Kinh nghiệm quản lý vốn chovay hộ nghèo của một số Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 44)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm quản lý vốn chovay hộ nghèo của một số Ngân

Chính sách xã hội ở Việt Nam

1.2.2.1.Kinh nghiệm của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ

Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đánh giá rất cao vai trò và những đóng góp của hệ thống NHCSXH từ Trung ương đến địa phương. Mô hình hoạt động của NHCSXH cũng tạo ra cơ chế, cách thức động viên được cả hệ thống chính trị vào cuộc trong việc quản lý hoạt động tín dụng chính sách, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế và ổn định chính trị xã hội.

Đến nay, NHCSXH đã có tổng doanh số cho vay gần 3.200 tỷ VNĐ, tổng doanh số thu nợ gần 1.600 tỷ VNĐ; tổng dư nợ hơn 1.700 tỷ VNĐ, với trên 90 ngàn hộ đang vay vốn [21]. Vốn tín dụng ưu đãi đã đến với 100% số thôn bản trong tỉnh. NHCSXH trực tiếp giao dịch tại xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong việc tiếp cận vốn, chỉ có phương thức phục vụ như thế thì người nghèo ở vùng sâu, vùng xa mới tiếp cận được vốn với chi phí thấp nhất.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ theo tinh thần của Nghị định 78, tỉnh Phú Thọ đã thực hiện tăng thu, tiết kiệm chi để chuyển ngân sách sang NHCSXH tỉnh trên 10 tỷ NNĐ để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh cũng đã bàn và đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ, những năm trước ngân sách tỉnh cũng đã hỗ trợ cấp bù lãi

suất cho vay hộ nghèo được trên 5 tỷ đồng. Trong thời gian tới sẽ phấn đấu mỗi năm chuyển sang NHCSXH khoảng 5 tỷ VNĐ từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi để NHCSXH cho vay trên địa bàn [21].

1.2.2.2. Kinh nghiệm của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Giang

Là một tỉnh nghèo ở khu vực Trung du miền núi phía bắc, Hà Giang còn muôn vàn khó khăn khi hạ tầng cơ sở còn nhiều thiếu thốn, điều kiện phát triển sản xuất của bà con bị hạn chế, trình độ dân trí thấp. Nhiều mô hình làm kinh tế khả thi nhưng vì thiếu vốn nên không thể nhân rộng được. Trong khi đó, để vay vốn các NHTM thì vấn đề lãi suất là quá sức với dân nghèo. Từ nguồn vốn vay của NHCSXH tỉnh đã đáp ứng sự mong mỏi của người dân, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển chung của tỉnh. Năm 2012, NHCSXH tỉnh đã đầu tư vốn đúng đối tượng thụ hưởng và đạt được những hiệu quả kinh tế- xã hội to lớn, giúp trên 7.000 hộ thoát nghèo, tạo điều kiện cho hơn 5.000 lao động nhàn rỗi có việc làm ổn định, hơn 20.000 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có đủ chi phí để học tập, xây dựng trên 5000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, trên 11.000 căn nhà cho hộ nghèo và các gia đình chính sách khác [20]. Có thành công này là việc thực hiện Đề án nâng cao chất lượng tín dụng đã được phê duyệt nhằm nâng cao và làm trong sạch, lành mạnh chất lượng tín dụng, nâng cao nhận thức cho người sử dụng vốn vay đúng mục đích. Trong đó, NHCSXH tỉnh Hà Giảng đã thực hiện tập trung tất cả 109 xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh. Tính đến nay, nợ quá hạn của đơn vị còn hơn 45 tỷ VNĐ, chiếm tỷ lệ gần 2,6% so với tổng dư nợ và hiện đã thu hơn 21 tỷ VNĐ nợ quá hạn [20]. Đạt được kết quả trên là do các đơn vị cơ sở đã tập trung thực hiện các biện pháp xử lý nợ sau khi đã rà soát và phân tích nợ quá hạn. Song song đó, NHCSXH tỉnh Hà Giang chỉ đạo các đơn vị trực thuộc quan tâm nâng cao chất lượng giao dịch xã, căn cứ 5 chỉ tiêu là tồn tại nợ quá hạn, lãi tồn đọng,

nợ bị chiếm dụng, nợ chưa đổi sổ, tổ tiết kiệm và vay vốn yếu kém, giao nhiệm vụ chỉ tiêu cụ thể cho từng hội, đoàn thể, Tổ tiết kiệm và vay vốn. Những tổ không thể nộp lãi đề nghị hội, đoàn thể kiểm tra và yêu cầu nộp ngay trong tháng, kể cả hội nào chưa nộp lãi đề nghị tổ trưởng đôn đốc nộp lãi, báo cáo tại buổi giao ban. Sau khi giao dịch kết thúc, cán bộ tín dụng phối hợp với đoàn thể, hội, tổ tiết kiệm và vay vốn xuống trực tiếp những hộ khó khăn để xử lý. Cuối tháng thống kê, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện với cấp ủy, chính quyền địa phương và NHCSXH tỉnh. Trên cở sở phân tích đánh giá nợ, các thành viên ban chỉ đạo thực hiện đề án của tỉnh tăng cường đi cơ sở nắm tình hình, chỉ đạo thực hiện. Tổ chức phát động phong trào thi đua hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu lãi hàng tháng để động viên khuyến khích kịp thời các NHCSXH huyện. Đối với nợ xấu, nợ đến hạn, lãi tồn đọng thực hiện sao kê phối hợp với Trưởng ban nhân dân ấp, hội, đoàn thể phân tích hộ có khả năng trả nợ, sau đó UBND cấp xã mời lên trụ sở ấp làm việc thu hồi nợ, kể cả làm thủ tục khởi kiện để xử lý những họ chây ì.

Trong quá trình thực hiện đề án giảm nợ quá hạn, NHCSXH tỉnh Hà Giang tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác bình xét cho vay đúng đối tượng, hộ có tư cách tốt, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Bên cạnh đó, đơn vị rất chú trọng cho vay hộ nghèo chưa được tiếp cận vốn NHCSXH, hộ trả nợ tốt chưa thoát nghèo. Gắn trách nhiệm của hội đoàn thể, tổ tiết kiệm và vay vốn trong việc sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích, phát huy hiệu quả nguồn vốn và có ý thức trả nợ tốt, tổ chức tập huấn cho cán bộ hội, đoàn thể của các xã trên địa bàn toàn tỉnh.

Ngoài những biện pháp trên, NHCSXH tỉnh Hà Giang còn nâng cao chất lượng giao dịch, giao ban tại xã, phối hợp với hội, đoàn thể tập trung khắc phục 5 chỉ tiêu còn tồn đọng, đồng thời xử lý nợ bị rủi ro do nguyên

nhân khách quan, đảm bảo nợ rủi ro được xử lý kịp thời và đúng qui trình theo hướng dẫn của ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)