Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 51 - 55)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế - Về phát triển kinh tế

Những năm qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Lâm Thao đã nỗ lực phấn đấu, thực hiện có hiệu quả các khâu đột phá, đạt được những thành tựu quan trọng và toàn diện. Tổng giá trị sản xuất có xu hướng tăng lên qua các năm. Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa. Là huyện đi đầu của

tỉnh đẩy mạnh thâm canh, chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo nhu cầu thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, tạo được nhiều mô hình kinh tế có thu nhập cao với các sản phẩm đa dạng. Sản xuất công nghiệp có bước phát triển cả về quy mô và chất lượng, thu hút đầu tư phát triển gắn với chế biến sản phẩm nông nghiệp.

Bảng 3.1: Tình hình phát triển kinh tế huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Giá trị Cơ cấu

(%) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) Tổng giá trị sản xuất 2.469,6 100 2.566,6 100 2.598,3 100 - Nông nghiệp 480,6 19,5 518,3 20,2 529,4 20,4

- Công nghiệp - Xây dựng 1.398,0 56,6 1.421,6 55,4 1.416,0 54,5

- Dịch vụ 591,0 23,9 626,7 24,4 652,9 25,1

(Nguồn: UBND huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ)

Tổng giá trị sản xuất của huyện tăng lên qua 3 năm, cụ thể năm 2014 là 2.469,6 tỷ đồng, trong đó công nghiệp - xây dựng chiếm 56,6%; dịch vụ chiếm 23,9%; ngành nông nghiệp chiếm 19,5%. Năm 2015, tổng giá trị sản xuất đạt 2.566,6 tỷ đồng, trong đó công nghiệp - xây dựng chiếm 55,4%; dịch vụ chiếm 24,4%; ngành nông nghiệp chiếm 20,2%. Năm 2016, tổng giá trị sản xuất đạt 2.598,3 tỷ đồng, trong đó công nghiệp - xây dựng chiếm 54,5%; dịch vụ chiếm 25,1%; ngành nông nghiệp chiếm 20,4%. Qua phân tích cho thấy, mặc dù giá trị sản xuất của cả 3 ngành đều tăng qua các năm, tuy nhiên nếu xét về tỷ trọng thì giá trị của ngành nông nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng lên, còn tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng có xu hướng giảm xuống, từ 56,6% năm 2014 xuống 54,5% năm 2016.

- Về thu nhập bình quân đầu người

Thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2014, thu nhập bình quân đầu người đạt 32 triệu đồng/người/năm. Năm 2015,

thu nhập bình quân đầu người đạt 33,52 triệu đồng/người/năm, tăng 1,52 triệu đồng ứng với tăng 4,8% so với năm 2014. Năm 2016, thu nhập bình quân đầu người đạt 35,4 triệu đồng/người/năm, tăng 1,88 triệu đồng ứng với tăng 5,6% so với năm 2015.

- Về thu ngân sách nhà nước

Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2014 là 362.568 triệu đồng, đạt 136,6% dự toán, bằng 131,8% so với nghị quyết của HĐND huyện. Năm 2015, tổng thu ngân sách nhà nước là 395.747 triệu đồng, đạt 142,2% dự toán, bằng 129,3% so với nghị quyết của HĐND huyện. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2015 tăng 33.179 triệu đồng, ứng với tăng 9,2% so với năm 2014. Năm 2016, tổng thu ngân sách nhà nước là 379.374 triệu đồng, đạt 124% dự toán, bằng 115,6% so với nghị quyết của HĐND huyện. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2016 giảm 16.373 triệu đồng, ứng với giảm 4,1% so với năm 2015.

