Thành viên nữ trong thành phần HĐQT được nghiên cứu khá nhiều và là khía cạnh quan trọng thể hiện tính đa dạng trong HĐQT, nghiên cứu của Smith và cộng sự (2006) đưa ra những nền tảng lý thuyết mang tính tích cực về tính đa dạng của HĐQT khi có sự hiện diện của thành viên nữ khi nghiên cứu 2500 công ty ở Đan Mạch trong giai đoạn 1993-2001. Tầm quan trọng của thành viên nữ trong HĐQT thể hiện ở ba lý do chính. Thứ nhất, thành viên nữ trong HĐQT hiểu biết đặc điểm của thị trường cụ thể tốt hơn nam giới, do đó sẽ mang lại nhiều chất lượng hơn khi ra quyết định cho HĐQT. Thứ hai khi có sự hiện diện thành viên nữ trong HĐQT sẽ xây dựng được một hình ảnh mang tính cộng đồng tốt hơn cho doanh nghiệp do đó hoạt động doanh nghiệp hiệu quả hơn. Thứ ba khi có nữ giới được bổ nhiệm vào HĐQT, các thành viên HĐQT sẽ được gia tăng tri thức, sự hiểu biết, đồng thời nhà quản lý nữ cấp cao có thể ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển nghề nghiệp của các thành viên nữ thuộc cấp dưới quyền. Do đó sẽ góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động của công ty. Cùng quan điểm trên, nghiên cứu của Marinova và cộng sự (2010) cho rằng các vị trí chủ chốt trong công ty hay ở HĐQT có tỷ lệ nữ giới cao có mối liên hệ tích cực đến khả năng sinh lời cũng như hiệu suất hoạt động công ty. Có nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng những công ty tỷ lệ thành viên nữ cao sẽ gia tăng hiệu quả hoạt động công ty. Theo Stephenson (2004) nữ giới sẽ mang lại các quan điểm khác nhau khi ra quyết định và các quan điểm này thực sự cần thiết cho HĐQT. Hơn nữa theo Huse và Solberg (2006) cho rằng với những suy tính cẩn thận của mình thành viên nữ sẽ làm tăng chất lượng hoạt động của HĐQT.
Tuy có rất nhiều nghiên cứu ủng hộ quan điểm có sự tác động cùng chiều giữa tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT và hiệu quả hoạt động công ty.Nhưng vẫn tồn tại những nghiên cứu chưa thống nhất với quan điểm trên.Mặc dù vậy những quan
điểm mang tính tích cực về sự hiện diện của nữ giới trong thành phần HĐQT có số lượng nhiều hơn so với quan điểm tiêu cực. Chính vì lý do này nên giả thuyết về thành viên nữ giới trong thành phần HĐQT trong bài này được đặt ra như sau:
Giả thuyết H2: Có mối quan hệ cùng chiều giữa thành viên nữ trong HĐQT với hiệu quả hoạt động của công ty.