5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm về tạo động lực làm việc cho người lao động
với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển TDT
Từ những kinh nghiệm trong việc tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, Công ty điện tử
SamSung Việt Nam, Luận văn rút ra bài học kinh nghiệm về tạo động lực làm việc cho người lao động đối với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển TDT như sau:
- Đối với chính sách chi trả lương thưởng phụ cấp thu hút lao động:
Thông qua chính sách này, công tác tạo động lực cho người lao động của Công ty cần chú ý đến việc tạo môi trường làm việc cho người lao động phù hợp, có quy chế lao động, chi trả tiền lương thưởng phụ cấp xứng đáng cho từng vị trí công tác. Như đối với cán bộ nhân viên văn phòng, hoàn thành công việc đạt chỉ tiêu của kế hoạch đề ra sẽ có mức thưởng và phụ cấp ấn định hưởng theo, duy trì hoàn thành tốt nhiệm vụ liên tiếp các tháng được thưởng thêm vào quý và năm, đối với các tổ viên tổ sản xuất, tổ phục vụ hoàn thành tiến độ giao khoán hàng tháng ngoài được thưởng theo thi đua của Công ty thêm vào đó là khoản phụ cấp hoàn thành công việc giao khoán. Thường xuyên chú ý đến tâm tư nguyện vọng của người lao động về vấn đề tiền lương thưởng phụ cấp để kịp thời giải quyết những thắc mắc của người lao động tránh hình thành tư duy tiêu cực trong tập thể người lao động.
- Đối với công tác xây dựng văn hóa trong Doanh nghiệp: Ngoài việc chú trọng đến tiến độ thực hiện sản xuất kinh doanh, cần chú trọng tới việc xây dựng văn hóa trong Công ty, đan xen việc thi đua hoàn thành tiến độ sản xuất là các hoạt động thi đua chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, xây dựng nếp sống văn hóa trong Công ty như Chào mừng kỷ niệm ngày thành lập Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, tôn vinh ngày Phụ nữ Việt Nam, thăm hỏi tặng quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong Công ty, chăm lo cho các em học sinh có thành tích cao trong học tập, tổ chức thăm quan du lịch cho người lao động duy trì được hoàn thành tiến độ công việc qua các tháng (tối thiểu 3 tháng),… Vì vậy, sự quan tâm, sẻ chia của Công ty sẽ góp phần củng cố thêm niềm tin, tạo động lực cho người lao động hoàn thành nhiệm vụ của mình.
- Đối với công tác đào tạo, học tập, nâng cao tay nghề: Công ty cần chú trọng vào việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhằm mục đích nâng cao năng lực, kỹ năng, tay nghề của người lao động tốt hơn để giúp họ tự bản thân giải quyết được công việc, vấn đề, những khâu, công đoạn khó giảm thiểu đi việc thấy khó sẽ nản, chưa làm đã gọi giúp đỡ. Việc nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ, tay nghề cho chính bản thân người lao động là giúp cho việc tự bản thân người lao động hiểu được bản chất công việc và vấn đề để có thể đưa ra được những ý kiến, sáng kiến hữu ích phù hợp cho giải quyết công việc, từ đó người lao động cảm nhận được ý nghĩa, sự đóng góp cho tổ chức cho Doanh nghiệp và tự bản thân sẽ tạo động lực làm việc cho chính mình.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU