Hoàn thiện về kiểm soát quản lý huy độngvốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong huy động vốn từ ngân hàng hợp tác chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 104 - 106)

5. Kết cấu luận văn

4.2.6. Hoàn thiện về kiểm soát quản lý huy độngvốn

Kiểm tra, kiểm soát là hoạt động vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh cơ chế thị trường, một mặt nó giúp sửa chữa các sai sót kịp thời, mặt khác nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên. Vì thế, Ngân hàng hợp tác chi nhánh Phú Thọ phải coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện ngăn ngừa kịp thời những sai sót trong việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, thể lệ chế độ, từ đó đưa hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ đi vào đúng luật, nề nếp.

Thực tế phân tích ở chương 2 cho thấy tại rất nhiều phòng giao dịch trực thuộc Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ đã xảy ra những tổn thất không đáng có xuất phát từ việc nhân viên ngân hàng làm việc thiếu trách nhiệm, nghiệp vụ kém, vi phạm đạo đức nghề nghiệp…thể hiện ở việc vô tình hay cố ý hạch toán sai giao dịch gửi tiền - rút tiền của khách hàng, cấu kết với khách hàng và các bộ phận liên quan phát hành chứng từ giả,…Những sai phạm này gây ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng và niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay trong lĩnh vực ngân hàng thì việc để mất niềm tin nơi khách hàng chính là để mất cơ hội phát triển trong tương lai, nếu không muốn nói tới việc Ngân hàng phá sản do gặp phải rủi ro thanh khoản.

Vì vậy để tránh được những rủi ro tiềm ẩn đó, Ngân hàng hợp tác chi nhánh Phú Thọ phải tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra trong năm, nội dung kiểm tra phải toàn diện từ quyết toán niên độ năm, kiểm tra hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, kiểm tra xử lý rủi ro, kiểm tra nợ quá hạn,

đảm bảo an toàn kho quỹ, kiểm tra công tác kế toán, thu chi tài chính... Phải xây dựng và thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch kiểm tra theo đinh kỳ và đột xuất đối với hoạt động huy động vốn. Đồng thời phải kiên quyết chỉ đạo phúc tra, chỉnh sửa lại các sai sót ngay sau khi kiểm tra. Tổ chức tốt công tác tiếp dân và giải quyết kịp thời, tại chỗ mọi đơn thư khiếu nại của công dân, không để đơn thư vượt cấp. Đồng thời tăng cường lực lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra, đặc biệt là vấn đề chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, kinh nghiệm và ý thức trách nhiệm trong công tác kiểm tra.

Tăng cường tập huấn kỹ năng kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh, bổ sung kiến thức theo pháp luật cho đội ngũ kiểm tra viên nhằm không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng suất lao động. Đồng thời tăng cường cán bộ có kinh nghiệm, có năng lực làm công tác kiểm tra, kiểm soát, đánh giá mức độ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh và có biện pháp nâng cao khả năng an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ cần ban hành quy chế hoạt động của đoàn kiểm tra trong toàn chi nhánh, quy định rõ nhiệm vụ của đoàn kiểm tra và các bộ phận liên quan; Tiến hành chấn chỉnh sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; khắc phục một số tồn tại, sai phạm trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý trong công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động huy động vốn. Trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, chi nhánh cần được đề cao. Trước hết cần xử lý nghiêm cán độ đứng đầu, gắn trách nhiệm người đứng đầu với nhiệm vụ huy động vốn.

Hoàn thiện hệ thống thông tin để kiểm tra, đánh giá kịp thời. Chế độ báo cáo cần rõ ràng từ quy chế đến thực tế, xử lý nghiêm mọi trường hợp vi phạm chế độ báo cáo.

Thường xuyên theo dõi việc thực hiện chính sách huy động vốn tại các chi nhánh, kết hợp cả kiểm soát thường xuyên và kiểm soát đột xuất.

Nội dung kiểm soát huy động vốn chủ yếu là tình hình thực hiện so với các chỉ tiêu huy động vốn của toàn hệ thống và các chỉ tiêu huy động vốn đã giao cho chi nhánh: về quy mô và cơ cấu vốn huy động trong kỳ hoặc tại một thời điểm nhất

định; về đảm bảo các chỉ tiêu an toàn của Ngân hàng như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn, chi phí huy động vốn, …

Phản ánh kết quả huy động vốn của toàn hệ thống, các phòng giao dịch. Kết quả huy động vốn do các đơn vị báo cáo theo định kỳ cho ban kế hoạch nguồn vốn để tổng hợp và phân tích lập báo cáo gửi Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc để có biện kịp thời can thiệp vào hoạt động huy động vốn của các Chi nhánh và phòng giao dịch.

4.2.7.Hiện đại hóa cơ sở vật chất

Kiểm tra, rà soát lại những tài sản cố định, thiết bị tin học hết khấu hao, không đáp ứng được hoạt động kinh doanh của chi nhánh, qua đó đề nghị Ngân hàng Hợp tác cho thay thế, nâng cấp thiết bị phục vụ cho hoạt động của chi nhánh.

Hoàn thiện thủ tục xin đất, tiến hành xây mới đối với chi nhánh. Thực hiện sửa chữa lớn đối với những trụ sở hoạt động đã xuống cấp, qua đó, những điểm giao dịch này được khang trang, sạch đẹp, qua đó tạo cảm giác yên tâm hơn đối với khách hàng, thu hút được khách hàng đến giao dịch nói chung và gửi tiền nói riêng. Đồng thời, chủ động nghiên cứu địa bàn đề xuất Ngân hàng cấp trên mở thêm các điểm giao dịch mới có sức thu hút khách hàng và tăng thêm sự phục vụ thuận tiện cho khách hàng.

Nâng cấp đường truyền, hệ thống mạng trong phạm vi chi nhánh quản lý, từ đó tăng tốc độ xử lý thông tin, xử lý giao dịch, nhanh chóng giải phóng khách hàng, cải thiện năng suất lao động của cán bộ ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong huy động vốn từ ngân hàng hợp tác chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)