Thực trạng hoạt động vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong huy động vốn từ ngân hàng hợp tác chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 61 - 69)

5. Kết cấu luận văn

3.2. Thực trạng hoạt động vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước

3.2.1. Thực trạng vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong công tác quản lý huy động vốn

Đối với công tác huy động vốn, việc vận dụng các chính sách, quy định của ngân hàng nhà nước trong công tác quản lý là vô cùng cần thiết. Đặc biệt, hoạt động quản lý huy động vốn của ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ được thống nhất trong toàn hệ thống với quy chế quy định các hoạt động liên quan đến huy động vốn từ nền kinh tế. Cụ thể, các chính sách, quy định đối với hoạt động quản lý huy động vốn thể hiện tại các điều khoản quy định đối với từng chủ thể, cá nhân liên quan tới huy động vốn, bao gồm: Quy định chung (Điều 1 đến 3); Quy định cụ thể (Điều 4 đến 27); Điều khoản thi hành (Điều 28 đến 33). Mỗi điều khoản quy định từng hoạt động liên quan đến quản lý huy động vốn tại ngân hàng Hợp tác nói chung và chi nhánh ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ nói riêng. Nhìn chung, việc áp dụng chính sách của ngân hàng nhà nước tại ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ đã được thể hiện rõ nét trong việc áp dụng các quy định về hoạt động quản lý huy động vốn. Cụ thể riêng từng vấn đề như sau:

- Về đối tượng huy động gồm: mọi cá nhân Việt Nam, cá nhân là người nước ngoài và tổ chức kinh tế được pháp luật thừa nhận, đáp ứng yêu cầu của ngân hàng (Công dân cư trú tại Việt Nam; cư trú nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thời hạn trên 12 tháng; Công dân Việt Nam đi du học, học tập, du lịch…; Công dân làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội…).

- Về điều kiện thực hiện giao dịch: Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên và đủ hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; Tổ chức kinh tế được pháp luật thừa nhận và đảm bảo tính pháp lý.

- Về địa điểm giao dịch: Khách hàng thực hiện các giao dịch tại mọi cơ sở của ngân hàng Hợp tác trên toàn quốc.

- Về nhận vốn huy động từ khách hàng: Ngân hàng nhận gửi các loại tiền như Đồng Việt Nam bằng tiền mặt và chuyển khoản; Các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi được ngân hàng công bố nhận gửi từng thời kỳ bằng tiền mặt/séc du lịch và chuyển khoản. Số tiền huy động cho mỗi lần khách hàng tối thiểu là 100.000 VNĐ hoặc 10 USD. Kỳ hạn huy động bao gồm: không kỳ hạn và có kỳ hạn.

Sau khi khách hàng gửi tiền, giao dịch viên tại các chi nhánh/phòng giao dịch thực hiện các nghiệp vụ liên quan để ghi nhận số tiền khách hàng đã gửi vào ngân hàng. Xác định mức lãi suất theo từng thời kỳ và tính lãi cho khách hàng theo khoản vốn khách hàng gửi (hoặc huy động) để có thể áp dụng hình thức trả lãi cho khách hàng (trả lãi trước hoặc trả lãi sau).

- Về thanh toán vốn huy động: Khách hàng gửi tiền tiết kiệm loại tiền nào thì được thanh toán (rút gốc và lãi) bằng loại tiền đó; Trường hợp lĩnh ngoại tệ thì số ngoại tệ đó được đổi ra VND theo tỷ giá quy định. Hình thức thanh toán có thể bằng tiền mặt, chuyển khoản. Trong hoạt động thanh toán vốn huy động (gồm gốc và lãi) ngân hàng căn cứ theo thời gian huy động của nguồn vốn để tính lãi cũng như thanh toán gốc. Để thuận tiện cho khách hàng, hoạt động quản lý huy động vốn có những khoản mục quy định trong thanh toán trước hạn, rút gốc hoặc rút lãi linh hoạt, kéo dài kỳ hạn…

- Thủ tục thanh toán đối với các khoản vốn huy động gồm: (1) Nguyên tắc chung

Trước khi thực hiện thanh toán gốc, lãi tiền gửi tiết kiệm, giao dịch viên cần kiểm tra giấy tờ huy động vốn, đối chiếu người rút vốn với người có tên trên giấy chứng minh thư/hộ chiếu, kiểm tra tính chất sở hữu của giấy tờ huy động vốn, kiểm tra trạng thái của khoản tiền để đảm bảo tài khoản ở trạng thái hoạt động bình thường, không bị khoanh giữ, không thế chấp… Kiểm tra chữ ký, họ tên lưu trên hệ thống mạng nội bộ và quy định của ngân hàng.

(2) Thủ tục thanh toán nguồn vốn huy động

Ngân hàng yêu cầu khách hàng xuất trình giấy tờ huy động vốn, giấy tờ chứng minh nhân thân và các giấy tờ khác theo quy định; khách hàng cung cấp thông tin yêu cầu rút vốn để giao dịch viên lập yêu cầu rút tiền vốn. Giao dịch viên

thực hiện các nghiệp vụ theo quy định (Giấy yêu cầu rút tiền; Lập bảng kê loại tiền; Giao tiền cho khách hàng; Yêu cầu khách kiểm tra tiền và xác nhận đã nhận đủ tiền…). Cuối cùng, khách hàng kiểm tra toàn bộ số tiền lĩnh trước khi rời khỏi quầy giao dịch của ngân hàng.

Bên cạnh những hoạt động quản lý trên, ngân hàng thực hiện các hoạt động quản lý khác đối với nguồn vốn huy động như chuyển đổi loại tiền, chuyển đổi quyền sở hữu đối với các khoản tiền khách hàng đã gửi cho đối tượng khác, cầm cố các giấy tờ huy động vốn của ngân hàng, ủy quyền thực hiện giao dịch giữa khách hàng cho vay và ngân hàng.

Cùng với đó, ngân hàng điều hành hệ thống nhằm quản lý các khoản rủi ro trong hoạt động huy động vốn từ nền kinh tế; quản lý các hoạt động liên quan đến thừa kế khoản vốn ngân hàng đã vay. Quản lý nguồn vốn vay và cung cấp dịch vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi tham gia gửi tiền vốn tại ngân hàng. Để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm đối với các khoản vốn huy động, ngân hàng cũng đề ra quy định về trách nhiệm, quyền lợi của khách hàng và ngược lại là đối với ngân hàng.

Hoạt động quản lý nguồn vốn đề ra các nguyên tắc khi thực hiện giao dịch liên quan đến huy động vốn, thanh toán nguồn vốn ngân hàng vay từ khách hàng. Hướng dẫn thực hiện và thi hành các hoạt động quản lý nguồn vốn đối với Ban lãnh đạo ngân hàng, các phòng chuyên môn, phòng chức năng để gắn trách nhiệm đối với từng cá nhân, tập thể trong hoạt động quản lý nguồn vốn của ngân hàng nói chung và ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ nói riêng.

Đánh giá chung về công tác vận dụng chính sách huy động vốn tại ngân hàng Hợp tác, tác giả đã tiến hành khảo sát 78 cán bộ công nhân viên về chính sách huy động vốn của ngân hàng nhà nước.

Bảng 3.1. Đánh giá của cán bộ công nhân viên ngân hàng về chính sách huy động vốn của ngân hàng nhà nước

TT Nội dung Điểm trung

bình

Mức ý nghĩa

1 Chính sách huy động vốn của ngân hàng nhà nước rõ

ràng và dễ thực hiện 3,37 Khá 2 Chính sách huy động vốn của ngân hàng nhà nước

phù hợp với thực tế hoạt động 2,98 Khá

3

Chính sách của ngân hàng nhà nước được phổ biến một cách đầy đủ, rộng rãi đến toàn bộ cán bộ công nhân viên trong ngân hàng

3,86 Khá

4 Các chính sách của ngân hàng nhà nước được cập

nhật một cách kịp thời và nhanh chóng 3,67 Khá

5

Chính sách huy động vốn của ngân hàng nhà nước thường được điều chỉnh kịp thời với biến động của thị trường

2,86 Khá

Trung bình 3,35 Khá

(Nguồn: Phiếu điều tra của tác giả )

Nhìn chung cơ chế chính sách của nhà nước đã kiềm chế được lạm phát, giảm lãi suất tiền gửi. Tuy nhiên cơ chế chính sách pháp luật về huy động vốn còn một số bất cập, gây cản trở trong việc phát triển sản phẩm huy động vốn của các ngân hàng như chính sách trần lãi suất huy động, chính sách về bảo hiểm tiền gửi…

Bên cạnh công tác quản lý chung trong hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ, hoạt động quản lý nhân sự, hoạt động Marketing, hoạt động quản lý lãi suất là những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn. Để có được cái nhìn tổng quan hơn, chúng ta nghiên cứu các nội dung sau:

