5. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Thực trạng tạo động lực làm việc cho người lao động thông qua
cụ tài chính
3.2.2.1. Thực trạng tạo động lực làm việc cho người lao động thông qua công cụ tiền lương và phụ cấp tiền lương
Tiền lương là thành phần cơ bản nhất trong thu nhập của người lao động. Tiền lương càng cao sẽ càng thúc đẩy người lao động làm việc hăng say, nhiệt tình hơn. Trong những năm qua, ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển TDT luôn cố gắng để cải thiện mức lương và đời sống cho người lao động (Bảng 3.6).
Năm 2014, mức lương bình quân đầu người của toàn công ty là 4,49 triệu đồng. Đến năm 2015 con số này tăng lên là 4,82 triệu (tăng 7,3% so với năm 2014). Năm 2016, mức lương bình quân toàn công ty là 5,29 triệu (tăng 9,8% so với năm 2015). Năm 2017, mức lương bình quân toàn công ty là 5,5 triệu (tăng 4,0% so với năm 2016). So với mức lương trung bình của ngành may Việt Nam là 4,5 triệu đồng (theo kết quả khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2017), mức lương của người lao động ở công ty TDT cao hơn mức trung bình này. Nhưng so với mức lương của người lao động ở một số công ty may lớn như: Việt Tiến (mức lương trung bình 8,5 triệu), May 10 (mức lương trung bình 6,7 triệu) hay May Nhà Bè (mức lương trung bình là 7,5 triệu) thì mức lương này vẫn còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên, với mức sống của người dân Thái Nguyên hiện nay, mức lương hơn 5 triệu/tháng đã có thể đáp ứng được nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người lao động.
Bảng 3.6. Mức lương bình quân đầu người qua các năm
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển bình quân (%) Mức lương trung bình (Triệu đồng) Tốc độ phát triển (%) Mức lương trung bình (Triệu đồng) Tốc độ phát triển (%) Mức lương trung bình (Triệu đồng) Tốc độ phát triển (%) Mức lương trung bình (Triệu đồng) Tốc độ phát triển (%) Khối văn phòng 4,71 - 5,14 109,1 5,48 106,6 5,61 102,4 106,0 Khối sản xuất trực tiếp 4,46 - 4,87 109,2 5,39 110,7 5,53 102,6 107,4 Khối sản xuất gián tiếp 4,29 - 4,46 104,0 5,01 112,3 5,27 105,2 107,1 Toàn Công ty 4,49 - 4,82 107,3 5,29 109,8 5,50 104,0 107,0
Bên cạnh, mức lương đảm bảo cho cuộc sống của người lao động, công ty TDT đã xây dựng được hệ thống thang bảng lương. Mức lương tối thiểu vùng của Công ty là: 4.025.000 đồng/tháng. Công ty cũng ban hành các quy chế trả lương, trả thưởng rất linh hoạt, rõ ràng và công khai. Tiền lương được thanh toán định kỳ hàng tháng vào ngày 15 đến ngày 20 của tháng.
Công ty cũng thực hiện chính sách công khai mức lương, theo đó lao động của công ty được xếp thành 7 cấp khác nhau, tiêu chí xếp hạng và mức lương của từng hạng được công khai để người lao động cùng theo dõi và phấn đấu. Nguyên tắc trả lương tại Công ty là:
- Phù hợp với chức danh công việc và căn cứ vào đóng góp, cống hiến của cán bộ công nhân viên.
- Căn cứ hiệu quả kinh doanh hàng năm, Công ty đảm bảo Lương doanh nghiệp ≥ Lương cơ bản do Nhà nước quy định.
- Động viên, khuyến khích được những cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có khả năng đảm nhận và thực hiện những công việc phức tạp và quan trọng.
Ngoài tiền lương, phụ cấp lương cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy tinh thần làm việc của người lao động. Trong quy chế trả lương của công ty TDT, người lao động đảm nhiệm các vị trí khác nhau sẽ hưởng thêm những khoản tiền lương trách nhiệm khác nhau. Quy chế trả lương được thực hiện theo hình thức chấm của từng chức danh công việc. Cụ thể như sau:
- Đối với công nhân may:
Hưởng thêm 20% lũy tiến sản phẩm nên mức lương tối thiểu là 4.830.000 đồng
- Tính lương làm thêm giờ
- Đối với nhân viên văn phòng, khối phục vụ sản xuất: Hưởng lương theo hệ số vị trí công việc, hệ số tăng dần khi có thâm niên công tác. Sau 3 năm thâm niên, Công ty sẽ đánh giá để nâng hệ số lương đối với nhân viên văn phòng (Bảng 3.7).
