Nghiên cứu của (Fama và Jensen,1983) HĐQT là một cơ chế quản trị nội
bộ, có quyền kiểm soát các nhà quản lý thông qua các quy trình ra quyết định, phê chuẩn và giám sát. Tác giả cho rằng quy trình ra quyết định gồm bốn bước: (1) Khởi xướng, (2) phê duyệt, (3) thực hiện và (4) giám sát. Trong đó bước khởi xướng và thực hiện do cấp ra quyết định thực hiện, còn các bước phê chuẩn và giám sát là vai trò cơ bản của HĐQT.
Nghiên cứu của Demsetz và Lehn (1985) cho rằng phạm vi rủi ro đạo đức
là rất lớn cho các công ty mà ban quản lý không nắm cổ phần, do đó những nhà quản lý phải có cổ phần sở hữu lớn hơn để gắn liền lợi ích của họ với lợi ích các cổ đông và công ty. Điều này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sở hữu cổ phần của ban quản lý đối với hiệu quả hoạt động công ty.
Nghiên cứu của Jensen (1993) cho rằng quy mô HĐQT không nên có quá 7
hay 8 người vì khi đó HĐQT sẽ giảm đi các chức năng thật sự của mình và giảm tính giám sát bộ phận quản lý công ty. Mặt khác theo quan điểm lý thuyết ràng buộc các nguồn lực, (Hillman và cộng sự, 2000) cho rằng HĐQT lớn hơn sẽ có mối liên hệ tích cực đến hiệu quả hoạt động của công ty, khi đó các nhà điều hành sẽ nhận được những lời tư vấn, những định hướng tốt hơn.
Theo La Porta, Lopez-de-Silanes, Shleifer và Vishny (1998) thì vấn đề chi
phí đại diện (tức vấn đề xung đột lợi ích giữa ban giám đốc và các cổ đông công ty do tách biệt quyền sở hữu và chức năng quản lý) là tương đối nghiêm trọng hơn do sự vắng mặt của cơ sở pháp lý và cơ chế quản lý khác.
Nghiên cứu của (Bhagat và Black, 1999; Shakir, 2008) kết luận rằng các
thành viên HĐQT bên trong công ty có mối quan hệ cùng chiều đối với hiệu quả hoạt động công ty. Hiệu quả hoạt động công ty còn ảnh hưởng tích cực với các thành viên HĐQT bên ngoài không điều hành (Ness và cộng sự, 2010), quyền kiêm nhiệm (Gill và Mathur, 2011; Peni, 2012), tỷ lệ sở hữu của HĐQT (Daraghma, 2010; Uwalomwa và Olamide, 2012)..
Theo Yifan Hu và Xianming Zhou (2008), bằng cách kiểm tra một mẫu
từ Trung Quốc cho tác động của sở hữu cổ phần của ban quản lý lên hiệu quả hoạt động công ty. Kết quả cho thấy rằng các công ty có ban quản lý nắm giữ cổ phần hoạt động tốt hơn các công ty mà ban quản lý không nắm giữ cổ phần. Ngoài ra, mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động công ty và sở hữu cổ phần của ban quản lý là phi tuyến, và các điểm uốn, mà tại đó các mối quan hệ chuyển sang ngược chiều xảy ra tại mức sở hữu trên 50%.
Nghiên cứu của Babic và cộng sự (2011).Nghiên cứu này phân tích sự phát
triển của vai trò HĐQT gắn liền với sự phát triển các quan điểm về lý thuyết quản trị công ty. Tác giả xác định ba vai trò chính của HĐQT gồm: (1) Vai trò kiểm soát, (2) vai trò hỗ trợ, (3) vai trò chiến lược. Quan điểm của tác giả đã nêu lên được mối quan hệ giữa cấu trúc và phương thức hoạt động của HĐQT, đồng thời thể hiện được hiệu quả trong vai trò của HĐQT.
Có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm HĐQT tác động đến hiệu quả hoạt động công ty theo nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau như: Quy mô HĐQT (Shakir, 2008; Guest, 2009; O’Connell và Cramer, 2010), cấu trúc của HĐQT (Bhagat và Black, 1999; Ness và cộng sự, 2010), quyền kiêm nhiệm (Gill và Mathur, 2011; Peni, 2012), tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT (Uwalomwa và Olamide, 2012).
