Tính duy tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa việt trong thơ nguyễn khuyến (Trang 99 - 102)

7. Bố cục

3.2.4. Tính duy tình

Trong quan hệ giữa người với người, văn hóa cổ truyền Việt Nam nặng về lối ứng xử tình cảm, mềm dẻo, coi trọng sự hòa thuận. Phẩm chất này, suy cho cùng, là do hệ quả của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp chi phối. Trong sản xuất nông nghiệp xưa, các gia đình cùng canh tác trên một cánh đồng, ruộng nhà này tiếp giáp với nhà kia. Để có được năng suất, họ thường giúp đỡ, liên kết cùng nhau chống thiên tai, đắp đập làm đê,… Từ đó nảy sinh lối sống duy tình, nghĩa là dù làm gì cũng phải luôn nghĩ đến tập thể, đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm, sống nương tựa vào nhau và đối xử với nhau một cách nhẹ nhàng, tình cảm.

Dành nhiều trang viết về đời sống nông thôn, Nguyễn Khuyến đã cho người đọc thấy rõ tính duy tình trong tính cách Việt điển hình, lấy nguyên mẫu tình cảm đặt lên vị trí hàng đầu trong giao tiếp, ứng xử. Người Việt cũng thường đề cao vai trò của những người hàng xóm láng giềng “tối lửa tắt đèn có nhau”:

“Phần gian nhân yếm túc, Qui lai tặng dư nhục. …Bồi hồi nan vi từ, Trì chi yếm diện khốc. Thích thử loạn ly phùng, Kiêm chi cùng ngã xúc”

Dịch nghĩa:

“Trong đám tế mộ ai lấy đều no nê, Có người khi về, mang thịt tặng ta. …Ta ngậm ngùi khó nói nên lời, Cầm lấy miếng thịt, che mắt mà khóc. Gặp lúc loạn ly như thế này,

Lại thêm sự đói kém bức bách”. (Nhân tặng nhục )

Thật cảm động biết bao trước hành động cho thịt tưởng như nhỏ bé nhưng đối với người được nhận thì đó là món quà vật chất lẫn tinh thần vô cùng to lớn và ý nghĩa, ngay trong thời điểm khó khăn nhất. Thông qua đó, Nguyễn Khuyến đã gián tiếp khẳng định yếu tố duy tình – lối sống giàu tình cảm, trọng tình nghĩa chính là thước đó giá trị đạo đức trong hành vi ứng xử của con người, tạo nên tinh thần hòa thuận trong phạm vi làng xã.

Lối sống thiên về tình cảm thể hiện rõ nét nhất qua những câu thơ thi sĩ miêu tả về tình bằng hữu tri âm. Vượt lên trên tất cả vật chất tầm thường, là tình bạn hiếm có đáng trân quý không phải ai cũng có được:

“Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Bác đến chơi đây, ta với ta”

(Bạn đến chơi nhà)

Ông lo lắng cho người bạn của mình trong những ngày lụt lội không biết sẽ ra sao. Đối với Nguyễn Khuyến, tình cảm ông dành cho những người bạn của mình luôn sâu sắc:

“Ai lên nhắn hỏi bác Châu Cầu, Lụt lội năm nay bác ở đâu? Mấy ổ lợn con rày lớn bé?

Vài gian nếp cái, ngập nông sâu?” (Lụt hỏi thăm bạn)

Liên tiếp những câu hỏi tu từ lại được đặt ra trong cùng một đoạn thơ, cho thấy tâm trạng vô cùng lo lắng, sốt sắng khi nghe tin làng quê bạn mình gặp cảnh lũ lụt. Tình cảm thương quý của Nguyễn Khuyến dành cho bạn thật cảm động, thể hiện lối sống trọng tình sâu sắc vốn là phẩm chất đáng quý của người Việt Nam.

Xuất phát từ đặc tính sống cố định ở một phạm vi nhất định, phụ thuộc vào thiên nhiên nên người Việt mang bản tính thích giao tiếp song lại rụt rè, thụ động. Thế nhưng, giữa các gia đình chung sống gần kề nhau đã có cách ứng xử hết sức linh hoạt, thích ứng nhanh với điều kiện hoàn cảnh cụ thể:

Dữ quân tương cận hoàn tương ái, Thần tịch phù cùng thả mạc xai!”

Dịch thơ:

“Ông, tôi gần gụi lại mến yêu nhau,

Sớm chiều chống gậy sang chơi, đừng lấy làm ngại” (Hạ nhật thư hương sinh Nguyễn Thị Trang) Hàng xóm sống cố định lâu dài với nhau là một môi trường thuận lợi để con người tạo ra một cuộc sống hoà thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu: Một

bồ cái lý không bằng một tí cái tình (tục ngữ). Đây cũng chính là cơ sở tâm lý

hiếu hòa trong các mối quan hệ xã hội dựa trên sự tôn trọng và cư xử hợp tình với nhau.

Lối ứng xử trọng tình nhẹ lý cũng trở thành nguyên tắc cơ bản chi phối, điều tiết các mâu thuẫn trong xã hội cũng khiến cho việc hành xử thường nặng tính chủ quan. Bởi lẽ, các mâu thuẫn, tranh chấp thường được giải quyết trước tiên bằng con đường hòa giải hơn là kiện tụng, trên tinh thần nhường nhịn, cảm thông, “chín bỏ làm mười”, “dĩ hòa vi quí”:

“Ta đang muốn uống rượu, chưa kịp cất chén, Thì có ông lão say trong thôn hằm hằm đến. Giãi bày rằng: ông có ngôi quán ở chợ,

Có người lại đến mở ngôi hàng ngay trước quán. Như thế chẳng những họ tranh chỗ ông,

Ông còn buôn bán mớ rau, con cá làm sao được? Phân tích phải trái, ông chẳng nghe ra

…Vậy xin ông cứ nói, ta cứ uống,

Đến khi ông đi thì ta say, ai còn ganh ghét nhau nữa”. (Thơ ông say)

Những biểu hiện về tính duy tình trong thơ Nguyễn Khuyến đã chỉ ra lối sống hòa hảo, đoàn kết, gắn bó, nhường nhịn nhau trong đời sống văn hóa cộng đồng. Đó là một trong những biểu hiện của lối sống thiên về tình cảm của cư dân vùng nông nghiệp lúa nước. Với một sự thuộc hiểu văn hóa truyền thống, ông đã mở đường cho người đọc tìm về với cội nguồn, về với cái đẹp, với những

nét văn hóa điển hình góp phần bồi đắp tâm hồn con người, giúp cuộc sống trở nên có tính nhân văn hơn, nhân bản hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa việt trong thơ nguyễn khuyến (Trang 99 - 102)