Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ tiết kiệm và tổ vay vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 96 - 98)

5. Kết cấu của đề tài

4.3.5. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ tiết kiệm và tổ vay vốn

Tổ tiết kiệm và tổ vay vốn có vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn của Agribank chi nhánh Lâm Thao. Do đó, chi nhánh cần triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới tổ tiết kiệm và tổ vay vốn bảo đảm luôn ổn định, nề nếp, tạo điều kiện cho việc chuyển tải các nguồn vốn tín dụng đến người dân nhanh chóng, thuận tiện và quản lý tốt nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Thời gian tới, Agribank chi nhánh Lâm Thao cần:

- Thường xuyên phối hợp với các hội, đoàn thể nhận ủy thác rà soát, sáp nhập các tổ có số thành viên thấp để nâng cao năng lực hoạt động của mạng lưới tổ tiết kiệm và tổ vay vốn.

- Hằng tháng, quý thực hiện việc đánh giá chất lượng hoạt động ủy nhiệm của tổ tiết kiệm và tổ vay vốn trên cơ sở kết quả thực hiện các nghiệp

vụ ủy nhiệm. Qua đó sẽ giúp ngân hàng kiểm soát tốt hoạt động của tổ tiết kiệm và tổ vay vốn, chủ động và kịp thời phối hợp với các hội, đoàn thể nhận ủy thác thực hiện các biện pháp củng cố, kiện toàn các tổ yếu kém, trung bình.

- Ngân hàng cử cán bộ tham gia sinh hoạt cùng tổ tiết kiệm và tổ vay vốn để tăng cường công tác tuyên truyền. Qua đó phổ biến, giải đáp các thắc mắc của người dân giúp cho các hộ vay vốn nắm vững được các chủ trương, chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước. Từ đó việc triển khai chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn được nhanh chóng, thuận lợi, đảm bảo thực hiện đúng quy định và nâng cao vai trò giám sát của người dân.

- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ, phối hợp với hội, đoàn thể tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ hội, tổ trưởng tổ tiết kiệm và tổ vay vốn, góp phần làm tốt các công đoạn ủy thác và thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ trong hoạt động tín dụng chính sách.

4.3.6. Đẩy mạnh hoạt động bán bảo hiểm tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn

Dịch vụ bảo hiểm tín dụng nông nghiệp mặc dù đã được triển khai thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao do khách hàng vay vốn chưa hiểu hết ý nghĩa của sản phẩm này. Ngoài ra, công ty bảo hiểm và các đơn vị phối hợp trong nhiều trường hợp vẫn chưa chủ động, tích cực triển khai sản phẩm đến với khách hàng. Vì vậy trong thời gian tới, cần đẩy mạnhhoạt động bán bảo hiểm tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Các biện pháp cần thực hiện là:

- Phối hợp chặt chẽ với Công ty Cổ phần Bảo hiểm Agribank (ABIC).

Phần lớn khách hàng vay vốn của Agribank chi nhánh Lâm Thao là các cá nhân, nông hộ - những người thường rơi vào tình cảnh bế tắc khi chịu tác động lớn của những rủi ro trong cuộc sống. Hiện nay, theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP về tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, người nông dân được vay 100 triệu đồng mà không phải thế chấp tài sản. Khi người vay

không may gặp rủi ro, nếu các khoản vay không có tài sản bảo đảm thì khả năng thu hồi nợ thường gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, kể cả trường hợp có tài sản bảo đảm mà người vay tử vong thì những trở ngại về thủ tục pháp lý trong thừa kế gia đình cũng là những rào cản khiến việc thu hồi nợ mất rất nhiều thời gian và công sức. Bởi vậy, sản phẩm Bảo An tín dụng thực sự đang giúp ngân hàng giảm nỗi lo nợ xấu. Đây là động lực quan trọng thúc đẩy đội ngũ cán bộ ngân hàng phối hợp chặt chẽ với Công ty Cổ phần Bảo hiểm Agribank (ABIC) triển khai sản phẩm này tới đông đảo khách hàng vay vốn.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền lợi ích của sản phẩm bảo hiểm tín dụng. Agribank Chi nhánh Lâm Thao cần chủ động phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm Bảo An tín dụng đến khách hàng. Đặc biệt là phối hợp tốt với chính quyền địa phương và các cấp hội phụ nữ, hội nông dân, các tổ vay vốn tuyên truyền tới các hộ vay một cách thường xuyên, liên tục để khách hàng hiểu lợi ích của sản phẩm. Trong quá trình tiếp cận khách hàng vay vốn, ngoài việc hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng thực hiện hồ sơ, thủ tục theo quy định, cán bộ ngân hàng cần giới thiệu, tư vấn cho khách hàng tham gia sản phẩm Bảo An tín dụng, giúp khách hàng hiểu rõ lợi ích mà sản phẩm mang lại. Từ đó khách hàng sẽ lựa chọn mua bảo hiểm cho một phần hoặc toàn bộ số tiền vay ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)