Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển TDT (Trang 45)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và

tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và các mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học. Trong luận văn, tác giả sử dụng kết hợp những phương pháp khác nhau để phân tích thông tin thu được như:

- Phương pháp thống kê mô tả: nghiên cứu việc tổng hợp, số hóa, biểu diễn bằng đồ thị các số liệu thu thập được. Sau đó tính toán các tham số đặc trưng cho tập hợp dữ liệu như: trung bình, phương sai... nhằm mô tả tập dữ liệu đó. Đề tài tập trung lấy số liệu từ năm 2014 - 2017 về nội dung tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển TDT với các mẫu đã được lựa chọn.

- Phương pháp so sánh: Lấy các số liệu và tính toán kết quả sau đó so sánh kết quả của các năm 2014 - 2017 từ đó có thể thấy được xu hướng của tổng thể, đồng thời cũng thấy được những ưu điểm và nhược điểm để đưa ra những giải pháp nhanh chóng và kịp thời để nâng cao hiệu quả làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển TDT.

- Phương pháp phân tích dãy số thời gian: Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Mỗi dãy số thời gian được cấu tạo bởi hai thành phần là: thời gian về chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm.. đi dài giữa hai thời gian liền nhau được gọi là khoảng cách thời gian. Chỉ tiêu về hiện tượng được nghiên cứu có thể là số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân..,trị số của chỉ tiêu gọi là mức độ của dãy số. Qua phương pháp dãy số thời gian ta có thể nghiên cứu các đặc điểm về sự biến động của hiện tượng, vạch ra xu hướng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Tổng số lao động của công ty: Chỉ tiêu này phản ánh quy mô lao động của công ty. Qua đó cũng đánh giá được quy mô hoạt động kinh doanh của công ty.

- Tốc độ phát triển lao động:

+ Công thức tính: Tốc độ phát triển

lao động năm (i) =

Tổng số người lao động của năm (i) Tổng số người lao động của năm (i-1)

+ Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển lao động của 2 năm liên kề.

- Tốc độ phát triển bình quân lao động:

+ Công thức tính:

+ Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh nhịp độ phát triển điển hình của mức lương bình quân trong một khoảng thời gian nhất định.

- Cơ cấu lao động của công ty phân theo giới tính:

+ Công thức tính Tỷ lệ lao động nữ =

Số lao động nữ

×100% Tổng số lao động

Tỷ lệ lao động nam = Số lao động nam ×100% Tổng số lao động

+ Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ lao động của công ty theo giới tính. Dựa vào cơ cấu này có thể đánh giá được cơ cấu lao động của công ty theo giới tính có phù hợp với đặc thù, yêu cầu sản xuất của công ty hay không.

- Cơ cấu lao động của công ty phân theo trình độ học vấn: + Công thức tính Tỷ lệ lao động trình độ A = Số lao động trình độ A ×100% Tổng số lao động

+ Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ lao động của công ty theo trình độ học vấn. Dựa vào cơ cấu này có thể đánh giá được lao động của công ty có trình độ học vấn ở mức độ nào

- Cơ cấu lao động của công ty phân theo độ tuổi:

+ Công thức tính Tỷ lệ lao động trong độ tuổi X =

Số lao động trong độ tuổi X

×100% Tổng số lao động

+ Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ lao động của công ty theo độ tuổi. Dựa vào cơ cấu này có thể đánh giá được lao động của công ty ở trong nhóm tuổi nào.

- Mức lương bình quân đầu người hàng năm:

+ Công thức tính: Mức lương bình

quân đầu người năm (i)

=

Tiền lương trả cho người lao động của năm (i)/12 Tổng số lao động của doanh nghiệp trong năm (i) + Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh số tiền lương trung bình mỗi tháng người lao động trong công ty nhận được. Mức lương bình quân của người lao động qua các năm phản ánh được sự quan tâm của Ban lãnh đạo công ty đến việc nâng cao mức lương cho người lao động để họ yên tâm làm việc.

- Tốc độ phát triển của mức lương bình quân hàng năm:

+ Công thức tính: Tốc độ phát triển

của mức lương bình quân năm (i)

=

Mức lương bình quân đầu người năm (i)

×100% Mức lương bình quân đầu người năm (i-1)

+ Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của mức lương bình quân của năm sau so với năm trước. Chỉ tiêu này càng cao càng cho thấy mức lương bình quân năm sau tăng nhiều hơn năm trước.

- Tốc độ phát triển bình quân của mức lương bình quân hàng năm: + Công thức tính:

+ Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh nhịp độ phát triển điển hình của mức lương bình quân trong một khoảng thời gian nhất định.