2.4.2 Nghiên cứu trong nước
Nguyễn Việt Hòa (2013),“Mối liên hệ giữa các đặc điểm hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam”, nghiên cứu này hướng đến việc đánh giá mối liên hệ giữa các đặc điểm Hội
đồng quản trị và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, với mong muốn góp phần làm sáng tỏ những nhân tố quản trị doanh nghiệp có thể giúp tối đa hóa giá trị cổ đông các công ty tại Việt Nam. Từ đó phát triển mô hình nghiên cứu và giả thiết cho các mối liên hệ này. Những đặc điểm của Hội đồng quản trị được xem xét trong luận văn bao gồm: (i) độ tuổi; (ii) sự kiêm nhiệm Tổng giám đốc – Chủ tịch Hội đồng quản trị; (iii) trình độ học vấn; (iv) sự tham gia của thành viên người nước ngoài; (v) giới tính thành viên; (vi) quy mô; (vii) tỷ lệ sở hữu. Bên cạnh đó, để việc xem
xét các mối liên hệ được toàn diện hơn, tác giả đo lường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp theo hai ch số (a) cơ sở thị trường - ch số Tobin’s Q và (b) cơ sở sổ sách kế toán - ch số ROA. Để lựa chọn phương pháp ước lượng, luận văn lần lượt hồi quy cho toàn mẫu và tiến hành kiểm định các giả thiết của từng phương pháp: (1) bình phương nhỏ nhất kết hợp tất cả quan sát (Pooled OLS); (2) bình phương nhỏ nhất tổng quát (Generalized Least Square - GLS) kết hợp hiệu ứng ngẫu nhiên (Random effect); (3) mô hình các ảnh hưởng cố định (Fixed effect model); và (4) phương pháp ước lượng dữ liệu bảng động 2 bước GMM (Dynamic Panel-data estimation, two-steps system GMM).Luận văn này tìm hiểu mối liên hệ giữa hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (được đo lường bởi ch số Tobin’s Q và ROA). Thứ nhất, độ tuổi trung bình của Hội đồng quản trị có mối tương quan âm và có ý nghĩa thống kê với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (đo lường bằng Tobin’s Q).Thứ hai, mối tương quan âm giữa độ tuổi trung bình HĐQT và hiệu quả hoạt động mạnh hơn đáng kể đối với nhóm doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động chưa cao.Thứ ba, trình độ học vấn của các thành viên HĐQT trong nhóm có hiệu quả hoạt động cao (Tobin’s Q ≤ 1) tương quan âm với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, và sự tương quan này mạnh hơn đáng kể so với nhóm có hiệu quả hoạt động chưa cao (Tobin’s Q > 1).Thứ tư, tỷ lệ tham gia của thành viên nước ngoài (thường đại diện cho tổ chức nước ngoài) trong HĐQT có tương quan âm đối với hiệu quả hoạt động.Thứ năm, quy mô HĐQT có mối tương quan dương với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, sự tương quan này mạnh hơn đối với nhóm các doanh nghiệp hoạt động chưa tốt (Tobin’s Q ≤ 1; ROA nhỏ hơn ROA trung vị).
Võ Hồng Đức (2013),“Tác động của thành viên hội đồng quản trị nữ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp”. Thông qua nghiên cứu 77 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh(HOSE) giai đoạn 2006-2011, kết quả nghiên cứu cho thấy nữ giới đã góp phần quan trọng trong sự thành công trên phương diện hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết.
Võ Hồng Đức, Phan Bùi Gia Thủy (2013) “Tác động của đặc điểm hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động công ty: Minh chứng ở Việt Nam”. Nghiên
cứu này được thực hiện với mục đích đo lường tác động của đặc điểm Hội đồng quản trị (HĐQT) đến hiệu quả hoạt động công ty ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy thành viên nữ trong HĐQT, quyền kiêm nhiệm và trình độ học vấn của HĐQT tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động công ty.
Nguyễn Thế Hùng (2015),“Mối quan hệ giữa giá trị doanh nghiệp và cấu trúc HĐQT. Minh chứng thực nghiệm từ các công ty niêm yết trên HOSE”. Mục tiêu nghiên cứu: xác định mối quan hệ giữa cấu trúc hội đồng quản trị và giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên HOSE, từ đó đề xuất một số chính sách phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu: từ các bài nghiên cứu khoa học đã thu thập được, tác giả tiến hành tổng hợp, thống kê và xử lý số liệu thông qua phương pháp định tính và định lượng. Các kỹ thuật tính toán được sử dụng trong mô hình bao gồm: thống kê mô tả các biến dữ liệu; ước lượng các mô hình hồi quy theo 3 phương pháp OLS, FEM, REM, tiến hành các kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp; cuối cùng, tác giả sử dụng mô hình hồi quy 3 giai đoạn (3SLS) để kiểm soát vấn đề nội sinh tồn tại trong các mô hình. Ý nghĩa, thực tiễn của đề tài: hệ thống quá cơ sở lý luận, xác định mô hình và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc HĐQT và tìm mối liên hệ giữa giá trị doanh nghiệp và sự thay đổi trong cấu trúc HĐQT của các công ty niêm yết trên HOSE.
