Thấy rõ vai trò quan trong của HĐQT trong doanh nghiệp, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm H QT với hiểu quả hoạt động công ty. Các nghiên cứu này ngày càng được cập nhật và bổ sung. Minh chứng từ những nghiên cứu thực nghiệm đã từng bước làm sáng tỏ các đặc điểm của H QT ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động công ty. Cụ thể theo nghiên cứu của (Bhagat và Black, 1999; Shakir, 2008) kết luận rằng các thành viên H QT bên trong công ty có mối quan hệ cùng chiều đối với hiệu quả hoạt động công ty. Hiệu quả hoạt động công ty còn ảnh hưởng tích cực với các thành viên HĐQT bên ngoài không điều hành (Ness và cộng sự, 2010), quyền kiêm nhiệm (Gill và Mathur, 2011; Peni, 2012), tỷ lệ sở hữu của HĐQT (Daraghma, 2010; Uwalomwa và Olamide, 2012).Ngoài ra, có thêm các nghiên cứu cho thấy hiệu quả hoạt động công ty có mối quan hệ tích cực với quy mô HĐQT (Bathula, 2008), ngược lại có quan hệ tiêu cực với quy mô HĐQT (Shakir, 2008; Guest, 2009).Hơn nữa số lượng thành viên nữ trong HĐQT có quan hệ tích cực với hiệu quả hoạt động công ty (Carter, 2003, Smith và cộng sự, 2006). Qua việc khảo sát các công trình nghiên cứu về đặc điểm HĐQT ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động công ty, luận văn này sẽ khái quát các đặc điểm của HĐQT thường hay được các nhà nghiên cứu đề cập và nhấn mạnh trong các công trình nghiên cứu. Các đặc điểm HĐQT nghiên cứu trong bài sẽ bao gồm: Quy mô HĐQT, nữ giới có trong HĐQT, quyền kiêm nhiệm, thành viên HĐQT không điều hành và tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT.
2.3.1.Quy mô Hội đồng quản trị
Đã có nhiều nghiên cứu về tác động đặc điểm của quy mô HĐQT đến hiệu quả hoạt động công ty. Đa số các tác giả lập luận rằng, ban đầu HĐQT có quy mô lớn sẽ có những thuận lợi cho công ty trong việc nâng cao chức năng của ban quản trị như việc hỗ trợ tư vấn, giảm chuyên quyền của các nhà quản lý, tận dụng được nhiều mối quan hệ của các thành viên HĐQT. Tuy nhiên khi quy mô HĐQT tăng
lên một mức nào đó, sẽ xuất hiện những tính phi hiệu quả làm ảnh hưởng bất lợi đến những lợi nhuận ban đầu. Khả năng điều phối công việc và trao đổi thông tin là hai vấn đề mà quy mô HĐQT lớn sẽ phải đối mặt. Nói về số lượng tối ưu thành viên trong HĐQT, Jensen (1993) cho rằng quy mô HĐQT không nên có quá 7 hay 8 người vì khi đó HĐQT sẽ giảm đi các chức năng thật sự của mình và giảm tính giám sát bộ phận quản lý công ty. Mặt khác theo quan điểm lý thuyết ràng buộc các nguồn lực, (Hillman và cộng sự, 2000) cho rằng HĐQT lớn hơn sẽ có mối liên hệ tích cực đến hiệu quả hoạt động của công ty, khi đó các nhà điều hành sẽ nhận được những lời tư vấn, những định hướng tốt hơn. Những nghiên cứu của các tác giả cho thấy quy mô HĐQT tác động đến hiệu quả hoạt động của công ty theo các chiều hướng khác nhau.
Có nhiều nghiên cứu có kết luận tác động nghịch biến giữa quy mô HĐQT và hiệu quả hoạt động công ty, Yermack (1996) quan sát 452 doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp lớn ở Mỹ trong giai đoạn 1984-1991 và sử dụng ch số Tobin’Q để đo lường hiệu quả hoạt động công ty, kết quả là quy mô HĐQT tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động công ty. Đồng quan điểm này, Eisenberg và cộng sự (1998) nghiên cứu 879 công ty tư nhân nhỏ ở Phần Lan và kết luận rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô HĐQT với ch số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA). Ngoài ra, nghiên cứu của Jensen và Meckling (1976) cho rằng vì có quá nhiều người trong HĐQT nên chi phí đại diện sẽ gia tăng, làm cho chủ sở hữu bị phân tán dẫn đến hạn chế giám sát các giám đốc từ các cổ đông, bởi vì cổ đông này nghĩ đã có cổ đông khác giám sát rồi.
Đa số các nghiên cứu đều có kết luận mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô HĐQT với hiệu quả hoạt động của công ty, tuy nhiên cũng có một số nghiên cứu phát hiện ra rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô HĐQT với hiệu quả hoạt động công ty. Công ty với quy mô HĐQT lớn sẽ chiếm ưu thế trong việc nắm bắt và xây dựng hệ thống thông tin và sẽ có hiệu quả hoạt động cao hơn. Ngoài ra, công ty có quy mô HĐQT lớn sẽ có nhiều trách nhiệm hơn trong việc quản lý, giám sát và miễn nhiệm những ban điều hành kém hiệu quả. Ủng hộ quan điểm trên,
theoBhagat và Black (1999) cho rằng không đủ tính thuyết phục để kết luận mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô H QT và hiệu quả hoạt động công ty sau khi tác giả thay đổi phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, với việc nghiên cứu dữ liệu gồm 103 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Anh, Jaafar và El-Shwa (2009) đã tìm thấy kết quả rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô HĐQT và hiệu quả hoạt động công ty.
Cùng với những nghiên cứu cho ra kết quả về mối quan hệ cùng chiều hay ngược chiều giữa quy mô HĐQT với hiệu quả hoạt động công ty, thì còn có những nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê khi nghiên cứu mối liên hệ giữa quy mô HĐQT và hiệu quả hoạt động công ty. Nghiên cứu của Beiner và cộng sự (2004) với bộ dữ liệu là 165 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thụy Sỹ đã không tìm thấy mối quan hệ nào giữa quy mô HĐQT và hiệu quả hoạt động công ty. Cũng với kết quả tương tự trong nghiên cứu của Topak (2011) khi nghiên cứu 122 doanh nghiệp ở Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn từ năm 2004 đến 2009.
Vấn đề về mối quan hệ giữa quy mô HĐQT và hiệu quả hoạt động công ty có những kết quả khác nhau và chưa đi đến thống nhất chung. Những kết quả khác nhau do nhiều nguyên nhân, có thể do bối cảnh kinh tế các nước khác nhau, sử dụng phương pháp đo lường khác nhau. Song phần lớn các nghiên cứu các tác giả đều khuyến nghị rằng quy mô HĐQT và hiệu quả hoạt động của công ty có mối liên hệ ngược chiều.