5. Kết cấu của đề tài
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Lâm Thao nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, có diện tích tự nhiên gần 9.754 ha, dân số hơn 102.400 người. Trên địa bàn huyện có 14 đơn vị hành chính, bao gồm 12 xã và 02 thị trấn. Lâm Thao là huyện đồng bằng duy nhất của tỉnh nên huyện có nhiều lợi thế cho phát triển nông nghiệp, nông thôn:
- Trung tâm huyện là thị trấn Lâm Thao cách thành phố Việt Trì khoảng 10 km về phía Tây. Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông chính như quốc lộ 32C với chiều dài 14 km nối thông giữa Quốc lộ 2 với Quốc lộ 32A. Ngoài ra, còn có 5 tuyến Tỉnh lộ 320, 324, 324B, 324C, 325B có tổng chiều dài 52,5 km và 5 tuyến huyện lộ dài 18,5 km, tuyến đường thủy trên sông Hồng chảy dọc phía Tây trên địa bàn huyện dài 28 km từ Xuân Huy đến Cao Xá. Với vị trí địa lý có hệ thống giao thông khá thuận lợi nên huyện Lâm Thao là của ngõ giữa miền núi và vùng đồng bằng, đồng thời là cửa ngõ quan trọng giữa thành phố Việt Trì với các tỉnh phía Bắc, có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, vận chuyển và trung chuyển để tiêu thụ hàng hóa, nông sản thuận tiện.
- Huyện Lâm Thao có địa hình tương đối đa dạng, tiêu biểu của một vùng bán sơn địa: có đồi, đồng ruộng của một số xã phía Bắc và cánh đồng rộng có địa hình khá bằng phẳng ở một số xã phía Nam. Địa hình của huyện Lâm Thao phong phú, đa dạng thuận lợi trong việc sử dụng đất vào sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển nông nghiệp cận đô thị.
- Huyện Lâm Thao chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ bình quân cả năm 230C, trong đó nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 290C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 140C. Đây là yếu tố thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng ngắn ngày tương đối đa dạng, đặc biệt đối với một số rau màu thực phẩm ưa nền nhiệt thấp và các loại cây ăn quả nhiệt đới.
- Tài nguyên nước của huyện Lâm Thao được cung cấp chủ yếu bởi 3 nguồn chính là nước mặt, nước ngầm và nước mưa tự nhiên. Nước mặt có nguồn chính từ các sông, ngòi, ao, hồ, đầm lớn nhỏ phân bố khắp các xã trong huyện. Đặc biệt huyện có sông Hồng chảy qua 8 xã, thị trấn, trữ lượng nước của sông Hồng lớn. Đây là nguồn cấp nước quan trọng cho sản xuất và đời sống của nhân dân và còn có tác dụng điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản, giao thông đường thủy; Nước ngầm được khai thác sử dụng cho công nghiệp của các nhà máy và được lấy từ giếng khoan, giếng đào để cung cấp nước sinh hoạt cho mỗi nhà dân, nước ngầm của huyện tương đối dễ khai thác và chất lượng tốt; Nước mưa với trữ lượng nước mưa trung bình 1.720 mm trong năm, đây là nguồn nước bổ sung cho các ao, hồ đầm và cho các sinh hoạt khác của nhân dân. Nước mưa là nguồn cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đặc biệt là đối với các cây trồng lâu năm và rừng sản xuất, địa hình phức tạp, khó tưới nhân tạo.