- Số tiền thưởng cho các cá nhân, tập thể: Chỉ số này phản ánh tổng số tiền mà công ty sử dụng để thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh

- Tốc độ phát triển của tiền thưởng trong công ty:

+ Công thức tính: Tốc độ phát triển

của tiền thưởng năm (t)

=

Tổng số tiền thưởng năm (i)

×100% Tổng số tiền thưởng năm (i-1)

+ Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của số tiền thưởng của năm sau so với năm trước. Chỉ tiêu này càng cao càng cho thấy số lượng cá nhân, tập thể được thưởng càng cao

- Số lượng cá nhân và tập thể được thưởng: Đây là chỉ tiêu phản ánh tổng số cá nhân, tập thể được công ty trao thưởng hàng năm. Số lượng cá nhân, tập thể được thưởng cao và tăng lên theo các năm cho thấy người lao động trong công ty có động lực làm việc tốt, năng suất làm việc cao.

- Tống số tiền sử dụng cho hoạt động phúc lợi, thăm hỏi: Chỉ tiêu này phản ánh được mức độ thực hiện công tác thăm nom, chăm lo đời sống cho người lao động.

- Cơ cấu lao động của công ty phân theo vị trí, chức vụ:

Tỷ lệ lao động giữ vị trí, chức vụ A =

Số lao động giữ vị trí, chức vụ A

×100% Tổng số lao động

+ Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ lao động của công ty theo từng vị trí công tác. Chỉ tiêu này cho thấy việc sắp xếp, bố trí lao động của công ty có hợp lý hay không.

- Số lượt cán bộ, công nhân viên được đào tạo: Chỉ tiêu này phản ảnh số lần người lao động được đào tạo theo các phương pháp đào tạo tại Công ty. Nó cho thấy mức độ quan tâm của lãnh đạo công ty đến việc đào tạo cho người lao động.

- Số lượng cán bộ được đề bạt, thăng tiến: Chỉ tiêu này cho biết số lượng cán bộ hàng năm được công ty đề bạt lên chức vụ, vị trí mới. Số cán bộ, công nhân được đề bạt mỗi năm cao cho thấy cơ hội thăng tiến của người lao động được rộng mở hơn và ngược lại.

Chương 3

THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TDT

3.1. Khái quát chung về công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển TDT

Quá trình hình thành - phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển TDT.

3.1.1. Tên địa chỉ của công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển TDT

Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển TDT

Tên tiếng anh: TDT INVESTMENT AND DEVELOPMENT JOINT STOCK COMPANY

Địa chỉ: Điềm Thụy - Phú Bình - Thái Nguyên, Việt Nam Số điệnthoại: (+84) 280 656 7898 Fax: (+84) 280 569 898 Email: thangnv@tdtgroup.vn (CEO) or thuha@tdtgroup.vn Web: www.tdtgroup.vn

Đại diện: Chu Thuyên - Chủ tịch Hội đồng quản trị Biểu tượng:

Hình thức Công ty: Là Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Vốn điều lệ của Công ty là: 148.074.150.000 đồng (Một trăm bốn mươi tám tỉ, không trăm bảy tư triệu, một trăm năm mươi nghìn đồng chẵn).

Tổng số vốn điều lệ của Công ty được chia thành 14.807.415 cổ phần với mệnh giá là 10.000đồng.

3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển TDT được thành lập và hoạt động theo chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần số 4600941221 ngày 22/3/2011 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên.

Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển TDT được xây dựng trên diện tích quy hoạch là 30.000m2 nằm trên quốc lộ 37 thuộc xã Điềm Thụy, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Công ty có vị trí địa lý thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu đến cảng biển và cảng hàng không.

Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của Công ty là chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, sản phẩm chủ yếu được xuất sang thị trường Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc…

Với đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm, công nhân lành nghề, hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, đồng bộ, Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển TDT luôn đáp ứng được các các yêu cầu của khách hàng về Chất lượng sản phẩm và Tiến độ giao hàng.

Công ty đã xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA, tiêu chuẩn an ninh CTPAT, do vậy Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển TDT đã được các khách hàng lớn trên thế giới như: GAP, LI&FUNG… công nhận và cấp chứng chỉ đánh giá nhà máy đạt chuẩn.

Chiến lược phát triển của công ty là trở thành nhà sản xuất hàng may mặc có năng lực cạnh tranh tốt nhất dựa trên tiêu chí luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng.

Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển TDT

- Tổ chức sản xuất và kinh doanh đúng ngành nghề theo đúng bản đăng ký kinh doanh và mục đích thành lập công ty.

- Bảo toàn và phát triển vốn góp cổ đông.

- Xây dựng và thực hiện chính sách về tài chính, tín dụng, giá cả và đầu tư phát triển nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng hàng sản xuất.

- Nghiên cứu luật pháp quốc tế, các thông lệ kinh doanh cần nắm vững nhu cầu thị hiếu, giá cả các loại sản phẩm may mặc, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, phục vụ sản xuất kinh doanh may mặc thời trang.

- Thực hiện các nhiệm vụ do Hội đồng cổ đông đề ra và theo đúng pháp luật của Nhà nước Việt Nam cho phép.

- Nghiên cứu các đối tượng cạnh tranh để đưa ra các phương án xuất khẩu giữ vững các thị trường có lợi nhất.

- Thực hiện tốt các chính sách cán bộ, chế độ quản lí tài sản, tài chính, lao động, tiền lương, quản lí và thực hiện phân phối theo lao động, không ngừng đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, trình độ văn hóa tay nghề cho các cán bộ công nhân viên của công ty.

- Bảo vệ công ty, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.

3.1.3. Các sản phẩm và thị trường chủ yếu của Công ty

Mặt hàng chủ lực của công ty hiện nay là hàng may mặc xuất khẩu như: Áo Jacket, quần âu xuất khẩu và áo phông. Các sản phẩm của công ty đạt chất lượng cao, có sự khác biệt và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

85% 10% 4% 1% Mỹ (85%) Châu Âu (10%) Hàn Quốc (4%) Thị trường khác (1%)

Hình 3.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty năm 2017

(Nguồn: Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu công ty)

Thị trường xuất khẩu của Công ty hiện nay chủ yếu là Mỹ (chiếm 85%). Các thị trường khác chiếm tỷ lệ nhỏ là Châu Âu (10%), Hàn Quốc (4%), các thị trường khác (1%). Các khách hàng chính của Công ty hiện nay là Gap, Teddy, Gymboree, Carter/Oshkos, Target, Costco (Hình 3.2).

55% 10% 10% 5% 5% 5% 10% GAP (55%) TEDDY (10%) GYMBOREE (10%) CARTER/OSHKOSH (5%) TARGET (5%) COSTCO (5%)

Hình 3.2. Cơ cấu khách hàng của Công ty năm 2017

3.1.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty

Hình 3.3. Mô hình tổ chức Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển TDT

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính công ty)

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển TDT được tổ chức và điều hành theo mô hình công ty cổ phần, tuân thủ theo các quy định của phápluật hiện hành. Bộ máy quản lý của công ty được chia thành các phòng, ban nhằm quản lý tốt nhất mọi hoạt động trong công ty. Bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Giám đốc, Các phòng chức năng: Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Cơ điện - Quản trị thiết bị, Phòng Kế toán. Để việc quản lý có hiệu quả công ty sử dụng mô hình tổ chức quản lý kiểu trực tuyến chức năng.

3.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Dựa vào bảng Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014 - 2017 của Công ty (Bảng 3.1) ta thấy: Tổng doanh thu của công ty được thành lập từ

3 nguồn chính đó là: doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính, và một số khoản thu nhập khác. Trong đó doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng doanh thu của công ty. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm đều có sự gia tăng về giá trị, tuy nhiên lại có sự sụt giảm về tốc độ. Cụ thể, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2015 tăng 41,20% so với năm 2014, trong khi đó năm 2016 chỉ tăng 22,65% so với năm 2015, năm 2017 tăng 47,48% so với năm 2016. Nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm nói trên là do năm 2016 nhu cầu chung của cả thế giới bị suy giảm, tất cả các khách hàng nhập khẩu của Công ty đều nhập khẩu thấp hơn năm 2015. Bên cạnh đó, các sản phẩm dệt may của Công ty cũng phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ đến từ: Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh... Những đối thủ này được hưởng nhiều chính sách ưu đãi từ chính phủ, đặc biệt là về tỷ giá so với đồng USD để phát triển ngành dệt may và thu hút đơn hàng. Tuy nhiên, khắc phục được những hạn chế của năm 2016, năm 2017 doanh thu bán hàng của công ty đã tăng trưởng với tốc độ cao. Bảng Kết quả kinh doanh cũng cho thấy, khoản giảm trừ doanh thu của Công ty cũng có xu hướng tăng theo các năm. Nếu như năm 2014, các khoản giảm trừ doanh thu chỉ là 291 triệu đồng thì đến năm 2015 là 402 triệu đồng và năm 2016 tăng lên 652 triệu đồng nhưng đến năm 2017, con số này giảm xuống còn 480 triệu đồng. Việc các khoản giảm trừ doanh thu trong năm 2014 – 2016 tăng lên, một mặt là do Công ty giảm giá hàng bán, mặt khác là do số lượng hàng bán bị trả lại do hỏng, sai sót,… cũng có xu hướng tăng lên. Do có những biến động về doanh thu bán hàng và những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển TDT (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)