5. Kết cấu của Đề tài
4.1. Quan điểm, định hướng về tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
4.1. Quan điểm, định hướng về tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái tỉnh Yên Bái
* Quan điểm tự chủ tài chính
Đi đôi với việc quy hoạch mạng lưới khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng là việc đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, chính sách tiền lương và giá dịch vụ y tế trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Đây cũng là một trong những chủ trương lớn nhằm tạo điều kiện để thực hiện tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Trong quá trình thực hiện tự chủ về tài chính các bệnh viện cần quán triệt những quan điểm cơ bản sau:
Một là: Tự chủ tài chính phải gắn với thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị
của bệnh viện, chủ động được nguồn tài chính để phục vụ cho công việc khám, chữa bệnh của đơn vị.
Hai là: Tự chủ tài chính phải gắn liền với sử dụng tiết kiệm và có
hiệu quả nguồn tài chính. Bệnh viện sẽ chủ động cân đối thu chi, sử dụng nguồn tài chính hợp lý cho các nhu cầu công việc, tiết kiệm chi phí để đảm bảo có tích lũy.
Ba là: Tự chủ tài chính phải gắn liền với sự ổn định và tăng thu nhập
cho cán bộ, viên chức. Bệnh viện phải cố gắng thực hiện tốt tăng thu, tiết kiệm chi để tạo nguồn tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức qua đó cũng sẽ kích thích tăng hiệu suất lao động của mỗi cá nhân trong Bệnh viện. Ngoài ra, hàng năm Bệnh viện cũng cần phải trích lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập để tự đảm bảo nguồn thu nhập tăng thêm này được ổn định qua các năm.
Bốn là: Tự chủ tài chính đồng thời cũng giảm bớt gánh nặng cho cơ
quan chủ quản là Sở Y tế nói riêng và cho Nhà nước nói chung trong việc sử dụng NSNN cho hoạt động KCB. Khi các bệnh viện đã cân đối được thu chi, chủ động trong việc khai thác nguồn thu và sử dụng tiết kiệm kinh phí có được từ đó sẽ giảm bớt kinh phí do NSNN cấp hàng năm cho các bệnh viện.
* Định hướng hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính