Những kết quả đạt được, tồn tại, nguyên nhân tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 91 - 93)

6. Kết cấu của luận văn

3.4. Những kết quả đạt được, tồn tại, nguyên nhân tồn tại

3.4.1.Những mặt đã đạt được

Trong những năm qua, hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, NHCSXH tỉnh Thái Nguyên đã từng bước khẳng định vai trò của mình trong xã hội và đối với cộng đồng người nghèo. NHCSXH tỉnh Thái Nguyên đã không ngừng mở rộng mạng lưới, vươn tới những huyện nghèo, xã nghèo, phục vụ người nghèo không chỉ ở vùng nông thôn mà cả miền núi, vùng sâu,

vùng xa với phương châm cho vay “đúng địa chỉ, an toàn và hiệu quả”. Đã đạt được những thành công nhất định trong công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và an sinh xã hội tại tỉnh Thái Nguyên.

- Số hộ nghèo hàng năm được vay vốn trên tổng số hộ nghèo theo tiêu chí toàn tỉnh ngày càng tăng lên: Năm 2014 là 17.412 hộ, chiếm tỷ lệ gần 40% số hộ nghèo toàn tỉnh. Đến năm 2016 là 14.611 hộ, chiếm tỷ lệ 46% số hộ nghèo toàn tỉnh.

- Nguồn vốn tín dụng cho vay hộ nghèo trong giai đoạn 2014-1026 đã giúp cho 23.236 hộ nghèo thoát nghèo, bình quân một năm có 7.745 hộ.

Qua điều tra, phần đông các hộ nghèo đều có cảm nhận sự thay đổi của công ăn việc làm sau khi được vay vốn. Hơn nữa, khi có thêm vốn sẽ tạo thêm công ăn việc làm và đặc biệt ở những mức vốn vay cao hơn thì cảm nhận về sự thay đổi công ăn việc làm là có sự khác biệt. Tức là ở những mức vốn vay nhiều hơn sẽ có xu hướng tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn so với những mức vốn vay thấp hơn.

- Thông qua chương trình chovay hộ nghèo đã động viên sự tham gia của toàn xã hội hướng tới giúp đỡ người nghèo, có trên 1.100 cán bộ cơ sở tham gia vào Ban XĐGN cấp xã để thực hiện chỉ đạo XĐGN và hướng dẫn hộ nghèo làm ăn thoát nghèo; trên 4 ngàn tổ TK&VV với gần 7.000 người là thành viên ban quản lý tổ TK&VV là “cánh tay vươn dài”, đội ngũ không biên chế của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên.

- Hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo được thể hiện ở tác động giảm nghèo, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển về trồng trọt, chăn nuôi thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp dịch vụ. Mặt khác chính sách tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo đã giải quyết được các vấn đề bức xúc trong dân như:

vấn đề nhà ở, vấn đề việc làm, vấn đề môi trường nước sạch, vấn đề học tập. Từ đó góp phần thu hẹp khoảng cách giữa vùng nông thôn và thành thị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)