Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 99 - 103)

5. Kết cấu của đề tài

4.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

- Hỗ trợ các tổ chức tín dụng có tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn lớn (từ 40% trở lên) thông qua tái cấp vốn và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

- Tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng mạng lưới tại các vùng sâu, vùng xa, các địa bàn nông nghiệp, nông thôn phù hợp với điều kiện thực tế để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh, đa dạng hóa hoạt động tín dụng ở nông thôn, đáp ứng nhu cầu vốn phát sinh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; đơn giản hóa thủ tục vay vốn cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ về pháp lý, an toàn vốn vay, đặc biệt là đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, như rà soát và hoàn thiện hồ sơ tín dụng theo hướng tiết giảm tối đa thủ tục, giấy tờ; đưa ra các sản phẩm tín dụng phù hợp với hoạt động sản xuất của nông dân như cho vay liên vụ, cho vay qua sổ tín dụng, xuống tận địa bàn để cho vay, thu nợ (gốc, lãi) ngay tại địa bàn của người vay thay vì phải đến trụ sở ngân hàng.

KẾT LUẬN

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề có tầm chiến lược và mang tính đột phá trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Với nhận thức đầu tư cho lĩnh vực này có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nên chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, ưu tiên trong những năm qua. Trong giai đoạn 2012-2014, hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã đạt được một số kết quả: số lượng khách hàng vay vốn, doanh số cho vay, dư nợ trong kỳ có xu hướng tăng lên qua các năm; Các chỉ tiêu tỷ lệ tăng trưởng dư nợ, tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay tăng qua các năm. Điều đó cho thấy, Agribank chi nhánh Lâm Thao đang hoạt động có hiệu quả trong việc mở rộng khách hàng và cho vay vốn; Chi nhánh đã thực hiện tốt việc huy động vốn để cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ dư nợ/tổng vốn huy động trong 3 năm đều nhỏ hơn 1; Hệ số thu hồi nợ đạt trên 91%, điều này thể hiện chi nhánh đã làm tốt công tác thu hồi nợ, góp phần làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu qua các năm; Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu có xu hướng giảm qua các năm và nằm trong mức an toàn, xu hướng này cho thấy, chất lượng tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn đang ngày càng tốt lên.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ còn một số hạn chế như: mặc dù nguồn vốn huy động đã tăng liên tục qua các năm, nhưng vốn cho vay vẫn còn ở mức hạn chế và chưa đáp ứng được hết nhu cầu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; Các sản phẩm tín dụng cung cấp cho khu vực nông thôn chủ yếu là các sản phẩm truyền thống như cho vay theo món, cho vay hạn mức; Dịch vụ bảo hiểm tín dụng nông nghiệp mặc dù đã được triển khai thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao; Theo quy định hiện

nay, muốn vay vốn để phát triển nông nghiệp, nông thôn, người dân cần phải có phương án sử dụng vốn vay sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, việc lập cũng như thẩm định các dự án đầu tư khả thi còn hạn chế, điều này được minh chứng qua việc coi tài sản thế chấp là cơ sở đảm bảo tiền vay duy nhất, lấy đó để xác định mức cho vay dù dự án kinh doanh có hiệu quả hay không; Một số cán bộ tín dụng vẫn còn tâm lý ngại cho nông dân vay vốn, chỉ muốn phục vụ những khách hàng vay tiền với số lượng lớn; Thực tế, nông dân rất cần vốn nhưng không vay được vốn. Nguyên nhân là do thủ tục phức tạp, vướng mắc liên quan đến tài sản thế chấp; Thời gian qua, việc phối hợp giữa ngân hàng với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Lâm Thao trong việc triển khai thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn còn chưa được chặt chẽ. Hầu như, công tác triển khai chỉ do các ngân hàng thực hiện vì đơn vị này trực tiếp cho khách hàng vay vốn.

Xuất phát từ những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, gồm: phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn; Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ và đối tượng phục vụ; Đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, mở rộng khách hàng vay vốn; Đơn giản hóa thủ tục vay vốn; Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ tiết kiệm và tổ vay vốn; Đẩy mạnh hoạt động bán bảo hiểm tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Với kết quả nghiên cứu như trên, đề tài đã đạt được mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học để đề tài được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

2. Chính phủ, Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

3. Chính phủ, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

4. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình Tín dụng ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

5. Vương Đình Huệ (2013), “Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, Tạp chí Cộng sản đảng điện tử đăng ngày 06/05/2013.

6. Nguyễn Minh Kiều (2011), Giáo trình tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.

7. Nguyễn Minh Kiều (2010), Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

8. Nguyễn Thành Nam (2016), “Đánh giá về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn”, Tạp chí Ngân hàng, số 14.

9. Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư số 14/2010/TT-NHNN ngày 14 tháng 6 năm 2010 về Hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

10. Ngân hàng Nhà nước (2015), Thông tư số 10/2015/TT-NHNN ngày 22 tháng 07 năm 2015 về Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

11. Ngân hàng Nhà nước huyện Lâm Thao, Báo cáo thường niên năm 2014, 2015 và 2016.

12. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lâm Thao, Báo cáo thường niên năm 2014, 2015 và 2016.

13. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lâm Thao, Sổ tay tín dụng năm 2016, Tài liệu lưu hành nội bộ.

14. Lê Thị Tuấn Nghĩa, Phạm Mạnh Hùng (2015), “Tín dụng ngân hàng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn - thực trạng và một số kiến nghị”,

Tạp chí khoa học và Đào tạo ngân hàng, số 154 năm 2015.

15. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội khóa 12 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010.

16. Phan Thị Thanh Tâm (2015), “Chính sách tín dụng mới phát triển nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Tài chínhđăng ngày 25/08/2015.

17. Một số website: - lamthao.phutho.gov.vn - agribank.ngan-hang.com/chinhanh/phu-tho/lam-thao - agribank.ngan-hang.com/chinhanh/daklak - agribank.ngan-hang.com/chinhanh/thaibinh - agribank.ngan-hang.com/chinhanh/caobang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)