các yêu cầu chăm sóc, tiếp thị phục vụ nhóm khách hàng.

- Triển khai các sản phẩm dịch vụ, cung cấp sản phẩm trọn gói cho khách hàng. - Có kế hoạch phát triển, quy hoạch, đào tạo cán bộ chuyên sâu, chuyên nghiệp về kỹ năng nghiệp vụ, đáp ứng điều kiện hiện đại, hội nhập, tác phong giao dịch, nghiêm túc, văn minh, hiện đại, hướng dẫn chu đáo khách hàng.

- Khảo sát, đánh giá tiềm năng nguồn vốn ở từng thị trường, từng nhóm khách hàng.

- Gắn kết các dịch vụ với các nghiệp vụ khác như mở L/C thanh toán, mua bán ngoại tệ và giao dịch qua tài khoản khác.

- Có chính sách khách hàng hấp dẫn, linh hoạt đảm bảo cạnh tranh được với các ngân hàng khác.

- Giao dịch một cửa giảm thiểu các thủ tục hành chính gây phiền hà cho khách hàng, cán bộ phải đủ năng lực, có trách nhiệm để đáp ứng. Kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh thường xuyên thái độ, tác phong giao dịch của cán bộ ngân hàng.

- Chấp hành nội quy, quy chế làm việc của cán bộ, đánh giá chất lượng phục vụ khách hàng.

- Chăm sóc khách hàng chiến lược, khách hàng có nguồn tiền gửi lớn.

- Huy động vốn đảm bảo lãi suất đầu vào cạnh tranh, tạo được chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay.

- Thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ, cơ chế, quy chế hiện hành, quy trình bảo mật.

1.2.1.2. Kinh nghiệm huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh Phú Thọ

Agribank từ khi thành lập (26/3/1988) đến nay luôn khẳng định vai trò là Ngân hàng thương mại lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, màng lưới hoạt động, số lượng khách hàng. Đến 31/12/2016, Agribank có tổng tài sản trên 972.965 tỷ đồng; vốn điều lệ 59.605 tỷ đồng; tổng nguồn vốn trên 740.000 tỷ đồng; tổng dư nợ trên 680.000 tỷ đồng; đội ngũ cán bộ nhân viên gần 50.000 người; gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, chi nhánh Campuchia; quan hệ đại lý với 1.043 ngân hàng tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ; được hàng triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn… Trong các mảng hoạt động của mình thì huy động vốn là mảng Agribank có thế mạnh nhiều nhất trong các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất đó là Agribank có mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch, điểm huy động vốn rộng khắp trên cả nước, các điểm giao dịch của Agribank đi vào tận những vùng quê, vùng nông thôn xa xôi nhất của đất nước. Để tiếp tục giữ vững vị trí là chi nhánh ngân hàng hàng đầu trong hoạt động huy động vốn tại Phú Thọ, Agribank chi nhánh Phú Thọ đã áp dụng các biện pháp sau:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách khách hàng

- Xem xét phân loại khách hàng để có những chính sách đặc biệt đối với những khách hàng có nguồn tiền gửi lớn.

- Thực hiện chính sách tiếp thị, khuyến mãi theo từng thời điểm

- Tìm hiểu nguyên nhân khách hàng ngừng giao dịch, rút tiền chuyển sang ngân hàng khác để có biện pháp thích hợp nhằm khôi phục lại và duy trì quan hệ tốt với khách hàng.

- Cử cán bộ nghiệp vụ giỏi, đạo đức tốt có khả năng giao tiếp để chăm sóc khách hàng có số dư tiền gửi lớn, sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng.

- Có kế hoạch phát triển, đào tạo cán bộ chuyên sâu, tác phong giao dịch chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu chăm sóc khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong huy động vốn từ ngân hàng hợp tác chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 38 - 41)