5. Kết cấu của đề tài
4.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn
nông thôn trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
4.1.1. Quan điểm về hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề có tầm chiến lược và mang tính đột phá trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Với nhận thức đầu tư cho lĩnh vực này có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nên chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, ưu tiên trong những năm qua. Đóng vai trò quan trọng trên thị trường tín dụng nông nghiệp, nông thôn, Agribank chi nhánh Lâm Thao luôn sẵn sàng các điều kiện cần và đủ trong quá trình hội nhập để phát huy vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, xứng đáng là người bạn đồng hành tin cậy gắn bó với nông dân. Agribank chi nhánh Lâm Thao luôn phát huy vai trò là cầu nối đưa chính sách phát triển kinh tế nói chung và chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
4.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
4.1.2.1. Định hướng chung
Trước bối cảnh của nền kinh tế thị trường, Agribank chi nhánh Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ có định hướng hoạt động với tư tưởng chủ đạo đó là: khai thác tối đa những điểm mạnh, khắc phục hoàn toàn những điểm yếu, tranh thủ
thời cơ sẵn có và vượt qua mọi thử thách với mục tiêu ngày một nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như vị thế của Agribank chi nhánh Lâm Thao trên toàn hệ thống cũng như địa bàn hoạt động. Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch đã đặt ra, Agribank chi nhánh Lâm Thao đưa ra những định hướng hoạt động chung như sau:
Thứ nhất, triển khai áp dụng mô hình quản lý mới, hướng tới phục vụ khách hàng theo chuẩn mực của ngân hàng hiện đại. Lành mạnh hóa hệ thống tài chính và tiến tới đạt các chỉ tiêu theo thông lệ quốc tế về ngân hàng.
Thứ hai, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bao gồm cả hoạt động ngân hàng bán buôn và hoạt động ngân hàng bán lẻ. Mở rộng quan hệ khách hàng với mọi thành phần kinh tế.
Thứ ba, tiếp tục mở rộng mạng lưới và các kênh hoạt động của ngân hàng trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Phát triển mạnh các sản phẩm và dịch vụ của Agribank dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại.
Thứ tư, phát huy vai trò chủ đạo trên thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại tệ và hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo cơ cấu cho vay hợp lý giữa các ngành hàng, giữa cho vay ngắn hạn và trung dài hạn.
Thứ năm, tăng cường đào tạo, đào tạo lại và tuyển dụng mới cán bộ có chất lượng cao, có đạo đức nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Thứ sáu, xây dựng trụ sở, tạo lập không gian giao dịch ngân hàng hiện đại, khang trang. Không ngừng nâng cao, hoàn thiện ứng dụng công nghệ trong quản lý, đa dạng hóa hoạt động nghiệp vụ nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
4.1.2.2. Định hướng cho hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn
- Xác định nông nghiệp, nông thôn là thị trường truyền thống, mở rộng tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao chất lượng dư nợ là nhiệm vụ trọng tâm, là chiến lược quan trọng để ổn định và phát triển ngân hàng trước mắt cũng như lâu dài.
- Mở rộng và tăng trưởng tín dụng phải dựa trên cơ sở tăng trưởng nguồn vốn huy động. Kiểm soát được chất lượng, đảm bảo an toàn tài sản, con người. Mặt khác, việc cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn phải gắn với việc triển khai các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
- Tăng tỷ trọng cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn phù hợp với định hướng của ngành, trong đó tập trung cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình và cá nhân. Đồng thời giảm tỷ trọng cho vay đối với nhóm ngành liên quan đến xây dựng cơ bản và các lĩnh vực ngành nghề sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
- Tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự đồng thuận của các ngành và nhân dân trên địa bàn trong việc cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Chủ trương tăng cường huy động vốn để có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn phục vụ chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ với chi phí thấp nhất có thể.
- Tích cực tuyên truyền, tư vấn cho người dân về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn để mở rộng thị trường cho vay.
- Chủ động phối hợp với công ty bảo hiểm để chủ động, tích cực triển khai sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp đến với khách hàng, giúp khách hàng hiểu được ý nghĩa và vai trò của sản phẩm này.
- Tạo lập cơ chế giám sát có hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay cũng như hiệu quả của hoạt động cho vay theo tổ, nhóm.
- Đề xuất với UBND huyện Lâm Thao ban hành văn bản quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn.