5. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được dùng để xác định tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, thực trạng nguồn nhân lực làm việc tại công ty, các tiêu chí để đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho người lao động của công ty. Nguồn số liệu này được thu thập từ:
+ Các báo cáo tổng kết cuối năm, báo cáo công đoàn hoặc các thông tin của hội thảo về phát triển nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển TDT.
+ Các bài báo về tình hình hoạt động của Công ty trên các trang web, diễn đàn, cổng thông tin điện tử của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển TDT.
+ Các bài báo, tạp chí khoa học, các công trình nghiên cứu khoa học về ngành dệt may, về công tác tạo động lực làm việc cho người lao động.
+ Các bộ luật, nghị định, thông tư và chỉ thị của chính phủ, thông báo, công văn cho người lao động.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập từ người lao động đang làm việc tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển TDT thông qua phiếu điều tra. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp được tiến hành như sau:
a) Xác định quy mô mẫu
Trong điều tra, việc xác định quy mô mẫu đóng vai trò quan trọng để đảm bảo độ chính xác và khả nay suy luận của nghiên cứu đồng thời giảm các chi phí không cần thiết khi phải điều tra quá lớn, quy mô mẫu được xác định như sau:
Tổng thể mẫu nghiên cứu là tất cả các cán bộ, nhân viên, người lao động làm việc tại công ty (892 người). Biết được số lượng chính xác số lượng phần tử của tổng thể (N), Kích cỡ mẫu được tính bằng công thức Slovin (1960)
N =
N 1 + N.e2 Trong đó: n = là Cỡ mẫu
N = là Số lượng tổng thể e = là Sai số tiêu chuẩn Quy mô mẫu xác định được là:
n = N = 892 = 276,2 1 + N.e2 1 + 892*0,052
Như vậy, cuộc điều tra này tác giả tiến hành phỏng vấn 300 người là đảm bảo giá trị thống kê.
b) Phương pháp chọn mẫu
Với quy mô mẫu là 300 người, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng để lựa chọn người vào mẫu điều tra. Phương pháp này được thực hiện cụ thể như sau:
-Đầu tiên, tác giả phân chia tổng số người lao động trong công ty thành 3 nhóm theo khối làm việc là khối văn phòng, khối sản xuất trực tiếp và khối sản xuất gián tiếp.
-Tại mỗi nhóm, tác giả lựa chọn số lượng người để phỏng vấn theo công thức sau:
k N ni i
Trong đó: ni là số người lao động được lựa chọn phỏng vấn ở mỗi nhóm Ni là tổng số người lao động ở mỗi nhóm
k là tỷ lệ lao động được lựa chọn để phỏng vấn ở mỗi nhóm.
% 6 , 33 % 100 892 300 % 100 N n k
Số lượng người lao động được lựa chọn để phỏng vấn ở mỗi nhóm được cụ thể ở bảng 2.1
Bảng 2.1. Phân bổ mẫu nghiên cứu
STT Phân nhóm người lao động Tổng số lao động
Số lao động được điều tra
1 Khối văn phòng 94 32
2 Khối sản xuất trực tiếp 668 224
3 Khối sản xuất gián tiếp 130 44
TỔNG CỘNG 892 300
(Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả)
- Tiếp theo, trong từng nhóm để chọn ra người được phỏng vấn, tác giả sử dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để chọn ra các đơn vị của mẫu.
c) Thiết kế công cụ thu thập số liệu
Để thu thập số liệu sơ cấp, tác giả xây dựng phiếu điều tra. Phiếu điều tra gồm có 2 phần:
-Phần thứ nhất: Đánh giá của người lao động về các công tác tạo động làm việc của Công ty hiện nay.
Trong phần nay, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá về các công tác tạo động lực làm việc cho người lao động trong công ty bao gồm Công tác lương, thưởng, phúc lợi; Công tác đào tạo, thăng tiến, Yếu tố tính chất công việc; Yếu tố điều kiện làm việc. Thang đo được tính như sau: 1- Hoàn toàn không đồng ý với phát biểu, 2- Không đồng ý, 3- Bình thường (Không ý kiến), 4- Đồng ý và 5- Hoàn toàn đồng ý.
Cách xác định khoảng đo bằng cách xác định giá trị khoảng như sau: Giá trị khoảng cách = (5-1) = 0,8
5
Ý nghĩa của giá trị trung bình đối với thang đo đánh giá:
1.00 - 1.80 Rất không đồng ý ~ Hoạt động được đánh giá ở mức rất kém 1.81 - 2.60 Không đồng ý ~ Hoạt động được đánh giá ở mức kém 2.61 - 3.40 Bình thường ~ Hoạt động được đánh giá ở mức bình thường 3.41 - 4.20 Đồng ý ~ Hoạt động được đánh giá ở mức tốt
4.21 - 5.00 Rất đồng ý ~ Hoạt động được đánh giá ở mức rất tốt
-Phần thứ hai: Là các thông tin chung về người lao động như giới tính, trình độ học vấn, độ tuổi, thu nhập hàng tháng, thời gian làm việc.