Quản lý vốn chovay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 34)

6. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Quản lý vốn chovay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội

1.1.3.1.Khái niệm

Mục tiêu nói chung của tín dụng xoá đói giảm nghèo là cung cấp vốn cần thiết nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Đối với cho vay hộ nghèo, nhu cầu này được bắt nguồn từ sự thiếu hụt vốn để SXKD. Khi vay được vốn hộ nghèo phải có trách nhiệm với món tiền vay, và như vậy họ sẽ phải vận động chứ không ỷ lại như khi nhận được một sự bao cấp [9].

Nguồn vốn cho vay hộ nghèo chủ yếu được huy động từ nguồn ngân sách là chính do vậy việc quản lý vốn cho vay đoì hỏi NHCSXH phải đảm bảo tối đa nguồn vốn, tránh gây thất thoát, lãng phí tiền của Nhà nước đồng thời giúp cho hộ nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả và thoát nghèo. Đối với phương thức cho hộ nghèo vay hiện nay là tín chấp đã hạn chế được khả năng thất thoát, mất vốn cho vay vì hộ nghèo được vay chỉ được vay khi được tín chấp và khi được các trung gian bảo lãnh [1].

Đây là một loại vốn đặc biệt được nhà nước đầu tư tài trợ thông qua kênh NHCSXH sau đó các tổ chức này sẽ giúp nhà nước trong việc cho hộ nghèo vay. Nguồn vốn này được hình thành từ rất nhiều nguồn khác nhau như từ ngân sách nhà nước cấp, từ ngân sách tỉnh, từ các tổ chức và cá nhân ở

trong và ngoài nước, vốn đi vay từ các ngân hàng, vốn tiết kiệm từ các tổ chức kinh tế xã hội.

Do đó, chúng ta có thể thấy rằng quản lý vốn cho hộ nghèo vay là một hoạt động của chủ thể là NHCSXH tác động vào đối tương là các hộ nghèo vay vốn thông qua các hoạt động cụ thể như: Kế hoạch huy động nguồn vốn và cho vay; Tổ chức thực hiện cho vay; Kiểm tra giám sát và thu hồi nợ cũng như các biện pháp xử lý đối với các hộ nghèo vay vốn nhằm đảm bảo việc bảo toàn và phát huy tối đa tác dụng của vốn cho hộ nghèo vay.

1.1.3.2. Vai trò quản lý vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH

Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa, tín dụng ngày càng phát triển nhằm cung cấp thêm các phương tiện để giao dịch đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong xã hội. Trong điều kiện đó hoàn thiện công tác quản lý vốn vay ngày càng được quan tâm vì [15] [25]:

Đảm bảo chất lượng khoản vốn vay là điều kiện để Ngân hàng làm tốt chức năng trung gian thanh toán, tín dụng. Khi chất lượng tín dụng được đảm bảo, vòng quay vốn tín dụng tăng, với một khối lượng tiền như cũ có thể thực hiện được số lần giao dịch lớn hơn, tạo điều kiện tiết kiệm tiền trong lưu thông, củng cố sức mua của đồng tiền.

Quản lý vốn vay đối với hộ nghèo là một tổng thể những công cụ để thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo. Mặt khác, thông qua cho vay đối hộ nghèo giúp người nghèo có việc làm, nâng cao kiến thức tiếp cận thị trường, có điều kiện hoạt động SXKD trong nền kinh tế thị trường.

Bên cạnh đó việc quản lý vốn vay đối với hộ nghèo còn góp phần làm thay đổi cuộc sống của người dân, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, những vấn đề xã hội được giải quyết và cuộc sống của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác từng bước được cải thiện, góp

phần làm thay đổi nhận thức cơ bản về bản chất hoạt động của tín dụng chính sách nói chung.

1.1.3.4. Nội dung quản lý vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội

Vốn cho vay hộ nghèo được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Nhưng để nó phát huy hiệu quả tốt phải đảm bảo theo một qui trình quản lý vốn nói chung.

*Lập kế hoạch huy động nguồn vốn và cho vay của NHCSXH

Lập kế hoạch huy động và cho vay phải được xây dựng căn cứ vào tình hình thực hiện năm trước, khả năng huy động vốn có thể, kế hoạch xoá đói giảm nghèo của địa phương (Kế hoạch dài hạn có chia ra các năm và thông báo chỉ tiêu kế hoạch kiểm tra quý của cấp trên). Việc lập kế hoạch huy động vốn và cho vay của NHCSXH thường căn cứ chủ yếu vào thực tế cho vay hàng năm và căn cứ vào các chỉ tiêu cơ bản sau:

- Tổng số hộ trên địa bàn.

- Số hộ nghèo đói theo chuẩn mực quy định. - Số hộ nghèo đói có đủ điều kiện vay vốn.

- Dự kiến số hộ nghèo đói cho vay trong kỳ kế hoạch. - Mức cho vay bình quân mỗi hộ.

- Doanh số cho vay trong kỳ. - Doanh số thu nợ trong kỳ. - Dư nợ cuối kỳ.

- Dự kiến số hộ được vay thoát khỏi đói nghèo trong kỳ.

* Tổ chức thực hiện cho vay của NHCSXH

Chương trình cho vay đối với hộ nghèo được thực hiện theo văn bản 676/NHCS-TD ngày 22/4/2007 về hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với hộ

Hình 1.1. Sơ đồ quy trình thủ tục xét duyệt cho vay của NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Chú thích:

1. Hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn gửi Tổ TK&VV.

2. Tổ TK&VV bình xét hộ nghèo được vay và gửi danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn lên Ban Xoá đói giảm nghèo và UBND xã.

3. Ban Xoá đói giảm nghèo xã, UBND xã xác nhận và chuyển danh sách lên ngân hàng.

4. Ngân hàng xét duyệt và thông báo danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân, địa điểm giải ngân cho UBND xã.

5. UBND xã thông báo kết quả phê duyệt của ngân hàng đến tổ chức chính trị - xã hội.

6. Tổ chức chính trị - xã hội thông báo kết quả phê duyệt đến Tổ TK&VV.

7. Tổ TK&VV thông báo cho hộ vay biết kết quả phê duyệt của Ngân hàng, thông báo thời gian và địa điểm giải ngân đến các hộ vay vốn.

Hộ nghèo Tổ tiết kiệm

và vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội Ban XĐGN xã,UBND xã Tổ chức chính trị, xã hội 1 7 6 8 4 3 2 5

8. Ngân hàng cùng Tổ TK&VV giải ngân đến từng hộ gia đình được vay vốn.

Quy trình được thực hiện theo hệ thống như sau: - Tại tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV)

Tổ trưởng tổ TK&VV là cầu nối và là nơi truyền tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến các hộ nghèo như sau:

+ Tổ trưởng hướng dẫn các hộ nghèo ra nhập tổ TK&VV.

+ Tổ trưởng hướng dẫn hộ vay viết giấy đề nghị vay vốn (mẫu 01/TD) được ngân hàng cung cấp tuy nhiên do rất nhiều hộ vay thường viết hộ đơn vay vốn và không trực tiếp ký vào giấy đề nghị vay vốn dẫn đến chữ ký tại hồ sơ và thực tế không khớp nhau dẫn đến ngân hàng không giải ngân được làm ảnh hưởng đến việc mục tiêu phát triển kinh tế của hộ vay đồng thời làm ảnh hưởng kế hoạch tín dụng của tổ.

+ Tổ trưởng tiến hành họp tổ (mẫu số 10C/TD) để bình xét cho vay dựa vào các quy định hiện hành của ngân hàng để xem xét về mức vay, mục đích vay vốn, thời gian đề nghị xin vay. Việc bình xét cho vay được thực hiện công khai dân chủ có sự tham gia của trưởng khu, lãnh đạo hội đoàn thể. Thực tế cho thấy việc bình xét cho vay tại các tổ đều thực hiện đúng quy trình nhưng cũng có tổ thực hiện không tốt việc bình xét cho vay như xét duyệt vay không đúng đối tượng, thời gian vay không hợp lý, mục đích xin vay không đúng với thực tế. Cá biệt có trường hợp vay ké nhau dẫn đến thất thoát nguồn vốn là cũng là nguyên nhân làm tăng nợ quá hạn.

+ Tổ trưởng lập danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn (mẫu số 03/TD) để trình hội đoàn thể và UBND xã xác nhận về đối tượng vay, số vốn xin vay, mục đích vay vốn và thời gian xin vay. Danh sách này là cơ sở để NHCSXH xem xét cho vay vì vậy UBND xã chịu hoàn toàn trách nhiệm về đối tượng vay vốn tại địa phương.

Khi nhận đầy đủ hồ sơ của Tổ TK&VV (mẫu số 01/TD, mẫu số 10C/TD, mẫu số 03/TD) thì cán bộ tín dụng kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của hồ sơ như sau:

+ Phát sổ vay vốn cho tổ trưởng tổ TK&VV để tổ trưởng viết sổ căn cứ vào đơn xin vay vốn của hộ vay (mẫu số 01/TD).

+ Phê duyệt danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn (mẫu số 03/TD) mà tổ trưởng gửi lên đồng thời thông báo tới UBND xã về kết quả phê duyệt và lịch giải ngân của ngân hàng.

- Tại UBND xã

Sau khi nhận thông báo phê duyệt (mẫu số 04/TD) của ngân hàng thì UBND xã thông báo cho hội đoàn thể.