Bảng 3.7. Hệ số hưởng thâm niêm công tác của nhân viên và quản lý Bậc Bộ phận văn phòng Hệ số Bộ phận phục vụ Hệ số Quản lý Hệ số
1 1,15 1,08 1,35 2 1,23 1,16 1,43 3 1,34 1,27 1,54 4 1,42 1,35 1,62 5 1,51 1,44 1,71 6 1,6 1,53 1,8 7 1,68 1,61 1,88 8 1,76 1,69 1,96 9 1,89 1,82 2,09 10 2 1,93 2,2
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tài chính)
-Đối với Cán bộ quản lý: Phụ cấp cán bộ quản lý 15%
Vị trí công việc, hệ số tăng dần khi có thâm niên công tác (Bảng 3.7)
Hình 3.5. Biểu đồ đánh giá của người lao động về chính sách tiền lương
(Nguồn: Kết quả thống kê của tác giả)
Theo kết quả khảo sát người lao động đánh giá về công cụ tiền lương (Hình 3.5) ta thấy, chế độ tiền lương của công ty được người lao động đánh
giá cao. Cụ thể, có đến 63,7% người lao động được hỏi đồng ý với nhận định “Mức độ tiền lương của công ty phù hợp với công sức bỏ ra” (trong đó tỷ lệ đồng ý là 46,9% và tỷ lệ hoàn toàn đồng ý là 16,8%). Tương tự, với nhận định “Cách thức trả lương qua ATM rất thuận lợi” có 50,3% đồng ý và 19,6% hoàn toàn đồng ý, còn lại 30,1% chưa thực sự đồng ý với nhận định này. Nhận định “Thời hạn trả lương luôn đúng hẹn” có tỷ lệ đồng ý là 44,4% và tỷ lệ hoàn toàn đồng ý là 14,7%; còn lại 40,9% chưa thực sự đồng ý với nhận định này. Cuối cùng nhận định “Lương được trả công bằng” có tỷ lệ người lao động được hỏi đồng ý là 45,5% và hoàn toàn đồng ý là 18,9%; tỷ lệ chưa thực sự đồng ý với nhận định này là 35,6%.
Phân tích đánh giá về tiền lương của Công ty theo vị trí làm việc cho thấy, hầu hết người lao động ở các khối công tác đều đánh giá các nhận định về tiền lương của Công ty ở mức tốt. Tuy nhiên, có sự chênh lệch trong mức độ tốt giữa các nhóm người lao động.
Bảng 3.8. Đánh giá chính sách tiền lương của Công ty theo vị trí làm việc của người lao động
Nhận định Khối văn phòng Khối sản xuất trực tiếp Khối sản xuất gián tiếp Giá trị TB Ý nghĩa Giá trị TB Ý nghĩa Giá trị TB Ý nghĩa Mức độ tiền lương và phụ cấp lương của công ty phù hợp với công sức bỏ ra
4,00 Tốt 3,73 Tốt 3,70 Tốt Cách thức trả lương qua
ATM rất thuận lợi 4,00 Tốt 3,85 Tốt 3,78 Tốt Thời hạn trả lương luôn
đúng hẹn 3,85 Tốt 3,68 Tốt 3,57 Tốt
Lương được trả công bằng 4,00 Tốt 3,72 Tốt 3,73 Tốt
Cụ thể: Mức độ tốt của người lao động ở khối văn phòng với nhận định “Mức độ tiền lương và phụ cấp lương của công ty phù hợp với công sức bỏ ra” là 4,0; trong khi đó mức độ tốt của khối sản xuất trực tiếp và khối sản xuất gián tiếp lần lượt là 3,73 và 3,70. Tương tự, nhận định “Cách thức trả lương qua ATM rất thuận lợi”, mức độ tốt của khối văn phòng là 4,00; của khối sản xuất trực tiếp là 3,85 và khối sản xuất gián tiếp là 3,78. Nhận định “Thời hạn trả lương luôn đúng hẹn”, mức độ tốt của khối văn phòng là 3,75; của khối sản xuất trực tiếp là 3,67 và khối sản xuất gián tiếp là 3,71. Nhận định “Lương được trả công bằng”, mức độ tốt của khối văn phòng là 4,00; của khối sản xuất trực tiếp là 3,72 và khối sản xuất gián tiếp là 3,73 (Bảng 3.8).
Nhìn chung, chính sách tiền lương của Công ty và mức lương của người lao động đã đảm bảo cho cuộc sống của họ. Ngoài ra, công ty TDT đã xây dựng được hệ thống thang bảng lương cũng như ban hành các quy chế trả lương, trả thưởng rất linh hoạt, rõ ràng và công khai. Tuy nhiên, người lao động ở khối sản xuất hiện chưa đánh giá chính sách trả lương của công ty tốt bằng khối văn phòng. Vì vậy, trong tương lai, để tạo động lực làm việc hơn nữa cho người lao động, đặc biệt là người lao động ở khối sản xuất (bộ phận chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động của Công ty), Ban lãnh đạo công ty cần xem xét lại thang bảng lương cũng như quy chế trả lương đối với người lao động ở khối sản xuất.
3.2.2.2. Thực trạng tạo động lực làm việc cho người lao động thông qua công cụ tiền thưởng
Ngoài lương, thưởng cũng là một trong những công cụ có thể khích lệ tinh thần làm việc của người lao động. Chính sách thưởng của Công ty hiện khá đa dạng cho người lao động. Chẳng hạn như:
- Công ty có thưởng lương tháng thứ 13 tháng thứ 14. Lương tháng 13, 14 được tính bằng 2 lần tháng lương 12
- Thưởng thâm niên công tác (sau 1 năm tăng 200.000 - 300.000đ) để giữ chân người lao động.
- Thưởng cho công nhân giới thiệu được lao động biết nghề vào làm việc tại tổ mình hoặc cá nhân bên trong hoặc ngoài Công ty giới thiệu được lao động biết nghề may công nghiệp vào làm việc tại Công ty là 500.000 đồng/người. (Trong 5 tháng đầu tiên làm việc, cứ mỗi tháng lao động đó làm việc, người giới thiệu được thanh toán 100.000 đồng ngay tại Bảng thanh toán lương hàng tháng). Điều này đã khích lệ người lao động trong việc tìm kiếm cho Công ty những lao động có tay nghề.
- Thưởng cho các tổ trưởng khi duy trì được lực lượng lao động ổn định: Thưởng 300.000 đồng/tháng cho tổ trưởng: Nếu hết tháng, Tổ đảm bảo duy trì ít nhất có từ 35 công nhân làm việc trong tổ. hưởng 500.000 đồng/tháng cho tổ trưởng: Nếu hết tháng, Tổ đảm bảo duy trì ít nhất có từ 40 công nhân làm việc trong tổ. Thưởng 700.000 đồng/tháng cho tổ trưởng: Nếu hết tháng, Tổ đảm bảo duy trì ít nhất có từ 45 công nhân làm việc trong tổ.
- Các hình thức thưởng theo tháng: Thưởng theo hạng thành tích A,B,C,D hàng tháng, thưởng chuyên cần, thưởng ngày công cao hàng tháng, thưởng cho tổ hoàn thành kế hoạch, hưởng tổ suất sắc theo đợt thi đua. Cụ thể như sau: Đối với cá nhân, hoàn thành nhiệm vụ ở mức A được thưởng 15% mức lương tối thiểu, hoàn thành nhiệm vụ mức B thưởng 10% mức lương tối thiểu, hoàn thành nhiệm vụ mức C thưởng 7% mức lương tối thiểu. Ngoài ra, các bộ phận hoàn thành tiến độ công việc của bộ phận sẽ được thưởng 15%, 10%, 7%, 5% theo tổng doanh số lương của bộ phận tương ứng với mức hoàn thành tiến độ A, B, C, D. Tổng số tiền trao thưởng cho các cuộc thi đua hoàn thành kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm. trong những năm qua được cụ thể trong Bảng 3.9.
Bảng 3.9. Tiền thưởng hoàn thành kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm của Công ty qua các năm
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số tiền thưởng hoàn thành kế hoạch
sản xuất (nghìn đồng) 46.400 21.500 64.680 77.980
Tốc độ phát triển (%) 46,34 300,84 120,56
Tốc độ phát triển bình quân (%) 118,89
(Nguồn: Báo cáo Công đoàn Công ty năm 2016)
Kết quả tổng hợp của Công đoàn Công ty cho thấy, từ năm 2014 đến năm 2017, số tiền thưởng cho các cá nhân, đơn vị hoàn thành kế hoạch sản xuất có sự biến động khá lớn. Trong năm 2015, số tiền thưởng này khá thấp, chỉ 21,5 triệu động đồng, giảm 53,66% so với năm 2014. Trong khi đó con số này của năm 2014 là 46,4 triệu đồng, năm 2016 là 64,68 triệu đồng tăng 200,84% so với năm 2015 và năm 2017 là 77,98 triệu đồng, tăng 20,56% so với năm 2016. Phân tích cụ thể số cá nhân, đơn vị được thưởng khi hoàn thành kế hoạch sản xuất qua các năm (Bảng 3.10) cho thấy: Năm 2014, tổng số cá nhân được thưởng hoàn thành kế hoạch là 108 người (bình quân mỗi tháng có 9 cá nhân được thưởng), năm 2015 là 46 người (bình quân số cá nhân được thưởng mỗi tháng là 4 người), năm 2016 là 156 người (bình quân cá nhân được thưởng mỗi tháng là 11 người), năm 2017 là 190 người (bình quân cá nhân được thưởng mỗi tháng là 16 người). Ngoài ra, số đơn vị, tập thể được thưởng hoàn thành kế hoạch qua các năm cũng không cao. Năm 2014 chỉ có 3 đơn vị được thưởng, năm 2015 có 2 đơn vị, năm 2016 chỉ có 6 đơn vị, năm 2017 tăng lên 10 đơn vị, tập thể được thưởng. Nguyên nhân tình trạng này là do các chỉ tiêu trong kế hoạch sản xuất của công ty đặt ra quá cao nên tỷ lệ cá nhân, đơn vị đạt được mục tiêu và vượt kế hoạch rất ít, đặc biệt là trong năm 2015. Sau những góp ý của người lao động, năm 2016, ban lãnh đạo Công ty đã điều chỉnh lại các chỉ tiêu trong kế hoạch sản xuất nên số cá nhân, đơn vị vượt kế hoạch và nhận được tiền thưởng đã tăng lên.
