Kiến nghị với Ngân hàng Hợp tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong huy động vốn từ ngân hàng hợp tác chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 107 - 117)

5. Kết cấu luận văn

4.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng Hợp tác

Thứ nhất: Đa dạng hóa các hình thức huy động:

Nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm huy động vốn mới nhằm thu hút khách hàng cá nhân và các DNNVV. Nguồn vốn huy động từ các đối tượng trên thường ổn định về thời hạn, lãi suất. Phát hành thêm các chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài, kỳ phiếu ... nhằm thu hút nguồn vốn dài hạn từ khách hàng cá nhân.

Nhạy bén với diễn biến lãi suất thị trường và đảm bảo tính cạnh tranh, hài hòa lợi ích giữa Ngân hàng và khách hàng.

Phát triển sản phẩm tiền gửi phù hợp với từng phân đoạn khách hàng (quan trọng, thất thiết, tiềm năng,..) trên cơ sở đó có cơ chế chính sách về lãi suất phù hợp với từng nhóm khách hàng nhằm duy trì ổn định nền khách hàng và thu hút gia tăng nhóm khách hàng mới.

Thiết kế và xây dựng các dòng sản phẩm tiết kiệm có tinh linh hoạt cao về kỳ hạn, có thể cho phép rút trước hạn mà vẫn đảm bảo về lãi suất hoặc cho phép gửi tích lũy với lãi suất cao theo kỳ hạn tích lũy,… hoặc triển khai sản phẩm tiết kiệm tiền gửi với kỳ hạn ngày với loại hình này sẽ khuyến khích các Tổ chức kinh tế đặc

biệt là các Tập đoàn kinh tế lớn/Định chế tài chính/các doanh nghiệp sản xuất có nguồn tiền thanh toán với doanh số cao được gia tăng lợi ích từ lãi suất tiền gửi do mức lãi suất kỳ hạn ngày cao hơn lãi suất không kỳ hạn.

Đồng bộ, dễ triển khai, không chồng chéo và tránh nhầm lẫn giữa các sản phẩm tiền gửi với nhau.

Có cơ chế khuyến khích rõ ràng và đảm bảo thu nhập cho Chi nhánh.

Thứ hai: Thực hiện tốt công tác truyền thông, quảng bá, tiếp thị khi triển khai các sản phẩm tiền gửi mới trên các kênh thông tin đại chúng.

Thứ ba: Hoàn thiện cơ chế giá điều chuyển vốn và phân cấp uỷ quyền quyết định lãi suất huy động vốn.

Thứ tư: Tiếp tục thực hiện triển khai ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại để mở rộng kênh phân phối cho các sản phẩm tiền gửi (qua Internet Banking/Mobile Banking). Tập trung cải tiến công nghệ, đẩy mạnh nghiên cứu, đổi mới ứng dụng các chương trình phần mềm hỗ trợ trong công tác phát triển sản phẩm huy động vốn mới, khai thác số liệu đánh giá hiệu quả sản phẩm tiền gửi. Nghiên cứu nâng cấp hệ thống SIBS mở rộng, gia tăng tiện ích đối với các sản phẩm tiền gửi.

KẾT LUẬN

Vốn là một nhân tố quan trọng trong ba nhân tố quyết định đến sự tăng trưởng về kinh tế gồm: Lao động, vốn, công nghệ. Đối với nước ta lao động dồi dào nhưng vốn khan hiếm, công nghệ lạc hậu. Tất nhiên muốn đổi mới công nghệ thì cần phải có vốn. Vậy Ngân hàng sẽ là kênh cung cấp vốn chủ yếu cho nhu cầu vốn này của nền kinh tế.

Đề tài “Vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong huy động vốn từ ngân hàng Hợp tác chi nhánh tỉnh Phú Thọ” đã đi vào nghiên cứu và giải quyết được các vấn đề sau:

Thứ nhất: Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động vốn tại ngân hàng thương mại trên cơ sở vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước. Từ đó đưa ra các chính sách thiết thực, áp dụng vào thực tiễn ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ.

Thứ hai: Phân tích thực trạng vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong huy động vốn của ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2015- 2017. Nhìn chung ngân hàng đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra trong thời gian qua và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi sau suy thoái. Đã tìm ra các nhân tố tác động lớn đến hiệu quả huy động vốn từ ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ là “ Chính sách lãi suất, quy trình, thủ tục, phong cách phục vụ chăm sóc khách hàng...). Những hạn chế như chính sách marketing chưa bắt kịp các ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh, chưa linh hoạt trong việc đi thu tiền tại nơi của người gửi tiết kiệm...Vì vậy, ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ cần phải có nhiều chính sách hơn nữa, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm phát triển nhanh các sản phẩm dịch vụ, và trở thành một Ngân hàng bản lẻ đa năng hàng đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Thứ ba: Trên cơ sở phân tích thực trạng huy động vốn của ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản vận dụng chính sách cuae ngân hàng nhà nước trong huy động vốn tại ngân hàng Hợp tác chi nhánh phú Thọ trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục thống kê tỉnh Phú Thọ (2011), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2015, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

2. Học viện Ngân hàng (2005), Giáo trình Kế toán ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

3. Học viện Ngân hàng (2014), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

4. Hoàng Lan (2006), "Một số kinh nghiệm quốc tế về nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng khi gia nhập WTO - Liên hệ với Việt Nam", Tạp chí ngân hàng.

