Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 46)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng

(1). Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%)

+ Công thức tính

(Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước)

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) = --- x 100% Dư nợ năm trước

+ Ý nghĩa chỉ tiêu

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

(2). Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (%) + Công thức tính

(DSCV năm nay - DSCV năm trước)

Tỷ lệ tăng trưởng DSCV (%) = --- x 100% DSCV năm trước

+ Ý nghĩa chỉ tiêu

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế

hoạch tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này tương tự như chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, nhưng bao gồm toàn bộ dư nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đã thu hồi. Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

(3). Tỷ lệ Dư nợ/Tổng vốn huy động (%) + Công thức tính Dư nợ Tỷ lệ dư nợ/Tổng vốn huy động (%) = --- x 100% Tổng vốn huy động + Ý nghĩa chỉ tiêu

Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động hay chưa. Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa tốt, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí.

(4). Hệ số thu nợ (%) + Công thức tính

Doanh số thu nợ

Hệ số thu nợ (%) = --- x 100% Doanh số cho vay

+ Ý nghĩa chỉ tiêu

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao càng tốt.

(5). Tỷ lệ nợ quá hạn (%) + Công thức tính Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn ( % ) = --- x 100 Tổng dư nợ + Ý nghĩa chỉ tiêu

Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại. (6). Tỷ lệ nợ xấu (%) + Công thức tính Tổng nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu ( % ) = --- x 100 Tổng dư nợ + Ý nghĩa chỉ tiêu

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.

(7). Vòng quay vốn tín dụng (vòng) + Công thức tính Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng (vòng) = --- Dư nợ bình quân Trong đó:

(Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ) Dư nợ bình quân trong kỳ = ---

2

+ Ý nghĩa chỉ tiêu

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn.

Chương 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ 3.1. Giới thiệu về huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Lâm Thao nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, có diện tích tự nhiên gần 9.754 ha, dân số hơn 102.400 người. Trên địa bàn huyện có 14 đơn vị hành chính, bao gồm 12 xã và 02 thị trấn. Lâm Thao là huyện đồng bằng duy nhất của tỉnh nên huyện có nhiều lợi thế cho phát triển nông nghiệp, nông thôn:

- Trung tâm huyện là thị trấn Lâm Thao cách thành phố Việt Trì khoảng 10 km về phía Tây. Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông chính như quốc lộ 32C với chiều dài 14 km nối thông giữa Quốc lộ 2 với Quốc lộ 32A. Ngoài ra, còn có 5 tuyến Tỉnh lộ 320, 324, 324B, 324C, 325B có tổng chiều dài 52,5 km và 5 tuyến huyện lộ dài 18,5 km, tuyến đường thủy trên sông Hồng chảy dọc phía Tây trên địa bàn huyện dài 28 km từ Xuân Huy đến Cao Xá. Với vị trí địa lý có hệ thống giao thông khá thuận lợi nên huyện Lâm Thao là của ngõ giữa miền núi và vùng đồng bằng, đồng thời là cửa ngõ quan trọng giữa thành phố Việt Trì với các tỉnh phía Bắc, có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, vận chuyển và trung chuyển để tiêu thụ hàng hóa, nông sản thuận tiện.

- Huyện Lâm Thao có địa hình tương đối đa dạng, tiêu biểu của một vùng bán sơn địa: có đồi, đồng ruộng của một số xã phía Bắc và cánh đồng rộng có địa hình khá bằng phẳng ở một số xã phía Nam. Địa hình của huyện Lâm Thao phong phú, đa dạng thuận lợi trong việc sử dụng đất vào sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển nông nghiệp cận đô thị.

- Huyện Lâm Thao chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ bình quân cả năm 230C, trong đó nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 290C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 140C. Đây là yếu tố thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng ngắn ngày tương đối đa dạng, đặc biệt đối với một số rau màu thực phẩm ưa nền nhiệt thấp và các loại cây ăn quả nhiệt đới.

- Tài nguyên nước của huyện Lâm Thao được cung cấp chủ yếu bởi 3 nguồn chính là nước mặt, nước ngầm và nước mưa tự nhiên. Nước mặt có nguồn chính từ các sông, ngòi, ao, hồ, đầm lớn nhỏ phân bố khắp các xã trong huyện. Đặc biệt huyện có sông Hồng chảy qua 8 xã, thị trấn, trữ lượng nước của sông Hồng lớn. Đây là nguồn cấp nước quan trọng cho sản xuất và đời sống của nhân dân và còn có tác dụng điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản, giao thông đường thủy; Nước ngầm được khai thác sử dụng cho công nghiệp của các nhà máy và được lấy từ giếng khoan, giếng đào để cung cấp nước sinh hoạt cho mỗi nhà dân, nước ngầm của huyện tương đối dễ khai thác và chất lượng tốt; Nước mưa với trữ lượng nước mưa trung bình 1.720 mm trong năm, đây là nguồn nước bổ sung cho các ao, hồ đầm và cho các sinh hoạt khác của nhân dân. Nước mưa là nguồn cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đặc biệt là đối với các cây trồng lâu năm và rừng sản xuất, địa hình phức tạp, khó tưới nhân tạo.

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế - Về phát triển kinh tế

Những năm qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Lâm Thao đã nỗ lực phấn đấu, thực hiện có hiệu quả các khâu đột phá, đạt được những thành tựu quan trọng và toàn diện. Tổng giá trị sản xuất có xu hướng tăng lên qua các năm. Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa. Là huyện đi đầu của

tỉnh đẩy mạnh thâm canh, chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo nhu cầu thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, tạo được nhiều mô hình kinh tế có thu nhập cao với các sản phẩm đa dạng. Sản xuất công nghiệp có bước phát triển cả về quy mô và chất lượng, thu hút đầu tư phát triển gắn với chế biến sản phẩm nông nghiệp.

Bảng 3.1: Tình hình phát triển kinh tế huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Giá trị Cơ cấu

(%) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) Tổng giá trị sản xuất 2.469,6 100 2.566,6 100 2.598,3 100 - Nông nghiệp 480,6 19,5 518,3 20,2 529,4 20,4

- Công nghiệp - Xây dựng 1.398,0 56,6 1.421,6 55,4 1.416,0 54,5

- Dịch vụ 591,0 23,9 626,7 24,4 652,9 25,1

(Nguồn: UBND huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ)

Tổng giá trị sản xuất của huyện tăng lên qua 3 năm, cụ thể năm 2014 là 2.469,6 tỷ đồng, trong đó công nghiệp - xây dựng chiếm 56,6%; dịch vụ chiếm 23,9%; ngành nông nghiệp chiếm 19,5%. Năm 2015, tổng giá trị sản xuất đạt 2.566,6 tỷ đồng, trong đó công nghiệp - xây dựng chiếm 55,4%; dịch vụ chiếm 24,4%; ngành nông nghiệp chiếm 20,2%. Năm 2016, tổng giá trị sản xuất đạt 2.598,3 tỷ đồng, trong đó công nghiệp - xây dựng chiếm 54,5%; dịch vụ chiếm 25,1%; ngành nông nghiệp chiếm 20,4%. Qua phân tích cho thấy, mặc dù giá trị sản xuất của cả 3 ngành đều tăng qua các năm, tuy nhiên nếu xét về tỷ trọng thì giá trị của ngành nông nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng lên, còn tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng có xu hướng giảm xuống, từ 56,6% năm 2014 xuống 54,5% năm 2016.

- Về thu nhập bình quân đầu người

Thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2014, thu nhập bình quân đầu người đạt 32 triệu đồng/người/năm. Năm 2015,

thu nhập bình quân đầu người đạt 33,52 triệu đồng/người/năm, tăng 1,52 triệu đồng ứng với tăng 4,8% so với năm 2014. Năm 2016, thu nhập bình quân đầu người đạt 35,4 triệu đồng/người/năm, tăng 1,88 triệu đồng ứng với tăng 5,6% so với năm 2015.