- Về vốn đầu tư phát triển

Đầu tư phát triển được huyện quan tâm, tranh thủ sự giúp đỡ của cấp trên để huy động nguồn lực tập trung đầu tư các dự án giao thông trọng điểm; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng, đất đai để thu hút các dự án đầu tư mới. Nhờ sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành, công tác đầu tư phát triển trên địa bàn huyện có sự tiến bộ rõ nét, tiến độ triển khai các dự án nhanh, đảm bảo chất lượng công trình. Tổng vốn đầu tư phát triển năm 2014 là 1.266,9 tỷ đồng, tăng 15,8% so với năm 2013. Năm 2015, tổng vốn đầu tư phát triển đạt 1.328,2 tỷ đồng, bằng 100,8% so kế hoạch, tăng 4,8% so với năm 2014. Năm 2016, tổng vốn đầu tư phát triển đạt 1.573 tỷ đồng, bằng 112,4% so kế hoạch và tăng 11,4% so năm 2015.

3.1.2.2. Tình hình văn hóa, xã hội - Lĩnh vực giáo dục, đào tạo

Quy mô trường lớp học, chất lượng phổ cập giáo dục được duy trì; chất lượng giáo dục toàn diện có chuyển biến tích cực, giáo dục mũi nhọn tiếp tục

đạt được những kết quả khá toàn diện; việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện có hiệu quả; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học tiếp tục được đầu tư theo hướng hiện đại. Công tác quản lý, chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm, sai quy định được tăng cường. Tính đến hết năm 2016, trên địa bàn huyện Lâm Thao đã có 51/51 trường công lập đạt chuẩn Quốc gia (đạt 100%), tăng 3 trường so năm 2015; có thêm 7 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2, nâng tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 lên 15 trường.

- Lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe

Công tác khám, chữa bệnh Trung tâm Y tế huyện và các Trạm Y tế xã, thị trấn tiếp tục được cải thiện, trang thiết bị chuyên sâu, cơ sở vật chất được đầu tư nâng cấp; duy trì 100% trạm y tế xã, thị trấn đạt tiêu chí Quốc gia về y tế giai đoạn 2011- 2020. Công tác quản lý nhà nước về y tế tiếp tục được tăng cường, nhất là hoạt động hành nghề y, dược tư nhân; vệ sinh phòng dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm. Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm ca mắc, nghi mắc bệnh dịch, xử lý kịp thời, không để dịch bùng phát và lan rộng; kết quả không có dịch bệnh lớn, ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn.

- Lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục thể thao

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin tuyên truyền được tổ chức rộng khắp với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia nhân dịp lễ tết, sự kiện lớn, ngày kỷ niệm. Hoạt động bảo tồn, phát huy di sản văn hóa được chú trọng; các hoạt động trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa tiếp tục được quan tâm triển khai. Công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động văn hóa, tín ngưỡng được quan tâm thực hiện góp phần bảo vệ, phát huy các giá trị di tích. Duy trì và thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Hoạt động thông tin truyền thông có hiệu quả; đã tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, cuộc bầu cử đại biểu Quốc

hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng bộ huyện và các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước đảm bảo thông tin chính thống, định hướng đúng dư luận xã hội.

- Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm

Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm được chú trọng. Huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát đối tượng đăng ký học nghề miễn phí đối với lao động nông thôn; phối hợp với các ban, ngành đoàn thể, các cơ sở đào tạo nghề để thông báo tuyển sinh, tư vấn tuyển chọn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và hỗ trợ vốn thông qua ngân hàng chính sách xã hội. Tính đến hết năm 2016, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn huyện đạt 55,9%, tăng 3,1% so năm 2015.

- Công tác đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo

Các chế độ chính sách đối với người có công, hoạt động thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ; thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách, người nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán, ngày 27/7 được thực hiện đầy đủ, đúng chính sách, đúng đối tượng đã thể hiện được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp đối với người có công. Công tác giảm nghèo bền vững được tiếp cận theo hướng hỗ trợ chăm lo trực tiếp và toàn diện các nhu cầu cuộc sống của người nghèo, thực hiện các giải pháp hỗ trợ về nhà ở, vay vốn sản xuất, đào tạo nghề, hỗ trợ mua thẻ Bảo hiểm y tế, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững. Chỉ đạo triển khai thực hiện điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều năm 2016 đúng quy định. Đến hết năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo còn 3,32%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)