Bài học kinh nghiệm rút ra về tăng cường huy độngvốn cho Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong huy động vốn từ ngân hàng hợp tác chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 41)

5. Kết cấu luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra về tăng cường huy độngvốn cho Ngân

Hợp tác chi nhánh Phú Thọ

Từ kinh nghiệm thực tiễn về huy động vốn ở các ngân hàng có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cần tham khảo cho Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ như sau:

Thứ nhất, uy tín là yếu tố tác động lớn đến hành vi gửi tiền của khách hàng cá nhân. Hiện tại, ở Việt Nam, số lượng các TCTD khá lớn, bên cạnh đó là sự kiện sát nhập, hợp nhất các ngân hàng hoạt động yếu trong những năm gần đây. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người dân khi gửi tiền vào những ngân hàng mới thành lập.

Thứ hai, cần có chính sách linh hoạt hướng đến từng phân khúc khách hàng cụ thể để huy động được khối lượng vốn cần thiết với chi phí hợp lý.

Thứ ba, nhu cầu cá nhân ngày càng đa dạng và không bó hẹp trong các sản phẩm truyền thống. Vì vậy, cần phát triển thêm các sản phẩm mới hiện đại cùng các dịch vụ đi kèm như thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử...

Thứ tư, trong thời buổi kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt về sản phẩm, dịch vụ thì chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng là yếu tố quyết định đến số lượng khách hàng đến với ngân hàng. Do đó, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ là điều tất yếu.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

- Chính sách của ngân hàng nhà nước về công tác huy động vốn đối với ngân hàng thương mại như thế nào?

- Thực trạng vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong huy động vốn tại Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ hiện nay ra sao?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng hoạt động vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong huy động vốn tại Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ?

- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong huy động vốn tại Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ trong thời gian tới là gì?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thu thập thông tin

a. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:

Các tài liệu, thông tin, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, tạp chí chuyên ngành Ngân hàng, tài liệu trên mạng Internet có liên quan đến đề tài nghiên cứu, thu thập tổng hợp kết quả kinh doanh của Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ qua các giai đoạn từ 2015-2017, định hướng phát triển hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ trong giai đoạn tiếp theo. Đề tài còn tiến hành thu thập kết quả hoạt động huy động vốn của một số ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và các thông tư, nghị định của ngân hàng nhà nước trong huy động vốn của các ngân hàng thương mại.

b. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:

- Phương pháp chọn mẫu điều tra:

+ Đối tượng bao gồm: Cán bộ, nhân viên đang làm việc tại Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ .

+ Thời gian thu thập số liệu sơ cấp từ tháng 2-4 năm 2018

- Cỡ mẫu điều tra: Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu và cách thức phân tổ mẫu ngẫu nhiên.

) * 1 ( N e2 N n   Trong đó: n: quy mô mẫu

N: kích thước của tổng thể. N = 96 (số lượng cán bộ nhân viên của Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ năm 2017).

Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e = 0,05 Ta có: n = 96/ (1 + 96 * 0,052) = 77,42=>quy mô mẫu: 78 mẫu.

- Nội dung phiếu điều tra: phiếu điều tra được thiết kế dựa trên tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Phiếu điều tra gồm có 2 phần:

+ Phần 1 thu thập thông tin cá nhân của đối tượng điều tra.

+ Phần 2 thu thập thông tin về đánh giá hoạt động vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong huy động vốn tại Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ. Cách quy ước điểm số cho bảng hỏi: Mỗi mục đều có các lựa chọn và được quy ước bằng các mức điểm khác nhau. Cụ thể:

Điểm 1 2 3 4 5

Ý nghĩa Kém Trung bình Khá Tốt Rất tốt

Tổng hợp điểm số bình quân sẽ phản ánh chất lượng hoạt động huy động vốn với 5 mức đánh giá theo thang điểm như sau:

Mức đánh giá Khoảng điểm Ý nghĩa

5 4,21 - 5,0 Rất tốt

4 3,41 - 4,20 Tốt

3 2,61 - 3,40 Khá

2 1,81 - 2,60 Trung bình

1 1,00 - 1,80 Kém

Để khảo sát về các yếu tố bên trong ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ ảnh hưởng đến công tác huy động vốn. Tác giả tiến hàng khảo sát đối tượng khách hàng, với quy mô số khách hàng điều tra là 100 khách hàng. Mẫu nghiên cứu được phân tổ điều tra theo 5 nhóm đối tượng khách hàng: cán bộ công chức nhà nước, hộ

kinh doanh, hộ sản xuất nông nghiệp, cán bộ hưu trí, khách hàng khác (công nhân, người nội trợ, công việc tự do…). Phương pháp chọn mẫu: các khách hàng được chọn để điều tra từ nhóm đối tượng theo phương pháp ngẫu nhiên.

- Phương pháp thu thập thông tin điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp kết hợp với bảng hỏi điều tra về hoạt động vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong huy động vốn tại Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin

Sau khi thu thập thông tin, tác giả tiến hành tổng hợp, thống nhất toàn bộ nội dung, các nhận xét từ đó tìm ra mối liên hệ giữa các thông tin thông qua việc lập các biểu đồ cột, hình tròn, bảng thống kê số liệu bằng cách sử dụng các phần mềm excel, word, máy tính…Các số liệu sau khi được xử lý, sắp xếp một cách hợp lý để việc phân tích dữ liệu được hệ thống thuận lợi và đạt được hiệu quả cao nhất.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp thống kê mô tả: Tiếp cận và hệ thống số liệu, đánh giá kết quả đạt được qua các giai đoạn của Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ, kết hợp với kết quả điều tra, khảo sát để phân tích từng vấn đề, kết luận một cách xác đáng và đề ra các giải pháp sát thực. Từ các số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống biểu bảng để phân tích, đánh giá tình hình hoạt động vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong huy động vốn tại Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ.

- Phương pháp so sánh: Thông qua việc thu thập các số liệu, thông tin báo cáo của nội bộ Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ và một số các NHTM khác để thấy được những ưu điểm cũng như những tồn tại của đối tượng nghiên cứu. Nội dung cần phân tích, so sánh là kết quả đạt được qua các năm, so sánh với các đối thủ cạnh tranh về các chỉ tiêu như thị phần, nợ xấu, số lượng khách hàng, doanh số, lợi nhuận.

- Phương pháp bảng biểu, đồ thị: Đồ thị là phương pháp mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong luận văn sẽ sử dụng đồ thị, bảng biểu để trình bày các kết quả nghiên cứu và phục vụ việc phân tích thông tin đối với việc tăng cường hoạt động huy động vốn.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1.Các chỉ tiêu phản ánh tình hình huy động vốn

- Tổng huy động vốn: Chỉ tiêu này giúp Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ nhận rõ xu hướng gửi tiền của khách hàng khách hàng cá nhân để có những giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn cho Chi nhánh.

- Quy mô huy động: + Số dư huy động vốn.

+ Số dư bình quân huy động vốn. + Số lượng khách hàng.

+ Tốc độ tăng trưởng khách hàng và số lượng khách hàng phát triển mới hàng năm. Đánh giá nền khách hàng.

- Cơ cấu huy động vốn (số dư).

- Hiệu quả từ hoạt động huy động vốn (so sánh chi phí huy động vốn với thu nhập từ hoạt động điều chuyển vốn).

- Đánh giá chất lượng dịch vụ huy động vốn (thông qua điều tra xã hội học).

- Lãi suất huy động tiền gửi khách hàng: Đây là chỉ tiêu rất nhạy cảm trong hoạt động ngân hàng. Phân tích chỉ tiêu này để thấy được lãi suất của sản phẩm đã hấp dẫn khách hàng hay chưa, có thể cạnh tranh được với các Ngân hàng khác không và lãi suất này có bị vi phạm trần của Ngân hàng Nhà nước hay không.

2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn

- Quy mô nguồn vốn huy động: Quy mô là chỉ tiêu phản ánh số lượng nguồn vốn huy động của ngân hàng . Với quy mô nguồn huy động ngày càng tăng sẽ hỗ trợ vốn cho ngân hàng hoạt động, phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động của mình, quy mô cũng tạo điều kiện nâng cao tính thanh khoản, tính ổn định và tăng niềm tin của khách hàng

- Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thể hiện khả năng mở rộng quy mô vốn huy động của ngân hàng qua các năm, cho thấy nguồn vốn biến đổi theo xu hướng như thế nào và khả năng kiểm soát của ngân hàng đến nguồn vốn huy động. Điều đó ảnh hưởng tới khả năng tăng

cường và mở rộng thị trường hoạt động của mình. Về mặt lượng, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thường được đánh giá thông qua:

Tốc độ tăng trưởng VHĐ= (Tổng VHĐ kỳ này-Tổng VHĐ kỳ trước)/(Tổng VHĐ kỳ trước)*100

Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về quy mô nguồn vốn huy động qua các thời kỳ. Nếu tỉ lệ này > 100% thì quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng đã được mở rộng.

- Cơ cấu nguồn vốn huy động: Cơ cấu nguồn vốn huy động ảnh hưởng tói cơ cấu tài sản và ảnh hưởng tới chi phí hoạt động bình quân của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng tới chi phí đầu ra tức lãi suất cho vay của ngân hàng.

+ Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng

Tỷ trọng VHĐ theo đối tượng = (Khối lượng VHĐ theo đối tượng)/(Tổng NVHĐ ) *100

+ Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

Tỷ trọng VHĐ theo kỳ hạn= (Khối lượng VHĐ theo kỳ hạn)/(Tổng NVHĐ)*100

+ Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền

Tỷ trọng VHĐ theo loại tiền= (Khối lượng VHĐ theo loại tiền)/(Tổng NVHĐ)*100

- Chi phí huy động vốn

Chi phí huy động vốn là toàn bộ chi phí ngân hàng bỏ ra trong quá trình huy động vốn. Chi phí huy động vốn bao gồm 2 phần: chi phí trả lãi (trả lãi suất huy động) và chi phí phi lãi.

Chi phí trả lãi bình quân = (Chi phí trả lãi)/(Tổng NVHĐ).