- Tại Hội đoàn thể Thông báo cho tổ TK&VV về lịch giải ngân, địa điểm và thời gian giải ngân để tổ TK&VV thông báo cho các hộ vay.

+ Phối hợp cùng ngân hàng chứng kiến việc giải ngân đến người vay - Đối tượng khách hàng: Hộ nghèo: Là những hộ gia đình có tên trong danh sách hộ nghèo ở xã (phường, thị trấn) theo tiêu chuẩn quy định do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố từng thời kỳ.

- Phương thức cho vay: Cho vay thông qua uỷ thác: Ở những nơi không có chi nhánh NHCSXH thì có thể thực hiện uỷ thác thông qua các tổ chức tín dụng hoặc uỷ thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội, tuy nhiên các tổ chức này đều phải thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn. Tổ tiết kiệm và vay vốn là một tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của những người nghèo có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm và vay vốn, hoạt động theo quy ước của Uỷ ban nhân dân xã chấp nhận cho hoạt động. Quy chế tổ chức và hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội ban hành.

- Lãi suất cho vay: NHCSXH cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay với lãi suất ưu đãi, áp dụng cho từng thời kỳ, do Chính phủ quy

định một mức thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Ngoài ra, các điều kiện vay vốn cũng rất dễ dàng, như người vay không phải thực hiện đảm bảo tiền vay bằng tài sản, quy trình và thủ tục vay vốn đơn giản, được miễn các lệ phí và hồ sơ vay vốn ngân hàng. Hiện nay lãi suất cho vay là 0,5%/tháng.

- Mức cho vay: Mức cho vay được quyết định căn cứ vào nhu cầu của đối tượng đầu tư. Hội đồng quản trị có quy định mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo không quá 50 triệu đồng/hộ [18].

* Kiểm tra giám sát và thu hồi nợ của NHCSXH

Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan có thể làm suy yếu tình hình tài chính của một số đối tượng diện ưu đãi đang có dư nợ ở ngân hàng. Các món nợ của các đối tượng khách hàng trên có thể sẽ trở thành nợ xấu. Nhiệm vụ của cán bộ tín dụng phụ trách khoản vay phải có trách nhiệm theo dõi bám sát món vay mà mình quản lý, thực hiện kiểm tra thường xuyên hoặc định kỳ theo quy trình tín dụng. Nội dung công tác kiểm tra tín dụng bao gồm:

- Tiến hành kiểm tra định kỳ đối với các loại tín dụng.

- Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra một cách thận trọng, chi tiết như: Lên kế hoạch trả nợ cho khách hàng, đảm bảo khách hàng không chậm trễ trong việc thanh toán theo kế hoạch; kiểm tra chất lượng của tài sản dùng làm đảm bảo tín dụng; kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hợp đồng tín dụng, bảo đảm ngân hàng có đủ thẩm quyền hợp pháp để sở hữu các tài sản bảo đảm tín dụng đối với người vay trước toà án nếu cần thiết; đánh giá điều kiện tài chính và những dự báo, những dấu hiệu thay đổi bất thường về mọi mặt của người vay, trên cơ sở đó đó xem xét lại nhu cầu tín dụng của người vay; đánh giá xem khoản tín dụng có tuân thủ chính sách cho vay của ngân hàng và các tiêu chuẩn do cơ quan pháp lý đặt ra.

- Kiểm tra thường xuyên những món vay lớn, vì khi xảy ra rủi ro đối với những món vay lớn sẽ ảnh hưởng rất xấu tới tình hình tài chính của ngân hàng.

- Tăng cường kiểm tra tín dụng khi nền kinh tế có dấu hiệu đi xuống, hoặc những ngành nghề được ngân hàng cấp nhiều tín dụng đang có những vấn đề có thể gây ra rủi ro đối với ngân hàng. Việc xây dựng quy trình kiểm tra tín dụng là công tác quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng, tuy nhiên quy trình kiểm tra phải xây dựng như thế nào cho có hiệu quả là một vấn đề hết sức quan trọng. Một quy trình chặt chẽ nhưng quá rườm rà phức tạp không phải là sự lựa chọn hợp lý mà phải đảm bảo tính hiệu quả và khả năng thực thi. Việc kiểm tra tín dụng sẽ giúp cho các nhà quản lý điều hành hoạt động ngân hàng hiệu quả hơn, có thể đánh giá chất lượng cán bộ tín dụng cũng như hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng.

Để hạn chế khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc sử dụng vốn vào các hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao, dẫn đến ít khả năng thanh toán, trong quá trình cho vay, nhân viên tín dụng phải thường xuyên kiểm tra đánh giá tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, vấn đề tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng không tuân theo có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành những quy định của hợp đồng. Điều này đòi hỏi việc soạn thảo hợp đồng tín dụng phải rõ ràng, đầy đủ chính xác và chặt chẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 34)