Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ và đối tượng phục vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 91 - 92)

5. Kết cấu của đề tài

4.3.2. Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ và đối tượng phục vụ

Hiện nay, các sản phẩm tín dụng cung cấp cho khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Lâm Thao chủ yếu là các sản phẩm truyền thống, do đó trong giai đoạn tới việc đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ và đối tượng phục vụ là việc làm tất yếu để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng vay vốn. Các biện pháp cần thực hiện là:

- Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, kênh phân phối: Phát triển thêm các sản phẩm tín dụng như: cho vay làng nghề truyền thống, các sản phẩm công nghiệp - dịch vụ, cho vay xuất khẩu lao động, dịch vụ tại địa bàn nông thôn. Chủ động xác định nhu cầu theo từng nhóm khách hàng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, từ đó đưa ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng.

- Đa dạng hoá các đối tượng phục vụ của hệ thống ngân hàng: ngân hàng cần phải thay đổi quan điểm “chỉ phục vụ khách hàng lớn”. Nhu cầu vay vốn của nông dân dù lớn dù nhỏ cũng nên được đáp ứng như nhau mới đảm

bảo tính công bằng trong công tác tín dụng nông nghiệp, nông thôn nhằm góp phần tăng thu nhập và giảm đói nghèo ở nông thôn. Hiệu quả của đồng vốn có thể được giải quyết bằng cách hoàn thiện việc thẩm định dự án, đánh giá mức rủi ro của người đi vay.

- Phân bổ nguồn vốn đầu tư tín dụng nông nghiệp, nông thôn một cách hợp lý về thời hạn, cơ cấu vốn đầu tư cũng như hạn mức vốn vay. Cung cấp vốn đảm bảo khai thác tiềm năng kinh tế tự nhiên của mỗi vùng, hình thành các vùng chuyên canh lúa, vùng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao phục vụ cho tiêu dùng. Ngoài ra, cần chú trọng cho vay đối với hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ gắn với các dự án kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo cung cấp đủ vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của các hộ và doanh nghiệp sản xuất.

- Xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Đặc điểm của đối tượng khách hàng nông nghiệp, nông thôn là thường thiếu tự tin khi giao dịch, do khả năng và mức độ hoà nhập của họ với cuộc sống hiện đại chưa cao. Do vậy, cán bộ của ngân hàng cần phải hòa nhã, tận tâm sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn khách hàng một cách đầy đủ kịp thời, để họ không còn tâm lý e ngại khi đến giao dịch, tạo điều kiện cho khách hàng ở vùng nông thôn từng bước tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Do một số địa bàn ở vùng nông thôn khó khăn, xa xôi, nhân viên ngân hàng lại phải đi sâu đi sát với khách hàng để nắm bắt và đáp ứng nhu cầu về vốn cũng như nắm rõ gia cảnh của khách hàng để quản lý tín dụng tốt, vì vậy cán bộ ngân hàng không những phải nắm vững nghiệp vụ mà phải có sức khỏe tốt và chịu khó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)