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền ngân hàng phải bỏ ra cho một đồng vốn huy động được.

Chi phí trả lãi bình quân giảm qua các năm, kèm theo sự tăng trưởng về quy mô nguồn vốn, chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng đã được tổ chức một cách hiệu quả.

2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong huy động vốn nước trong huy động vốn

- Vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong công tác quản lý huy động vốn: Công tác quản lý huy động vốn của Ngân hàng sẽ chịu tác động rất lớn của chính sách nhà nước. Ngân hàng nhà nước sẽ tác động đến hoạt động của ngân hàng thương mại thông qua các chính sách, quy định pháp luật…tạo hành lang pháp lý cho các ngân hàng hoạt động.

Vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong quy trình huy động vốn, chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của việc áp dụng quy trình huy động vốn của ngân hàng nhà nước trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại.

Thực trạng vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong sản phẩm huy động vốn, chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của sản phẩm huy động vốn của ngân hàng thương mại khi vận dụng các chính sách của nhà nước.

Thực trạng vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong công tác kiểm tra, giám sát huy động vốn, chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của công tác kiểm tra nội bộ trong ngân hàng thương mại khi vận dụng chính sách của ngân hàng thương mại, nhằm phát hiện những sai sót, từ đó có biện pháp khắc phục, điều chỉnh kịp thời.

Chương 3

THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TRONG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC CHI NHÁNH PHÚ THỌ 3.1. Giới thiệu về Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ

3.1.1.Lịch sử ra đời cuả Ngân hàng hợp tác chi nhánh Phú Thọ

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - chi nhánh Phú Thọ (Co-opBank chi nhánh Phú Thọ) tiền thân là Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh Phú Thọ được thành lập theo Quyết định số 493/QĐ-QTDTW ngày 18/6/2001 của Chủ tịch hội đồng quản trị Quỹ tín dụng Trung ương trên cơ sở sáp nhập Quỹ tín dụng khu vực Phú Thọ. Chính thức đổi tên thành Ngân hành Hợp tác chi nhánh Phú Thọ theo Quyết định số 17/2013/QĐ- NHHT ngày 21/06/2013 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng Trung ương.

Theo đó, Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ hoạt động với mô hình Ngân hàng Hợp tác xã kể từ ngày 01/07/2013.

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam chi nhánh Phú Thọ Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ hoặc Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ

Tên giao dịch: Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ hoặc Co-opBank chi nhánh Phú Thọ

Trụ sở chính: Số 1959, Đường Hùng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Điện thoại: 02103815720 Fax: 02103815575

Website: www.co-opbank.vn Email: Cnphutho@co-opbank.vn

Chức năng nhiệm vụ chính của Ngân hàng hợp tác - Chi nhánh Phú Thọ được giao cho chính là hỗ trợ, chăm sóc các QTD, đồng thời thực hiện các nghiệp vụ tín dụng cho vay và huy động vốn trên địa bàn. Tại thời điểm mới thành lập, Chi nhánh có 15 cán bộ công nhân viên, hỗ trợ và chăm sóc cho 25 QTD cơ sở, dư nợ cho vay nhận bàn giao chỉ đạt 12 tỷ đồng. Trong điều kiện xuất phát điểm thấp, bộ máy tổ chức nhân sự còn thiếu, cơ sở vật chất chưa đầy đủ, Chi nhánh đã nỗ lực phấn đấu vượt qua giai đoạn đầu tiên rất nhiều khó khăn, thử thách, từng bước trưởng thành vững chắc. Để được như bây giờ là do sự cố gắng của toàn bộ cơ quan.

Đến thời điểm hiện nay, Ngân hàng hợp tác Chi nhánh Phú Thọ được sự quan tâm của cấp trên đã được trang bị cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đã hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy gồm: 01 Phòng Giám đốc, 02 Phòng Phó giám đốc, Phòng tín dụng doanh nghiệp và cá nhân (gọi tắt là Phòng tín dụng doanh nghiệp), Phòng tín dụng thành viên, Phòng Kế toán & Ngân quỹ, Phòng Hành chính nhân sự, Phòng Kiểm tra nội bộ, 04 phòng Giao dịch và 02 Quỹ tiết kiệm.

Vượt qua những khó khăn ban đầu đó chi nhánh đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hóa các dịch vụ kinh doanh tiền tệ.

Ngân hàng hợp tác Chi nhánh Phú Thọ luôn chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, coi đây là nhân tố quan trọng để phát triển bền vững và tạo nền tảng sức mạnh vào hội nhập trong tương lai.

Cùng với việc thực hiện nghiệp vụ chuyên môn, Ngân hàng hợp tác chi nhánh Phú Thọ không ngừng chú trọng đến các hoạt động đoàn thể, công đoàn, đoàn thanh niên, thể thao, văn nghệ góp phần tạo lập một môi trường làm việc tốt cho toàn thể cán bộ nhân viên của quỹ.

Mặt khác Ngân hàng còn thường xuyên tăng cường việc huy động vốn và sử dụng vốn. Thay đổi cơ cấu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong huy động vốn từ ngân hàng hợp tác chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 41)