Tính trọng danh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa việt trong thơ nguyễn khuyến (Trang 95 - 99)

7. Bố cục

3.2.3. Tính trọng danh

Trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày, người Việt rất coi trọng danh dự, bởi lời nói luôn để lại nhiều hiệu ứng: tốt đẹp hoặc tai tiếng. Vì thế, họ chủ trương hướng theo quan niệm sống “tốt danh hơn lành áo”, hay “trâu chết để da, người ta chết để tiếng”. Từ đó, họ lấy cuộc sống tinh thần làm điểm tựa chủ đạo, coi nhẹ yếu tố vật chất vô danh hữu thực.

Nguyễn Khuyến tuy chịu ảnh hưởng Nho giáo, nhưng “gen trội” thuộc về tính cách Việt, sản phẩm tất yếu của nền văn hóa lúa nước, trong đó trọng danh – được thể hiện như một biểu hiện đặc trưng tính cách Việt, như một yếu tố nhận diện con người Việt Nam. Dấu ấn này khá rõ trong thơ Nguyễn Khuyến.

Đương thời, Nguyễn Khuyến bước vào hoạn lộ với tấm lòng yêu nước thương dân. Ông tin tưởng vào tài năng, chức vụ, và nhất là lòng chân thành của mình, có thể giúp triều đình tế thế an dân, đem lại ấm no cho trăm họ. Thế nhưng với sự sáng suốt, ông cũng đã nhìn ra rất sớm một triều đình nhu nhược, bù nhìn trước sự cai trị của người Pháp, sự đổ vỡ của nền Hán học:

“Sách vở ích gì cho buổi ấy Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già”.

(Ngày xuân dặn các con)

Vì thế, ông đã can đảm lựa chọn con đường từ quan về ở ẩn nhằm giữ trọn khí tiết, danh dự, làm một lão nông chân chất đúng nghĩa, cho dù trước đó ông đã bỏ ra nhiều công sức để học, đỗ đạt thành tài mong phục vụ đất nước:

“Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết. Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ”.

(Mẹ Mốc)

Không chỉ bản thân ông lựa chọn con đường này, mà nhiều người bạn là các Nho sĩ của ông cũng chỉ vì không chịu được chế độ phong kiến thối nát đương thời mà phải thoái vị lui về chốn điền viên:

“Khả hạnh chư quân năng dũng thoái, Vị ưng nhất chức tẫn phi tài.

Bách niên tứ hà vi giả,

Ngô ấp khâu lăng diệc mỹ tai!”

Dịch nghĩa:

“Ðáng mừng các bạn mạnh dạn dám lui về, Ðâu phải là đối với chức vụ mình không làm nổi Cuộc đời trăm năm xe ngựa có ra trò gì,

Mà ở quê chúng ta gò núi vẫn tươi đẹp lắm”. (Vũ hậu xuân túy cảm thành)

Trong thế sự biến chuyển, Nguyễn Khuyến và cả những người bạn của mình không phải là những kẻ bất tài, mà chỉ đơn thuần họ muốn giữ sạch khí tiết và danh dự của mình, không để thân mình tha hóa, biến chất, làm tay sai cho thực dân Pháp. Giữa một bên là danh dự và bên kia là công danh, vinh hoa phú quý thì họ đã dám từ bỏ vật chất tầm thường, lựa chọn lối sống an yên, thanh bình nơi chốn quê. Bằng một giọng điệu vô cùng từ tốn và cách chọn lọc lớp từ láy đậm chất thuần Việt “làng nhàng”, cho thấy một phong thái ung dung, tự tại, an phận và bằng lòng với những gì mình đang có của lão nông Nguyễn Khuyến:

“Cũng chẳng giầu mà cũng chẳng sang Chẳng gầy chẳng béo chỉ làng nhàng

Lúc hứng đánh thêm ba chén rượu Khi buồn ngâm láo mấy vần thơ”

(Tự trào)

Chịu ảnh hưởng của tính cách Việt truyền thống, lối sống trọng danh dự và đề cao khí tiết, coi nhẹ danh hư đã trở thành một phần máu thịt trong con người Nguyễn Khuyến. Ông luôn ý thức việc gìn giữ và truyền dạy lại cho con cái trong gia đình nét tính cách tốt đẹp này:

“Học hải yếu nghi phòng phiếm dật, Nho gia thận vật yếm cơ hàn”.

Dịch nghĩa:

“Bể học cần nên phòng ngừa sự không cần thiết, Nhà nho nhất thiết chớ ngại đói rét”.

(Xuân nhật thị nhi)

Đồng thời, ông cũng mong muốn con cái có thể học hành đỗ đạt cao vinh danh bảng vàng, góp sức phục vụ đất nước như ông từng cố gắng:

“Điền viên quy khứ ngô tương lão, Do vọng hoa bào tác thái ban”.

Dịch nghĩa:

“Về ruộng vườn, ta nay đã sắp già rồi, Vẫn mong có áo hoa bào làm áo thái ban

Trước đến giờ, lối sống trọng danh được coi như thứ vũ khí lợi hại trong giao tiếp của cộng đồng để duy trì sự ổn định làng xã. Tính trọng danh trong thơ Nguyễn Khuyến là cách sống đề cao khí tiết, coi nhẹ danh hư. Và như một tất yếu, tính trọng danh đã tạo nên một Nguyễn Khuyến luôn trăn trở, tự soi mình trước những tấm gương tiết tháo trong thiên hạ để giữ gìn nhân cách, thiên lương. Dù trước sự việc thông thường, một người bạn đi ăn cỗ về tặng miếng thịt, ông cũng phân vân, tranh đấu. Và một lần nữa, thể thơ lục bát dân tộc lại góp phần thể hiện mọi phức điệu cảm xúc, băn khoăn trong ông:

Không ăn, cái bụng đói meo

Ăn vào, cái nhục mang theo bên người. Không ăn, mình phải còm còi, Ăn vào, mang tiếng con người bê tha

(Nhân tặng nhục) để rồi cuối cùng cũng đành phải:

Ngậm ngùi khôn ngỏ nỗi lòng, Tay cầm, mặt cúi ròng ròng lệ rơi.

Và đau khổ nhận thấy mình “Tí tẻo lòng trần vẫn chửa khuây”.

Nguyễn Khuyến treo ấn từ quan, chọn cuộc sống an bần lạc đạo, tức là chọn cách hành xử của nhà Nho cao đạo. Thế nhưng, khi đứng trước tấm gương lớn Đào Tiềm, ông vẫn cứ day dứt hổ thẹn về nhân cách mà gác bút không dám làm thơ:

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

(Thu vịnh)

Tính trọng danh trong thơ Nguyễn Khuyến không phải là cách sống chỉ nghĩ tới danh dự của cá nhân mình mà đó là quan niệm sống giữ trọn khí tiết, coi nhẹ vật chất hư vinh. Quan niệm sống này luôn được ông duy trì, truyền dạy cho thế hệ sau như một bài học cố hữu không thể thiếu trong mô thức truyền thống của gia đình. Tính trọng danh được thể hiện qua lối viết giản dị, với những câu thơ thuần Việt gần gũi, thể thơ lục bát quen thuộc, nhẹ nhàng, giúp nhà thơ dễ

dàng phô bày cảm xúc, quan điểm sống cũng như tính cách trọng danh dự của cá nhân mà không mang cảm giác nặng nề, gay gắt, bức bí khi đứng trước thực tại xã hội đương thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa việt trong thơ nguyễn khuyến (Trang 95 - 99)