Bảng 3.10. Số cá nhân, tập thể được thưởng hoàn thành kế hoạch sản xuất qua các năm
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số cá nhân được thưởng hoàn thành kế hoạch Loại A 2 2 7 11 Loại B 33 16 61 72 Loại C 73 28 88 107 Tổng 108 46 156 190 Số tập thể được thưởng hoàn thành kế hoạch Loại A 0 0 1 2 Loại B 1 0 1 2 Loại C 1 1 2 3 Loại D 1 1 2 3 Tổng 3 2 6 10
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tài chính)
Kết quả khảo sát người lao động cũng cho thấy, chính sách tiền thưởng của Công ty hiện nay chỉ được người lao động đánh giá ở mức trung bình (Hình 3.6).
Hình 3.6. Biểu đồ đánh giá của người lao động về chính sách tiền thưởng
(Nguồn: Kết quả thống kê của tác giả)
Cụ thể, với nhận định “Khi hoàn thành tốt công việc anh (chị) được thưởng xứng đáng với kết quả”, tỷ lệ người được phỏng vấn đồng ý là 39,9%; tỷ lệ hoàn toàn đồng ý là 12,2%. Với nhận định về mức thưởng mức thưởng vào các ngày lễ, tết có 55,9% đồng ý và hoàn toàn đồng ý về sự hợp lý của
mức thưởng này. So sánh mức thưởng khi hoàn thành nhiệm vụ và mức thưởng vào ngày lễ, tết ta thấy, người lao động chưa đánh giá cao mức thưởng khi hoàn thành tốt công việc. Tỷ lệ người lao động chưa đánh giá cao mức thưởng khi hoàn thành công việc là 47,9%, trong khi đó tỷ lệ chưa đồng ý với mức thưởng ngày lễ, tết là 44,1%.
Phân tích đánh giá về chính sách tiền thưởng của Công ty theo vị trí làm việc cho thấy, hầu hết người lao động ở các khối công tác đều đánh giá các nhận định về chính sách tiền thưởng ở mức tốt. Tuy nhiên, có sự chênh lệch trong mức độ tốt giữa các nhóm người lao động. Cụ thể: Mức độ đánh giá của người lao động ở khối văn phòng với nhận định “Khi hoàn thành tốt công việc anh (chị) được thưởng xứng đáng với kết quả” là 3,83; trong khi đó mức độ đánh giá của khối sản xuất trực tiếp và khối sản xuất gián tiếp lần lượt chỉ ở mức là 3,53 và 3,59. Tương tự, đối với nhận định “Các mức thưởng khác (thưởng tháng, thưởng tết, phép…) rất hợp lý”, mức độ đánh giá của khối văn phòng là 4,03; của khối sản xuất trực tiếp là 3,58 và khối sản xuất gián tiếp là 3,59 (Bảng 3.11).
Bảng 3.11. Đánh giá chính sách tiền thưởng của Công ty theo vị trí làm việc của người lao động
Nhận định Khối văn phòng Khối sản xuất trực tiếp Khối sản xuất gián tiếp Giá trị TB Ý nghĩa Giá trị TB Ý nghĩa Giá trị TB Ý nghĩa
Khi hoàn thành tốt công việc anh (chị) được thưởng xứng đáng với kết quả 3,83 Tốt 3,53 Tốt 3,59 Tốt Các mức thưởng khác (thưởng tháng, thưởng tết, phép…) rất hợp lý 4,03 Tốt 3,58 Tốt 3,59 Tốt
(Nguồn: Kết quả thống kê của tác giả)
Nhìn chung, chính sách tiền thưởng của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển TDT có ưu điểm là các hình thức thưởng cho cán bộ, công nhân
viên ở công ty khá đa dạng. Tuy nhiên, người lao động chưa cảm thấy hài lòng với mức thưởng khi hoàn thành tốt công việc. Vì hiện nay, các chỉ tiêu trong kế hoạch sản xuất do các đơn vị đặt ra khá cao nên số lượng người lao