Bài học kinh nghiệm đối với Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường tự chủ tài chính tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập nghiên cứu trường hợp tại bệnh viện đa khoa tỉnh yên bái (Trang 44)

5. Kết cấu của Đề tài

1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái

Qua bài học kinh nghiệm trong thực hiện quyền tự, tự chịu trách nhiệm về quản lý tài chính của một số Bệnh viện công lập trong nước, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái cũng cần vận dụng một cách có hiệu quả quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại bệnh viện, nhằm tăng nguồn thu và giảm bớt gánh nặng cho nguồn ngân sách của tỉnh. Cụ thể như sau:

Một là, tăng nguồn thu bằng việc nâng cao chất lượng chuyên môn và chất lượng phục vụ, đáp ứng sự hài lòng người bệnh.

Theo kinh nghiệm của Bệnh viện đa khoa Hà Đông việc nâng cao chất chuyên môn của cán bộ y bác sỹ của bệnh viện là một điều kiện cần thiết để nâng cao tay nghề cho cán bộ, y bác sỹ đồng thời nâng cao chất lượng khảm chữa bệnh tại bệnh viên từ đó giúp tăng nguồn thu.

Hai là, nghiên cứu nhu cầu thực tế, đa dạng hoá các hình thức dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người bệnh và xã hội.

Dựa trên thực tiễn và kinh nghiệm của bệnh viện Bạch Mai việc đa dạng hóa các hình thức dịch vụ y tế là một biện pháp hiệu quả tăng nguồn thu tại bệnh viện đồng thời đáp ứng các yêu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Ba là, tăng cường công tác xã hội hoá y tế như thực hiện liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh nhằm thực hiện các dịch vụ kỹ thuật cao và tăng cường cơ sở vật chất cho bệnh viện.

Việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Trong điều kiện hiện nay khi nguồn vốn ngân sách có hạn thì việc tăng công tác xã hội hóa là điều kiện cần thiết để nâng cao dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế nói chung và bệnh viện đa khoa nói riêng.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Câu 1: Việc thực hiện cơ chế tự chủ trong quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái thời gian qua như thế nào?

Câu 2: Việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái còn có những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế là gì?

Câu 3: Cần có những giải pháp nào nhằm tăng cường thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái? Giải pháp rút ra từ việc nghiên cứu thực trạng thực hiện tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái đối với việc tăng cường tự chủ tại các cơ sở KCB công lập.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1.Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp bao gồm: Số liệu thống kê về tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính; đặc điểm, cơ cấu, bộ máy tổ chức hoạt động của Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái. Các tài liệu này cung cấp những thông tin cần thiết cho phần nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của luận văn, xác định các định hướng và nội dung nghiên cứu. Các tài liệu này được thu thập từ các văn bản và các báo cáo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Y tế; UBND tỉnh Yên Bái; báo cáo đánh giá thực hiện NĐ 43/NĐ - CP, các văn bản quản lý của Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái từ năm 2014 đến năm 2016, từ sách báo, website.

Bảng 2.1. Thông tin thứ cấp thu thập từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái

TT Nội dung thông tin CQ phát hành Năm

1 Báo cáo kết hoạt động hàng năm, kế hoạch hoạt động năm tiếp theo

Bệnh viện Đa khoa

tỉnh Yên Bái 2014 2 Báo cáo kết hoạt động hàng năm, kế

hoạch hoạt động năm tiếp theo

Bệnh viện Đa khoa

tỉnh Yên Bái 2015 3 Báo cáo kết hoạt động hàng năm, kế

hoạch hoạt động năm tiếp theo

Bệnh viện Đa khoa

tỉnh Yên Bái 2016

4 Báo cáo tài chính Bệnh viện Đa khoa

tỉnh Yên Bái 2014

5 Báo cáo tài chính Bệnh viện Đa khoa

tỉnh Yên Bái 2015

6 Báo cáo tài chính Bệnh viện Đa khoa

tỉnh Yên Bái 2016 7 Quy chế chi tiêu nội bộ Bệnh viện Đa khoa

tỉnh Yên Bái 2014 8 Quy chế chi tiêu nội bộ Bệnh viện Đa khoa

tỉnh Yên Bái 2015 9 Quy chế chi tiêu nội bộ Bệnh viện Đa khoa

tỉnh Yên Bái 2016 Các nghị quyết, thông tư, tài liệu tham khảo khác được trình bày cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Là những thông tin đã thu thập được từ điều tra, khảo sát trong năm 2017: Phỏng vấn những cán bộ trực tiếp làm công tác tài chính tại các Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái cũng như bệnh nhân và người nhà.

Bước 1: Xác định quy mô mẫu theo công thức tính quy mô mẫu của Slovin:

) * 1 ( N e2 N n   Trong đó: n: quy mô mẫu

N: kích thước của tổng thể. N = 428 (tổng số cán bộ công nhân viên năm 2016 là 428 cán bộ).

Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e = 0,05

Ta có: n = 428/ (1 + 428 * 0,052) = 206,7=> quy mô mẫu: 210 mẫu. Đối với nhóm bệnh nhân và người nhà, vì số lượng quá đông, điều kiện tài chính và thời gian có hạn, nên tác giả quyết định lựa chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên khả dụng. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên khả dụng. Đây được đánh giá là phương pháp thích hợp nhất để chọn một lượng mẫu đủ tính đại diện trong điều kiện tài chính và thời gian có hạn. Theo phương pháp này, người điều tra sẽ lấy mẫu dựa trên sự thuận tiện tiếp cận mẫu nhất để nghiên cứu [25, 26].

Bước 2: Tiến hành chọn mẫu phân tầng theo tiêu thức phòng, ban. Cơ cấu mẫu như sau:

a) Lãnh đạo, CBNV Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái: 210 người + Ban giám đốc: 04 người

+ Ban chấp hành công đoàn: 03 người

+ Bệnh viện gồm có 7 Phòng chức năng và 23 khoa, mỗi khoa, phòng chọn 07 người trong đó có 7 khoa chọn 6 người, tổng số là 210 CBCNVC (trong đó có 60 CB phụ trách khoa, phòng và 143 CBVC)

b) Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân: Mỗi khoa lâm sàng và cận lâm sàng chọn 10 người có 23 khoa là 230 người

Tổng mẫu điều tra:

- Đối với CBCNNV tại bệnh viện là 210 người. - Đối bệnh nhân và người nhà là 230 người

Bảng 2.2: Số mẫu điều tra

TT Đối tượng điều tra Cỡ mẫu (người)

1 Ban Giám đốc và Công đoàn 07

2 Phụ trách Khoa, phòng 60

3 Cán bộ, viên chức, bác sĩ 143

4 Bệnh nhân và người nhà 230

Tổng số 440

Bước 3: Sau khi phân tầng, trong từng tổ ta dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để chọn các mẫu sẽ điều tra.

Bước 4: Tiến hành điều tra mẫu theo danh sách đã chọn.

* Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian điều tra: Tháng 8 - 10 năm 2017

- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái.

- Mục đích điều tra là xem xét Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái khi thực hiên cơ chế tự chủ tài chính gặp phải những khó khăn gì và các yếu tố nào tác động đến việc thực hiện tự chủ tài chính tại đơn vị.

* Nội dung phiếu điều tra

- Biên chế, hợp đồng, hợp đồng vụ việc. - Kế hoạch nhiệm vụ được giao.

- Kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao, hoạt động thu sự nghiệp. - Tình hình thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ tại đơn vị.

- Tình hình thu nhập người lao động. - Chất lượng khám chữa bệnh.

Nội dung cụ thể được thể hiện trong phiếu điều tra đính kèm.

* Quy trình điều tra:

- Bước 1: Điều tra thử để kiểm tra tính phù hợp của bảng hỏi. - Bước 2: Điều chỉnh phiếu.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin được tổng hợp trên bộ công cụ Excel và phần mềm xử lý số liệu thống kê các thông tin định tính sẽ được nhập theo các cấp độ học được mã hóa trước khi nhập.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Nguồn dữ liệu thống kê về nguồn lực, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như các kết quả nghiên cứu được kế thừa là những thông tin cơ sở quan trọng cho việc thực hiện đề tài. Các nguồn dữ liệu được thống kê bao gồm: báo cáo tài chính thu - chi của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái giai đoạn 2014-2016.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần, phần trăm - Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến. Phương pháp so sánh sử dụng trong đề tài nhằm nghiên cứu và xác đinh mức đô ̣biến đông của các chỉ tiêu phân tích về nguồn thu, nhiệm vụ chi, chênh lệch thu chi, trích lập các quỹ tại Bệnh viện khoa tỉnh Yên Bái.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu chuyên môn của Bệnh viện

Một số chỉ tiêu phản ánh chuyên môn của Bệnh viện như: - Số lần khám bệnh

- Số lượt bệnh nhân điều trị nội trú - Số ca xét nghiệm

- Số ca siêu âm

- Số ngày điều trị nội trú - Số ngày điều trị trung bình

- Số giường bệnh thực hiện và công suất giường bệnh

2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá công tác tự chủ tài chính tại bệnh viện.

(1) Tổng thu-chi ngân sách nhà nước (NSNN), thu-chi sự nghiệp thường xuyên (SNTX): Phản ánh mức độ thu NSNN, SNTX và thực hiện nhiệm vụ chi của NSNN, chi sự nghiệp thường xuyên.

(2) Số dự toán thu-chi NSNN; thu-chi sự nghiệp thường xuyên: Bao gồm nhiều khoản thu-chi khác nhau của NSNN, SNTX phản ánh việc lập dự toán thu, chi đã đúng theo cơ cấu, bám sát nguồn thu, chi của đơn vị.

(3) Số quyết toán thu-chi NSNN, thu-chi sự nghiệp thường xuyên: Phản ánh quá trình thực hiện công tác quyết toán các nguồn NSNN, SNTX.

(4) % thực hiện thu chi NSNN, sự nghiệp thường xuyên so với dự toán: Phản ánh kết quả thực hiện thu, chi NSNN, SNTX so với dự toán. Chỉ tiêu được tính = Số thu, chi NSNN, SNTX TH/DT x 100%.

(5) Cơ cấu thu-chi NSNN, thu-chi sự nghiệp thường xuyên: Phản ánh tỷ lệ các nguồn thu, chi chiếm trong tổng thu chi NSNN, SNTX. Chỉ tiêu được tính = Số thu, chi chi tiết theo nội dung các nguồn/Tổng thu, chi NSNN và thu, chi SNTX x 100%.

(6) % tăng thu-chi NSNN, thu-chi SNTX giữa các năm: Phản ánh mức độ tăng thu, chi NSNN, SNTX giữa các năm. Chỉ tiêu được tính = Số thu, chi NSNN, SNTX năm nay/Số thu, chi NSNN, SNTX năm trước x 100%.

Chương 3

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH YÊN BÁI

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc nằm ở trung tâm vùng núi và trung du Bắc bộ Việt Nam, phía Tây Bắc giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang; phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.886,28 km2, xếp thứ 8 so với 12 tỉnh thuộc vùng núi và trung du phía Bắc về quy mô đất đai.

Toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính, gồm các huyện: Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình; thành phố Yên Bái; thị xã Nghĩa Lộ, với 180 xã, phường, thị trấn.

Với vị trí địa lý là cửa ngõ miền Tây Bắc, nằm trên trung điểm của một trong những tuyến hành lang kinh tế chủ lực Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, có hệ thống giao thông tương đối đa dạng đã tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để Yên Bái tăng cường hội nhập và giao lưu kinh tế thương mại, phát triển văn hóa xã hội…không chỉ với các tỉnh trong vùng, các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước mà còn cả trong giao lưu kinh tế quốc tế, đặc biệt là với các tỉnh phía Tây Nam của Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN.

Yên Bái nằm ở vùng núi phía Bắc, có đặc điểm địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hướng chạy Tây Bắc - Đông Nam: phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn - Pú Luông nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy, phía Đông có dãy núi đá vôi nằm kẹp giữa sông Chảy và sông Lô. Địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và vùng thấp. Vùng cao có độ cao trung bình 600 m trở lên, chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh. Vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất

hội. Vùng thấp có độ cao dưới 600 m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm 32,44 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

3.2. Khái quát về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái là Bệnh viện hạng II là cơ sở khám chữa bệnh chuyên môn cao nhất của tỉnh, với chức năng nhiệm vụ khám chữa bệnh và chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong giai đoạn hiện nay, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng cao đòi hỏi Bệnh viện đảm bảo nguồn lực tài chính để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của nhân dân.

* Chức năng, nhiệm vụ Bệnh viên Đa khoa tỉnh Yên Bái:

- Cấp cứu, khám bệnh, phục hồi chức năng

+ Tiếp nhận tất cả mọi trường hợp người bệnh từ ngoài vào thẳng Bệnh viện hoặc từ tuyến dưới chuyển lên cấp cứu, KCB nội trú và ngoại trú.

+ Khám chữa bệnh cho các bệnh nhân trong và ngoài tỉnh gồm các bệnh về nội khoa, ngoại khoa, sản phụ khoa, nhi khoa và các chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, Răng - Hàm - Mặt, Mắt, truyền nhiễm, da liễu...

+ Tổ chức khám sức khỏe (KSK), khám giám định y khoa, giám định pháp y khi Hội đồng giám định y khoa hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật yêu cầu, tổ chức KSK và cấp giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.

+ Phục hồi chức năng.

+ Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi bệnh viện không đủ khả năng giải quyết;

- Đào tạo cán bộ y tế

+ Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc trung học và sơ học cho tỉnh.

+ Phối hợp, tổ chức đào tạo cho cán bộ, nhân viên trong bệnh viện, các cơ sở y tế huyện và xã, đào tạo lại cho cán bộ, nhân viên của bệnh viện.

- Nghiên cứu khoa học y học

+ Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học cấp bộ, cấp ngành và cấp cơ sở về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

+ Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.

+ Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến từ các tuyến trên, các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành nhằm nâng cao kỹ thuật của Bệnh viện.

- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật

+ Lập kế hoạch chỉ đạo, hỗ trợ bệnh viện huyện và phòng khám đa khoa khu vực nhằm từng bước phát triển kỹ thuật chuyên môn;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường tự chủ tài chính tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập nghiên cứu trường hợp tại bệnh viện đa khoa tỉnh yên bái (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)