5. Kết cấu của đề tài
1.1.4. Nội dung hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn
1.1.4.1. Triển khai các chính sách của Chính phủ về tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn
Mục tiêu của hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn là đáp ứng đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả nguồn vốn cho nhu cầu phát triển toàn diện lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của người nông dân. Để đạt được mục tiêu này, trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 và Nghị định số 55/NĐ-CP ngày 09/06/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng các tổ chức tín dụng phải ưu đãi hơn cho nông dân để hưởng được ưu đãi của Nhà nước.
Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ra đời được đánh giá là chính sách quan trọng giúp khơi thông nguồn vốn, cho phép khách hàng nông nghiệp, nông thôn tiếp cận vốn vay dễ dàng, theo cơ chế ưu đãi, đưa nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn tăng trưởng cao, thúc đẩy ngành phát triển theo định hướng
chung và giúp người dân yên tâm sản xuất. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành, địa phương đã quyết liệt triển khai Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, qua đó thúc đẩy tăng trưởng nguồn tín dụng vào nông nghiệp và nông thôn một cách mạnh mẽ. Nhờ có Nghị định này, nguồn tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn chuyển biến rất tích cực. Năm 2012, tín dụng cho khu vực này tăng 12,52%. Đến cuối năm 2013, tín dụng dành cho nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 17%. Đến cuối năm 2014, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 744.622 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với cuối năm 2009, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 30%/năm, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng bình quân chung 15% của nền kinh tế. Tính đến cuối tháng 6/2015, dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 802.000 tỷ đồng, tăng 7,71% so với cuối năm 2014, cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn ngành.
Trên cơ sở đề xuất của Ngân hàng Nhà nước, ngày 9/6/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định số 41/2010/NĐ-CP với nhiều điểm mới. Trong đó, các điểm nổi bật của Nghị định này có thể chỉ ra như: bổ sung thêm đối tượng được vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, bao gồm cả những cá nhân, hộ gia đình cư trú trên địa bàn nông thôn hoặc có tham gia sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; Thúc đẩy tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, mô hình ứng dụng công nghệ cao. Nội dung chính của định hướng này tập trung vào quy định cho vay không có tài sản đảm bảo lên đến 70-80% giá trị dự án, phương án sản xuất, kinh doanh; Khuyến khích khách hàng vay vốn tham gia mua bảo hiểm trong nông nghiệp; Khuyến khích các tổ chức tín dụng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thông qua quy định về trích lập dự phòng rủi ro, hỗ trợ nguồn vốn và các công cụ điều hành chính sách tiền tệ khác.
1.1.4.2. Mở rộng thị trường cho vay tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn - Mở rộng mạng lưới cho vay
Trong nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 và Nghị định số 55/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ đều yêu cầu các tổ chức tín dụng mở rộng mạng lưới hoạt động tại các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, phù hợp với thực tế về khả năng tài chính và năng lực hoạt động của tổ chức tín dụng; phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương để thực hiện cho vay, thu hồi nợ vay và giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Đây là yêu cầu cần thiết vì khu vực nông thôn tập trung ở các khu vực có điều kiện kinh tế kém phát triển, giao thông đi lại khó khăn, đời sống cũng như trình độ dân trí của người dân còn thấp. Nếu như mạng lưới các chi nhánh, các phòng giao dịch, các điểm giao dịch không phủ sóng khắp, không gần với người dân thì người dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn vay theo chính sách hỗ trợ của chính phủ.
- Thực hiện các biện pháp tuyên truyền chính sách
Để chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn được đông đảo người dân biết đến thì hoạt động tuyên truyền chính sách rất quan trọng. Công tác tuyên truyền yêu cầu tất cả các bộ, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, UBND các tỉnh, huyện, xã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình, chủ động triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Phối hợp chặt chẽ, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn trong việc cung ứng nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo sự đồng thuận cao trong tổ chức thực hiện giữa các cấp, các ngành, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng nhân dân trong tỉnh.
- Mở rộng quy mô khách hàng vay vốn
Hiệu quả của hoạt động tuyên truyền chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến việc mở rộng quy mô khách hàng vay vốn, bởi chỉ khi khách hàng biết đến các chính sách, các ưu đãi họ được hưởng thì các ngân hàng, các tổ chức tín dụng mới có khách hàng để cho vay. Thực tế, nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng họ không biết vay ở đâu? Họ có được hưởng các ưu đãi gì không? Các điều kiện, thủ tục để vay vốn là gì? Quy mô khách hàng vay vốn tăng qua các năm chứng tỏ ngân hàng, các tổ chức tín dụng đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, đồng thời là dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng.