3.2.1.1. Hoạt động quản lý nhân lực của ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ

Nguồn nhân lực là yếu tố chủ yếu tạo nên sự thành công và phát triển của bất kỳ ngân hàng nào, nguồn nhân lực đảm bảo mọi nguồn sáng tạo trong ngân hàng nói riêng và tổ chức tài chính nói chung. Trong điều kiện nền kinh tế đang chuyển

dần sang nền kinh tế tri thức thì vai trò của nguồn lao động (trực tiếp là cán bộ viên chức của ngân hàng) đang trở thành yếu tố tiên quyết trong sự phát triển của ngân hàng. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực (lao động) được đào tạo ngày càng trở thành yếu tố quan trọng, nếu khai thác tốt nguồn lực sẽ tạo ra nhiều giá trị gia tăng và giá trị vật chất cho ngân hàng.

Bảng 3.2. Thống kê lực lượng lao động tạingân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ

ĐVT: người

Chỉ tiêu

2015 2016 2017

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Giới tính

Nam 22 28,95 24 29,27 30 31,25 Nữ 54 71,05 58 70,73 66 68,75

Trình độ đào tạo

Sau đại học 4 5,26 5 6,10 6 6,25 Đại học 55 72,37 62 75,61 74 77,08

Khác 17 22,37 15 18,29 16 16,67

Tính chất công việc

Trực tiếp 62 81,58 64 78,05 70 72,92 Gián tiếp 14 18,42 18 21,95 26 27,08

Tổng 76 100 82 100 96 100

(Nguồn: Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ, 2015 - 2017)

Năm 2015, chi nhánh được tổ chức theo mô hình 01 chi nhánh cấp I, 02 phòng giao dịch và 04 phòng chuyên môn với số lượng cán bộ 76 người. Đến năm 2016, số lượng số lượng cán bộ 82 người (tăng 7,89% so với năm 2015). Xem xét trên khía cạnh tính chất công việc tại chi nhánh cho thấy, số lượng cán bộ nữ giới chiếm tỷ trong khá cao trong tổng số cán bộ tại chi nhánh, chiếm khoảng 70%. Do tính chất công việc trong lĩnh vực ngân hàng nên số lượng cán bộ chủ yếu là nữ giới và công việc đảm nhiệm thường là giao dịch viên tại các phòng giao dịch, phòng chuyên môn.

Đối với trình độ đào tạo, có thể thấy tỉ lệ lao động qua đào tạo đại học và sau đại học chiếm đa phần trong tổng số lao động của chi nhánh (khoảng trên 80%), năm 2017 số lượng cán bộ đào tạo ở trình độ đại học và sau đại học chiếm 83,33%, đây là tiền đề quan trọng cho hoạt động nâng cao chất lượng công tác huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh, với lực lượng lao động qua đào tạo sẽ tạo bước đột phá trong công tác quản lý vốn huy động của chi nhánh như khả năng tiếp cận thị trường (khách hàng), khả năng vận dụng kiến thức quản lý hiện đại trong công tác quản lý, nhạy bén với sự thay đổi của thị trường tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong việc sắp xếp công việc phù hợp với chuyên môn và năng lực của từng lao động trong chi nhánh.

Kết quả huy động vốn đối với lực lượng lao động của chi nhánh là một chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành công việc của đội ngũ cán bộ nhân viên. Trong giai đoạn 2015 - 2017, hiệu suất huy động vốn của đội ngũ cán bộ đạt được kết quả như bảng sau:

Bảng 3.3. Thống kê hiệu suất huy động vốn và năng suất lao động

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

Tổng số lao động 76 82 96

Tổng vốn huy động 121.422 178.916 199.762 Doanh thu 141.502 169.982 211.730 Hiệu suất huy động vốn (triệu đồng/người/năm) 1597,66 2181,90 2080,85 Năng suất lao động (triệu đồng/người/năm) 1861,87 2072,95 2205,52

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ngân hàng Hợp tác, 2015 - 2017)

Hiệu suất trung bình huy động vốn cả giai đoạn đạt 1953,47 triệu đồng/người/năm. Năng suất lao động của đội ngũ cán bộ nhân viên chi nhánh đạt trung bình 2046,78 triệu đồng/người/năm; năm 2015 năng suất lao động đạt 1861,87 triệu đồng/người/năm, đến năm 2017 năng suất lao động đạt 2205,52 triệu đồng/người/năm, cao gấp 1,18 lần năm 2015. Mặc dù số lượng lao động năm 2017 tăng 26,31% so với năm 2015 nhưng kết quả huy động vốn có mức tăng chưa tương ứng, điều này cho thấy chi nhánh đã chưa sử dụng tốt lực lượng lao động trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng.

3.2.1.2. Hoạt động Marketing trong huy động vốn

Marketing trở thành hoạt động không thể thiếu đối với các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ nói riêng. Marketing trong lĩnh vực ngân hàng là một hệ thống tổ chức quản lý để đạt được mục tiêu đặt ra là thỏa mãn tốt nhất nhu cầu về vốn, về dịch vụ của ngân hàng đối với khách hàng bằng các chính sách, các biện pháp và mục tiêu cuối cùng là huy động được nhiều vốn từ nền kinh tế cũng như các khách hàng cho ngân hàng vay nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Đặc biệt, việc áp dụng các chính sách của ngân hàng nhà nước vào hoạt động Marketing trong huy động vốn là vô cùng cần thiết. Đôi với hoạt động Marketing huy động vốn, việc áp dụng chính sách của ngân hàng nhà nước thể hiện rõ trong chiến lược, định hướng cũng như các quy định về công tác marketing mà ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ đã áp dụng. Theo đó, trong mỗi giai đoạn, chính sách về huy động vốn của NHNN sẽ ưu tiên các nhóm khách hàng hoặc loại sản phẩm nhất định, nhằm đáp ứng định hướng phát triển của đất nước cũng như dành sự ưu tiên nhất định cho từng nhóm khách hàng. Trong bối cảnh đó, ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ luôn có các chiến lượng Marketing huy động vốn phù hợp với các quy định này.

Thực tế nghiên cứu quá trình hoạt động kinh doanh và hoạt động huy động vốn của ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ cho thấy trong thời gian qua, chi nhánh đã tích cực trong việc tiến hành các hoạt động Marketing như các chương trình khuyến mại làm thẻ, quảng bá thương hiệu, huy động vốn với lãi suất cao, các chương trình quảng bá thu hút vốn của khách hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục được áp dụng rộng rãi đã tạo tiền đề để chi nhánh đạt được những kết quả nhất định và nâng cao hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong giai đoạn 2015 - 2017, ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ đã triển khai nhiều chương trình huy động vốn với các hình thức khuyến mại hấp dẫn như chương trình khuyến mại “Quà tặng vàng tháng 4” dành cho các khách hàng cá nhân gửi tiền VND; Sản phẩm “Tiết kiệm tự động”; Chương trình “Tiết kiệm dành cho phái đẹp” nhân dịp 20/10; Chương trình Tiết kiệm 15 tháng kèm khuyến mại. Ngoài ra, sản phẩm huy động “Tiết kiệm bậc thang lãi thưởng”, “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ” vẫn được chi nhánh duy trì nhằm thu hút hơn nữa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Đối với khách hàng là tổ chức kinh tế, chi nhánh có nhiều sản phẩm huy động hấp dẫn,

mang lại hiệu quả cao như “tiền gửi kỳ hạn lẻ”, tiền gửi có kỳ hạn, dịch vụ tài khoản đầu tư tự động, dịch vụ quản lý vốn tập trung. Với việc đa dạng hóa hình thức huy động vốn, cân đối chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra để đưa ra chính sách lãi suất phù hợp, linh hoạt, do vậy nguồn vốn huy động của ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ trong cả giai đoạn 2015 - 2017 luôn có sự tăng trưởng và ổn định.

Mặc dù các chương trình Marketing của chi nhánh khá phong phú và đa dạng nhưng trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn những hạn chế như đội ngũ làm công tác Marketing còn thiếu tính chuyên nghiệp (chủ yếu là kiêm nhiệm thêm công tác Marketing) chưa đầu tư thời gian và công sức vào hoạt động này dẫn đến làm giảm hiệu quả, đôi khi nội dung còn nghèo nàn, kém tính hấp dẫn. Bên cạnh đó, sự chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động Marketing giữa Hội sở chính và chi nhánh còn tồn tại, chính sự chồng chéo này đôi khi làm giảm đáng kể hiệu quả của các hoạt động Marketing ngân hàng mà cón có sự phản tác dụng không mong muốn. Một cản trở khác đối với hoạt động Marketing trong huy động vốn đó là chi phí dành cho hoạt động này còn quá thấp, quy định của Bộ Tài chính đối với chi phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong huy động vốn từ ngân hàng hợp tác chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 61 - 69)