Nguyễn Thị Trâm (2015),“Tác động của đặc điểm Hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động công ty”. Mục tiêu nghiên cứu: nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu là kiểm định nhằm đưa ra bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của đặc điểm HĐQT tới hiệu quả hoạt động của các công ty ở thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng cơ chế quản trị công ty một cách hiệu quả, đảm bảo hiệu quả hoạt động của công ty. Luận văn cũng sử dụng kết quả hồi quy để giải thích vấn đề này.
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước đây
Stt Tên công trình Kết quả nghiên cứu Tác giả
bốn bước: (1) Khởi xướng, (2) phê duyệt, (3) thực hiện và (4) giám sát.
Jensen (1983)
2 Rủi ro đạo đức.
Tầm quan trọng của việc sở hữu cổ phần của ban quản lý đối với hiệu quả hoạt động công ty.
Demsetz và Lehn (1985)
3 Quy mô HĐQT.
Quy mô của HĐQT không nên có quá 7 hay 8 người vì khi đó HĐQT sẽ giảm đi các chức năng thật sự của mình và giảm đi tính giám sát bộ phận quản lý công ty.
Jensen(1993)
4 Chi phí đại diện
Chi phí đại diện (tức vấn đề xung đột lợi ích giữa ban giám đốc và các cổ đông công ty do tách biệt quyền sở hữu và chức năng quản lý) là tương đối nghiêm trọng hơn do sự vắng mặt của cơ sở pháp lý và cơ chế quản lý khác. La Porta, Lopez-de- Silanes, Shleifer và Vishny (1998) 5
Mối quan hệ giữa thành viên HĐQT với hiệu quả
hoạt động công ty.
Kết quả cho thấy thành viên HĐQT bên trong công ty có mối quan hệ cùng chiều đối với hiệu quả hoạt động công ty. Hiệu quả hoạt động công ty còn ảnh hưởng tích cực với các thành viên HĐQT bên ngoài không điều hành.
Bhagat và Black (1999); Shakir (2008)
6
Tác động của sở hữu cổ phần của ban quản lý lên
hiệu quả hoạt động công ty
), bằng cách kiểm tra một mẫu
của các công ty Trung Quốc không niêm yết, tác giả cung cấp bằng chứng đầu tiên từ Trung Quốc cho tác động của sở hữu cổ phần của ban quản lý lên hiệu quả hoạt động công ty. Kết quả cho thấy rằng các công ty có ban quản lý nắm giữ cổ phần hoạt động tốt hơn các công ty mà ban quản lý không nắm giữ cổ phần. Ngoài ra, mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt ðộng công ty và sở hữu cổ phần của ban quản lý là phi tuyến, và các điểm uốn, mà tại đó các mối quan hệ chuyển sang ngược chiều xảy ra tại mức sở hữu trên 50%.
Yifan Hu và Xianming Zhou (2008),
7
Mối quan hệ giữa cấu trúc và phương thức hoạt động
của HĐQT.
Phân tích sự phát triển của vai trò HĐQT gắn liền với sự phát triển các quan điểm về lý thuyết quản trị công ty.
Babic và cộng sự (2011)
8
Mối liên hệ giữa các đặc điểm hội đồng quản trị và
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng
khóan Việt Nam.
Đánh giá mối liên hệ giữa các đặc điểm Hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
Nguyễn Việt Hòa (2013)
9
Tác động của đặc điểm hội đồng quản trị đến hiệu
quả hoạt động công ty: Minh chứng ở Việt Nam.
Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích đo lường tác động của đặc điểm Hội đồng quản trị (HĐQT) đến hiệu quả hoạt động công ty ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy thành viên nữ trong HĐQT, quyền kiêm nhiệm và trình độ học vấn của HĐQT tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động công ty. Ngoài ra, hiệu quả hoạt động công ty sẽ giảm khi quy mô HĐQT và tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT gia tăng. Không những vậy, tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT có mối quan hệ phi tuyến với hiệu quả hoạt động công ty.