5. Huỳnh Thị Kim Phượng (2009), Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động đối với hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Lê Trung Thành (2002), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng.

7. Lưu Văn Nghiêm (2013), Giáo trình Marketing dịch vụ, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

8. Lê Thị Thu Phương (2015), Đẩy mạnh huy động vốn tại ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam – chi nhánh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên.

9. Nguyễn Thị Minh Hiền (2003), "Hoàn thiện và phát triển sản phẩm mới của NHTM trong nền kinh tế thị trường", Tạp chí ngân hàng,số 3/2003.

10. Nguyễn Thị Minh Hiền (2007), Giáo trình Marketing ngân hàng, Nxb Thống Kê, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.

12. Nguyễn Quang Thái (2011), “Vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Doanh nhân Sài Gòn.

13. Nguyễn Thị Nhàn (2015), Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên.

14. Nguyễn Mai Hương (2016), Tăng cường quản lý nhà nước với hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Lai Châu, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên. 15. Ngân hàng Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ (2017), Báo cáo thường niên -

Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2015-2017.

16. Ngân hàng Hợp tác Việt Nam (2015-2017), Báo cáo thường niên 2015-2017, Hà Nội.

17. Ngân hàng Hợp tác, Chi nhánh Phú Thọ (2015,-2017), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2015-2017, Phú Thọ.

18. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

19. Phạm Văn Kiên (2008), Năng lực cạnh tranh ngân hàng nhìn từ góc độ quản trị nguồn nhân lực, Thị trường tài chính tiền tệ.

20. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại - Commercial bank management (Xuất bản lần thứ tư), Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

21. Philip Kotler (1997), Marketing căn bản, Nxb Thống kê, Hà Nội.

22. Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1998), Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.

23. Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.

PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ HOẠT HUY ĐỘNG VỐN

TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC CHI NHÁNH PHÚ THỌ TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

(Dành cho cán bộ nhân viên ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ)

Xin chào các anh (chị)!

Tôi đang tiến hành nghiên cứu về “Vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong huy động vốn tại ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ”, kính mong anh (chị) dành ít thời gian trả lời một số câu hỏi trong phiếu phỏng vấn này. Những ý kiến của các anh (chị) là những đóng góp vô cùng quý giá đối với đề tài nghiên cứu của tôi. Rất mong sự hợp tác của các anh (chị)!

I. Thông tin chung

1. Họ tên: ... 2. Bộ phận công tác: ...

II. Đánh giá về hoạt động vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong huy động vốn tại ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ

Anh/Chị chọn điểm số bằng cách khoanh tròn vào các số từ 1 đến 5 theo quy ước sau:

Điểm 1 2 3 4 5

Ý nghĩa không đồng ý Hoàn toàn Không đồng

ý Phân vân Đồng ý Rất đồng ý

TT Tiêu chí Điểm

1 2 3 4 5

I Chính sách huy động vốn của ngân hàng nhà nước

1 Chính sách huy động vốn của ngân hàng nhà nước rõ ràng và dễ thực hiện

2 Chính sách huy động vốn của ngân hàng nhà nước phù hợp với thực tế hoạt động

TT Tiêu chí Điểm

1 2 3 4 5

3

Chính sách của ngân hàng nhà nước được phổ biến một cách đầy đủ, rộng rãi đến toàn bộ cán bộ công nhân viên trong ngân hàng

4

Các chính sách của ngân hàng nhà nước được cập nhật một cách kịp thời và nhanh chóng

5

Chính sách huy động vốn của ngân hàng nhà nước thường được điều chỉnh kịp thời với biến động của thị trường

II Quy trình huy động vốn

1 Quy trình huy động vốn của ngân hàng rõ ràng, đầy đủ, công khai, minh bạch

2

Quy trình huy động vốn của ngân hàng tuân theo các hướng dẫn và quy định của ngân hàng nhà nước

3 Quy trình huy động vốn của ngân hàng phù hợp với thực tế hoạt động của đơn vị

4

Quy trình huy động vốn được cập nhật, điều chỉnh một cách thường xuyên theo chính sách và quy định của ngân hàng nhà nước

5

Đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng linh động xử lý, lắng nghe khách hàng trong quá trình huy động vốn

III Các sản phẩm huy động vốn

1

Các sản phẩm huy động vốn được xây dựng dựa trên chính sách của ngân hàng nhà nước?

2

Các sản phẩm huy động vốn được xây dựng dựa trên chiến lược riêng của ngân hàng Hợp tác?

3 Các sản phẩm huy động vốn rất đa dạng 4 Thu nhập tăng thêm thực hiện đúng theo

quy định, đáp ứng nhu cầu khách hàng 5 Khách hàng dễ dàng tiếp cận với tất cả các

sản phẩm huy động vốn

IV Công tác thanh tra, kiểm tra

1

Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo như chính sách và quy định của ngân hàng nhà nước

TT Tiêu chí Điểm

1 2 3 4 5

2

Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện một cách thường xuyên, công khai, minh bạch

3 Công tác thanh tra, kiểm tra phù hợp với thực tế hoạt động và mục tiêu của đơn vị

4 Công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo đúng nội dung, hình thức và thời điểm công khai

5

Chính sách của ngân hàng nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới công tác thanh tra, kiểm tra huy động vốn

Anh (chị) có ý kiến gì khác để tăng cường vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong công tác huy động vốn tại đơn vị mình?

...

...

...

...

Phụ lục 2

PHIẾU ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ HOẠT HUY ĐỘNG VỐN

TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC CHI NHÁNH PHÚ THỌ TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

(Dành cho khách hàng của ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ)

Xin chào các ông (bà)!

Tôi đang tiến hành nghiên cứu về “Vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong huy động vốn tại ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ”, kính mong ông (bà) dành ít thời gian trả lời một số câu hỏi trong phiếu phỏng vấn này. Những ý kiến của các ông (bà) là những đóng góp vô cùng quý giá đối với đề tài nghiên cứu của tôi. Rất mong sự hợp tác của các ông (bà)!

I. Thông tin chung

1. Họ tên: ... 2. Bộ phận công tác: ...

II. Đánh giá về năng lực huy động vốn tại ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ

Đề nghị dùng mức độ sau đây để đánh giá về thực trạng các yếu tố tác động đến năng lực công tác huy động vốn mà Ông/ Bà cảm nhận được, đánh dấu(x) vào cột điểm số mà Ông/ Bà lựa chọn theo các mức được đưa ra dưới đây:

Điểm 1 2 3 4 5

Ý nghĩa không đồng ý Hoàn toàn Không đồng

ý Phân vân Đồng ý Rất đồng ý

Chỉ tiêu Điểm

5 4 3 2 1

1. Cơ chế, chính sách tín dụng

1.1. Thông tin về lãi suất là rõ ràng

1.2. Lãi suất tiền gửi được điều chỉnh kịp thời và có sức cạnh tranh

1.3. Lãi suất cạnh tranh

1.4. Thủ tục giao dịch thuận lợi. 1.5.Thời gian giao dịch nhanh

1.6. Các hình thức huy động đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Chỉ tiêu Điểm

5 4 3 2 1 1.7. Quy trình thủ tục liên quan đến việc gửi tiền

đơn giản, thuận tiện

1.8. Việc đáp ứng nhu cầu vốn trước hạn nhanh chóng, kịp thời cho khách hàng (Rút tiền trước hạn, vay cầm cố chiết khấu)

2. Đội ngũ nhân viên ngân hàng

2.1. Nhân viên có tư vấn, hướng dẫn và giải thích rõ ràng cho KH

2.2. Nhân viên luôn tiếp thu, lắng nghe ý kiến phản hồi của KH

2.3. Nhân viên không có sự phân biệt đối xử, thường quan tâm chú ý đến khách hàng

2.4. Nhân viên hiểu được những nhu cầu đặc biệt của khách hàng

2.5. Nhân viên ngân hàng sẵn sàng phục vụ

2.6. Nhân viên giao dịch có kiến thức, kỹ năng và khả năng truyền đạt, giới thiệu sản phâm dịch vụ tốt

2.7.Nhân viên giao dịch có phong cách giao dịch văn minh, lịch sự

3. Công nghệ

3.1.Ngân hàng có trang thiết bị, công nghệ hiện đại 3.2. Tốc độ hỗ trợ nhanh chóng

3.3. Tính bảo mật tuyệt đối

3.4. Các ứng dụng của sản phẩm dùng cộng nghệ hiện đại, chính xác

4. Sản phẩm và mạng lưới phân phối

4.1. Sản phẩm đa dạng

4.2. Nhiều chúng loại tín dụng

4.3. Thời gian cho vay phù hợp với từng loại sản phẩm và đối tượng

4.4. Khách hàng dễ dàng tiếp cận với tất cả các sản phẩm tín dụng

4.5. Địa điểm giao dịch thuận tiện

4.6. Mạng lưới giao dịch hợp lý và rộng khắp

5. Công tác marketing

5.1. Hình ảnh, uy tín của ngân hàng luôn được chú trọng

Chỉ tiêu Điểm

5 4 3 2 1 5.2. Các chương trình khuyến mại hấp dẫn

5.3. Công tác quảng cáo về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng là hợp lý

5.4. Thời gian giao dịch thuận tiện

5.5. Những khiếu nại được giải quyết nhanh chóng, hợp lý

5.6. Cơ sở vật chất đầy đủ, bô trí chỗ ngồi tốt, đầy đủ cho khách hàng

5.7. Tờ rơi, tài liệu, ấn chỉ tiền gửi đẹp, đầy đủ thông tin và sẵn có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong huy động vốn từ ngân hàng hợp tác chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 107 - 117)