1.1.4.3. Kết quả hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn
Hoạt động tín dụng (cho vay) là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận. Doanh thu từ hoạt động tín dụng để bù đắp các khoản chi phí như chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trôi nổi, thuế và các chi phí rủi ro đầu tư. Kinh tế càng phát triển, doanh số cho vay của các ngân hàng càng tăng nhanh và loại hình cho vay càng trở nên đa dạng. Ở hầu hết các nước phát triển hàng đầu thế giới, cho vay của các ngân hàng thương mại đã chuyển dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn. Khu vực cho vay ngắn hạn nhường chỗ cho thị trường tài chính tiền tệ cung ứng. Ngược lại ở hầu hết các nước đang phát triển, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn hơn so với cho vay dài hạn, xuất phát từ lý do thiếu an toàn cho các khoản đầu tư dài hạn, trong đó có những tác nhân chủ yếu như tình hình tăng trưởng kinh tế, lạm phát...Kết quả hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu như quy mô và cơ cấu huy động vốn để cho vay (cơ cấu vay theo đối tượng khách hàng, cơ cấu vay theo thời gian); tổng doanh số và cơ cấu cho vay trong kỳ; tổng dư nợ và cơ cấu dư nợ trong kỳ (dư nợ theo thành phần kinh tế, dư nợ theo thời gian, dư nợ theo ngành kinh tế). Các chỉ tiêu này sẽ phản ánh mặt lượng của hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn.
1.1.4.4.Hiệu quả hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn
Tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với Agribank bởi Agribank đảm trách nhiệm vụ chính trị trọng yếu trên thị trường tín dụng nông nghiệp nông thôn, khẳng định vai trò chủ đạo trong đầu tư cho lĩnh vực có nhiều rủi ro, khó khăn nhất, nhưng cũng đầy tiềm năng nhất - đó là nông nghiệp, nông thôn. Thông qua việc xem xét hiệu quả của hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn sẽ giúp cho ngân hàng có thể đánh giá lại hoạt động cho vay của mình để từ đó có thể đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại thiếu sót và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cho vay. Xét trên quan điểm của ngân hàng thì hoạt động tín dụng được xem là có hiệu quả khi nó đảm bảo được ba yếu tố: (1). Khả năng sinh lợi cho ngân hàng; (2). Khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn; (3). Khả năng thanh khoảnh từ phía nguồn. Điều này có nghĩa là các ngân hàng khi tiến hành cho vay thì khoản cho vay đó phải đem lại thu nhập cho ngân hàng, đảm bảo trang trải được chi phí trả cho lãi suất huy động hoặc đi vay, chi phí ngân hàng và rủi ro của ngân hàng. Song không phải các ngân hàng cứ cho vay nhiều, mang lại nhiều lợi nhuận là có hiệu quả cao bởi vì nếu cho vay ra mà không thu hồi được vốn cho vay hoặc cho vay không cân xứng với nguồn huy động được thì sớm hay muộn ngân hàng cũng dễ rơi vào tình trạng thua lỗ, đổ bể. Chính vì vậy, hiệu quả tín dụng là yếu tố quan trọng và cần thiết đầu tiên đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Theo quan điểm của ngân hàng về hiệu quả tín dụng thì hoạt động tín dụng của ngân hàng được coi là hiệu quả khi nó mang lại thu nhập và tỷ lệ sinh lời lớn nhất ứng với mức độ rủi ro chấp nhận của ngân hàng trong quá trình thực hiện tài trợ của ngân hàng và phục vụ mục tiêu phát triển của từng ngân hàng trong từng giai đoạn. Hiệu quả tín dụng là một trong những biểu hiện của hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng, nó phản ánh chất lượng của các hoạt động tín dụng ngân hàng. Đó là khả năng cung ứng tín dụng phù
hợp với yêu cầu phát triển của các mục tiêu kinh tế xã hội và nhu cầu của khách hàng đảm bảo nguyên tắc hoàn trả nợ vay đúng hạn, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thương mại từ nguồn tích luỹ do đầu tư tín dụng và do đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của ngân hàng. Vì vậy, hiệu quả tín dụng là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh khả năng thích nghi của tín dụng ngân hàng với sự thay đổi của các yếu tố chủ quan (khả năng quản lý, trình độ của cán bộ quản lý ngân hàng…) và các yếu tố khách quan (mức độ an toàn vốn tín dụng, lợi nhuận của khách hàng, sự phát triển kinh tế xã hội…). Do đó hiệu quả tín dụng là kết quả của mối quan hệ biện chứng giữa ngân hàng, khách hàng vay vốn và nền kinh tế xã hội.
Để phản ánh mặt chất của hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn, cần sử dụng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng phát triển