Võ Hồng Đức, Phan Bùi Gia Thủy
(2013)
10
Tác động của thành viên hội đồng quản trị nữ đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nữ giới đã góp phần quan trọng trong sự thành công trên phương diện hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết.
Võ Hồng Đức (2013)
11
Mối quan hệ giữa giá trị doanh nghiệp và cấu trúc HĐQT. Minh chứng thực nghiệm từ các công ty
niêm yết trên HOSE.
Xác định mối quan hệ giữa cấu trúc hội đồng quản trị và giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên HOSE.
Nguyễn Thế Hùng (2015)
Hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động công
ty.
đặc điểm HĐQT tới hiệu quả hoạt động của các công ty ở thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trâm (2015)
Nhận xét về các công trình nghiên cứu:
Sau khi tìm hiểu những công trình nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước liên quan tương đối đến đề tài của luận văn, tác giả có một số nhận xét cơ bản như sau:
Tại Việt Nam:
Võ Hồng Đức, Phan Bùi Gia Thủy (2013) Nghiên cứu này được thực hiện
với mục đích đo lường tác động của đặc điểm Hội đồng quản trị (HĐQT) đến hiệu quả hoạt động công ty ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy thành viên nữ trong HĐQT, quyền kiêm nhiệm và trình độ học vấn của HĐQT tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động công ty. Ngoài ra, hiệu quả hoạt động công ty sẽ giảm khi quy mô HĐQT và tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT gia tăng. Hơn nữa tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT có mối quan hệ phi tuyến với hiệu quả hoạt động công ty. Tuy nhiên, kết quả tác động của thành viên HĐQT độc lập không điều hành đến hiệu quả hoạt động công ty vẫn chưa thể kết luận.
Võ Hồng Đức(2013) về đo lường sự đóng góp quan trọng của nữ giới đến hiệu quả hoạt động của công ty. Bằng thực nghiệm, thông qua nghiên cứu 77 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán tại Tp, Hồ Chí Minh(HOSE) giai đoạn 2006-2011, kết quả nghiên cứu cho thấy nữ giới đã góp phần quan trọng trong sự thành công trên phương diện hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết. Trên cơ sở nghiên cứu này, các công ty niêm yết có thêm những minh chứng khoa học trong việc bổ nhiệm các thành viên nữ tham gia HĐQT công ty.
Nguyễn Việt Hòa (2013), Thứ nhất, kích thước mẫu dữ liệu còn nhỏ, số
lượng công ty quan sát ch đạt 98 công ty (vì dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu ch thu thập được tại một số công ty niêm yết công bố đầy đủ thông tin) và thời gian quan sát ch trong vòng 05 năm (từ 2008 – 2012). Vì vậy kết quả bài nghiên cứu
chưa hẳn đã đúng cho toàn bộ thị trường Việt Nam. Thứ hai, mô hình hồi quy theo Fixed Effect Model mặc dù đã được tác giả kiểm định là phù hợp nhất cho luận văn này nhờ giảm được hiện tượng nội sinh trong mô hình, cải thiện những yếu tố gây ước lượng thiên lệch, nhưng những vấn đề này có thể chưa được khắc phục hoàn toàn. Mặt khác phương pháp ước lượng này có nhược điểm là sử dụng nhiều biến giả (phản ánh hiệu ứng cố định theo thời gian) và (có thể) không đo lường được các tác nhân (có thể) không đổi theo thời gian (Gujarati và Porter, 2008), chẳng hạn như đặc điểm về sự kiêm nhiệm, giới tính, quốc tịch thành viên, điều này làm giảm hiệu quả ước lượng của mô hình nghiên cứu.
Nguyễn Thế Hùng (2015), nghiên cứu ch tiến hành thực nghiệm trên các
doanh nghiệp được niêm yết trên sàn HOSE. Trong BCTC của các doanh nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính hiện chưa có khoản mục đo lường chi phí R&D vì vậy nghiên cứu sử dụng tỷ lệ quỹ đầu tư nghiên cứu phát triển trên tổng tài sản để đo lường chi phí R&D.
Nguyễn Thị Trâm (2015), đầu tiên, xuất phát từ tính trung thực trong báo
cáo tài chính, báo cáo thường niên của các công ty niêm yết. Điều này có thể làm ảnh hướng kết quả nghiên cứu, nhưng đây là rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của