- Về thu ngân sách nhà nước

Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2014 là 362.568 triệu đồng, đạt 136,6% dự toán, bằng 131,8% so với nghị quyết của HĐND huyện. Năm 2015, tổng thu ngân sách nhà nước là 395.747 triệu đồng, đạt 142,2% dự toán, bằng 129,3% so với nghị quyết của HĐND huyện. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2015 tăng 33.179 triệu đồng, ứng với tăng 9,2% so với năm 2014. Năm 2016, tổng thu ngân sách nhà nước là 379.374 triệu đồng, đạt 124% dự toán, bằng 115,6% so với nghị quyết của HĐND huyện. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2016 giảm 16.373 triệu đồng, ứng với giảm 4,1% so với năm 2015.

- Về vốn đầu tư phát triển

Đầu tư phát triển được huyện quan tâm, tranh thủ sự giúp đỡ của cấp trên để huy động nguồn lực tập trung đầu tư các dự án giao thông trọng điểm; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng, đất đai để thu hút các dự án đầu tư mới. Nhờ sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành, công tác đầu tư phát triển trên địa bàn huyện có sự tiến bộ rõ nét, tiến độ triển khai các dự án nhanh, đảm bảo chất lượng công trình. Tổng vốn đầu tư phát triển năm 2014 là 1.266,9 tỷ đồng, tăng 15,8% so với năm 2013. Năm 2015, tổng vốn đầu tư phát triển đạt 1.328,2 tỷ đồng, bằng 100,8% so kế hoạch, tăng 4,8% so với năm 2014. Năm 2016, tổng vốn đầu tư phát triển đạt 1.573 tỷ đồng, bằng 112,4% so kế hoạch và tăng 11,4% so năm 2015.

3.1.2.2. Tình hình văn hóa, xã hội - Lĩnh vực giáo dục, đào tạo

Quy mô trường lớp học, chất lượng phổ cập giáo dục được duy trì; chất lượng giáo dục toàn diện có chuyển biến tích cực, giáo dục mũi nhọn tiếp tục

đạt được những kết quả khá toàn diện; việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện có hiệu quả; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học tiếp tục được đầu tư theo hướng hiện đại. Công tác quản lý, chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm, sai quy định được tăng cường. Tính đến hết năm 2016, trên địa bàn huyện Lâm Thao đã có 51/51 trường công lập đạt chuẩn Quốc gia (đạt 100%), tăng 3 trường so năm 2015; có thêm 7 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2, nâng tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 lên 15 trường.

- Lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe

Công tác khám, chữa bệnh Trung tâm Y tế huyện và các Trạm Y tế xã, thị trấn tiếp tục được cải thiện, trang thiết bị chuyên sâu, cơ sở vật chất được đầu tư nâng cấp; duy trì 100% trạm y tế xã, thị trấn đạt tiêu chí Quốc gia về y tế giai đoạn 2011- 2020. Công tác quản lý nhà nước về y tế tiếp tục được tăng cường, nhất là hoạt động hành nghề y, dược tư nhân; vệ sinh phòng dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm. Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm ca mắc, nghi mắc bệnh dịch, xử lý kịp thời, không để dịch bùng phát và lan rộng; kết quả không có dịch bệnh lớn, ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn.

- Lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục thể thao

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin tuyên truyền được tổ chức rộng khắp với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia nhân dịp lễ tết, sự kiện lớn, ngày kỷ niệm. Hoạt động bảo tồn, phát huy di sản văn hóa được chú trọng; các hoạt động trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa tiếp tục được quan tâm triển khai. Công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động văn hóa, tín ngưỡng được quan tâm thực hiện góp phần bảo vệ, phát huy các giá trị di tích. Duy trì và thực hiện có hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 46)