Bài học kinh nghiệm đối với huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 41)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

- Hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn phải bám sát các quy định của Nhà nước, của Chính phủ để thống nhất triển khai thực hiện trong toàn bộ chi nhánh trên địa bàn huyện Lâm Thao.

- Ngân hàng cần tiến hành ký kết thỏa thuận với các tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là Hội Nông dân và Hội Phụ nữ vì đây là 2 tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội có số lượng hội viên và có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh lớn.

- Ngân hàng cần khảo sát, nắm bắt tình hình kinh tế xã hội tại địa phương, nắm bắt nhu cầu về vốn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để tham mưu với chính quyền địa phương, phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội các cấp để tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Ngân hàng cần tuyên truyền về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đến khách hàng doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức chính trị - xã hội gắn với việc tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tài chính của khách hàng.

- Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội, đoàn thể trong việc thẩm định, bình chọn, kiểm tra vốn vay, đồng thời xây dựng, mở rộng mạng lưới các tổ, nhóm cho vay khơi thông nguồn vốn để nông dân tiếp cận, phát triển sản xuất.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn là gì?

- Thực trạng tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2014-2016 như thế nào?

- Những thành tựu đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ là gì?

- Để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ cần thực hiện những giải pháp chủ yếu nào?

2.2. Các phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Trong luận văn, tác giả sử dụng các số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2014- 2016 để phân tích thực trạng tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Tác giả thu thập số liệu thứ cấp từ các nguồn sau:

- Căn cứ vào dữ liệu được lưu trữ và các báo cáo thường niên của Agribank chi nhánh Lâm Thao từ năm 2014-2016. Trong các báo cáo này có đầy đủ các thông tin cần để sử dụng trong đề tài như quy mô huy động vốn, quy mô cho vay vốn, quy mô dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu và các khoản trích lập đề phòng rủi ro.

- Căn cứ vào Chiến lược phát triển của Agribank chi nhánh Lâm Thao đến năm 2020 để đưa ra mục tiêu cũng như định hướng phát triển hoạt động tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Lâm Thao. Ngoài ra, tác giả tham khảo thêm một số thông tin, số liệu thứ cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng như tạp chí và một số website có liên quan.

- Các nghị định, thông tư hướng dẫn của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

+ Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

+ Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

+ Thông tư số 14/2010/TT-NHNN ngày 14 tháng 6 năm 2010 về Hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

+ Thông tư số 10/2015/TT-NHNN ngày 22 tháng 07 năm 2015 về Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

- Phương pháp phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ sao cho các đơn vị trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất, ở khác tổ thì khác nhau về tính chất. Các quá trình hay hiện tượng kinh tế xã hội phát sinh và phát triển không phải ngẫu nhiên, tách rời với các hiện tượng xung quanh mà chúng có liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau theo những quy định nhất định. Sự biến động của hiện tượng này sẽ dẫn đến sự biến động của hiện tượng khác và ngược lại mỗi hiện tượng biến động đều do sự tác động của các hiện tượng xung quanh.

Áp dụng phương pháp này trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để chia số liệu thu thập được thành các nhóm khác nhau. Trong luận văn, tác giả chia hoạt động tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn thành các nhóm là mở rộng thị trường, quy mô và hiệu quả của

hoạt động tín dụng. Sau đó tác giả sẽ đi xem xét thực trạng của từng vấn đề nghiên cứu và mối quan hệ giữa các vấn đề này.

- Phương pháp tổng hợp số liệu

Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tác giả sẽ tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo các tiêu chí khác nhau phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Khi tổng hợp số liệu, tác giả sắp xếp theo một trình tự logic các thông tin thu thập được. Đối với các thông tin là số liệu thì tác giả tiến hành lập các bảng biểu để dễ theo dõi và có sự so sánh qua các năm. Việc lập các bảng số liệu có vai trò rất quan trọng, nó vừa thể hiện được số tuyệt đối, số tương đối và sự tăng giảm qua các năm.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả

Các số liệu thu thập được sẽ được liệt kê theo thời gian theo từng chỉ tiêu cụ thể. Phương pháp này kết hợp với phân tích đồ họa đơn giản như các đồ thị mô tả dữ liệu, biểu diễn các dữ liệu thông qua đồ thị, bảng biểu diễn số liệu tóm tắt. Trong luận văn là các bảng biểu thể hiện số lượng, cơ cấu của chỉ tiêu nghiên cứu. Từ các bảng số liệu, tác giả sẽ sử dụng các biểu đồ để thấy rõ hơn cũng như có cái nhìn sinh động hơn về cơ cấu của các yếu tố đang phân tích. Chúng tạo ra được nền tảng để phân tích định lượng về số liệu. Để từ đó hiểu được hiện tượng và đưa ra quyết định đúng đắn.

- Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp cơ bản nhất và thường xuyên được sử dụng trong nghiên cứu khoa học. Lý do là từng con số thống kê đơn lẻ hầu như không có ý nghĩa trong việc đưa ra các kết luận khoa học. Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thường là: chỉ tiêu kế hoạch, tình hình thực hiện các kỳ đã qua. Điều kiện để so sánh là: các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Phương pháp

so sánh có hai hình thức là: so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

Áp dụng phương pháp này, tác giả sẽ sử dụng các hàm cơ bản trong phần mềm excel để tính toán các mức độ biến động như xác định tỷ trọng của chỉ tiêu nghiên cứu, dùng chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối để xem xét tốc độ phát triển bình quân, tốc độ tăng, giảm của năm sau so với năm trước, thị phần của chỉ tiêu nghiên cứu…Từ đó, lập bảng phân tích so sánh qua các năm để xem mức độ tăng, giảm và phân tích nguyên nhân của sự tăng, giảm đó.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng thị trường cho vay

(1). Số khách hàng vay vốn tại ngân hàng

Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng của ngân hàng qua các thời kỳ, cho thấy khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng trong khoảng thời gian nhất định. Số khách hàng vay vốn tại ngân hàng tăng lên qua các năm chứng tỏ ngân hàng đang thực hiện tốt chính sách mở rộng thị trường cho vay.

(2). Mở rộng các phòng giao dịch, điểm giao dịch

Chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn có đối tượng phục vụ chính là doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình ở khu vực nông thôn và sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Với đặc thù như vậy, để chính sách này nhanh chóng, thuận tiện đến với người dân đòi hỏi các ngân hàng, các tổ chức tài chính cần mở rộng mạng lưới hoạt động của mình. Đối với ngân hàng cấp huyện, đó là việc mở rộng các phòng giao dịch, điểm giao dịch.

2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng

(1). Doanh số cho vay

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm.

(2). Doanh số thu nợ

Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó.

(3). Dư nợ cho vay

Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về.

Dư nợ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ - Doanh số thu nợ trong kỳ

2.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng

(1). Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%)

+ Công thức tính

(Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước)

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) = --- x 100% Dư nợ năm trước

+ Ý nghĩa chỉ tiêu

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

(2). Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (%) + Công thức tính

(DSCV năm nay - DSCV năm trước)

Tỷ lệ tăng trưởng DSCV (%) = --- x 100% DSCV năm trước

+ Ý nghĩa chỉ tiêu

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế

hoạch tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này tương tự như chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, nhưng bao gồm toàn bộ dư nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đã thu hồi. Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

(3). Tỷ lệ Dư nợ/Tổng vốn huy động (%) + Công thức tính Dư nợ Tỷ lệ dư nợ/Tổng vốn huy động (%) = --- x 100% Tổng vốn huy động + Ý nghĩa chỉ tiêu

Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động hay chưa. Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa tốt, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí.

(4). Hệ số thu nợ (%) + Công thức tính

Doanh số thu nợ

Hệ số thu nợ (%) = --- x 100% Doanh số cho vay

+ Ý nghĩa chỉ tiêu

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao càng tốt.

(5). Tỷ lệ nợ quá hạn (%) + Công thức tính Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn ( % ) = --- x 100 Tổng dư nợ + Ý nghĩa chỉ tiêu

Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại. (6). Tỷ lệ nợ xấu (%) + Công thức tính Tổng nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu ( % ) = --- x 100 Tổng dư nợ + Ý nghĩa chỉ tiêu

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.

(7). Vòng quay vốn tín dụng (vòng) + Công thức tính Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)