Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 49)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Nguồn số liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp được sưu tầm, chọn lọc và sử dụng mang tính kế thừa trong luận văn bao gồm: Cơ sở lý luận về quản lý vốn cho hộ nghèo vay, thực tiễn một số nước cho hộ nghèo vay vốn trên thế giới, các số liệu phản ánh đặc điểm địa bàn nghiên cứu, số liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH CSXH tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016 và các số liệu thống kê đã được công bố trên sách báo, tạp chí và phương tiện truyền thông.

2.2.1.2. Nguồn số liệu sơ cấp

Đề tài sẽ sử dụng số liệu sơ cấp để đánh giá hiệu quả vay vốn tín dụng đối với hộ nghèo. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các hộ nghèo.

Việc chọn hộ nghiên cứu là bước hết sức quan trọng có liên quan trực tiếp tới độ chính xác của các kết quả nghiên cứu. Để đảm bảo tính khách quan khoa học, đề tài lựa chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên.

Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính. Đề tài sẽ điều tra 3 huyện có số lượng hộ nghèo tham gia vay vốn tại NHCSXH cao nhất tại tỉnh Thái Nguyên là Định Hóa (3.148 hộ), Võ Nhai (3.129 hộ), Đại Từ (3.896 hộ)

* Đối tượng điều tra: Các hộ nghèo vay vốn tại ngân hàng chính sách

xã hội chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

* Mẫu điều tra:

Đề tài sẽ tiến hành điều tra, phỏng vấn hộ gia đình theo phương pháp tính mẫu Slovin. Năm 2016, ba huyện này có 10.173 hộ nghèo tham gia vay vốn tại NHCSXH

Áp dụng công thức sau:

Trong đó:

n: Số mẫu được chọn N: Tổng thể

e: Sai số chuẩn với α = 0.05 Ta có:

n = (hộ)

Áp dụng công thức trên, ta có số mẫu cần điều tra là 400 hộ gia đình (lấy chẵn). Số mẫu được phân phối theo bảng dưới đây:

STT Đơn vị Số lượng hộ nghèo Số mẫu điều tra (hộ)

1 Huyện Định Hóa 3.148 124

2 Huyện Võ Nhai 3.129 123

3 Huyện Đại Từ 3.896 153

Tổng 10.173 400

- Nội dung điều tra:

+ Tình hình đầu tư và vay vốn của hộ.

+ Ý kiến của hộ điều tra đánh giá hoạt động cho vay của NHCSXH. + Nguyện vọng của các hộ điều tra.

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

a. Đối với thông tin thứ cấp

Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập lên các bảng biểu.

b. Đối với thông tin sơ cấp

Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1.Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội vào việc mô tả sự biến động, cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình hoạt động tín dụng cho vay đối với hộ nghèo giai đoạn 2014 - 2016, của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Thông qua việc thu thập các số liệu, thông tin báo cáo của các ngân hàng chi nhánh trong hệ thống ngân hàng để từ đó thấy được những ưu điểm cũng như những tồn tại của đơn vị. Nội dung cần so sánh là so sánh số liêu đạt được qua các năm từ năm 2014 đến năm 2016.

Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng vốn, dư nợ cho vay… của kỳ này so với kỳ trước, của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên với toàn hệ thống để nhằm đánh giá

thực trạng hoạt động cho vay tín dụng đối với hộ nghèo. Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm.

2.2.3.3. Phương pháp đồ thị

Phương pháp đồ thị: Dùng các hình vẽ hoặc các đường nét hình học để

miêu tả đặc điểm số lượng của đối tượng nghiên cứu: các kết quả phát triển thanh toán không dùng tiền mặt theo các phương tiện thanh toán, theo phương thức thanh toán, cơ cấu các phương tiện thanh toán...theo thời gian nghiên cứu. Từ mô hình đồ thị giúp đề tài cô đọng được những đặc điểm cơ bản của một hiện tượng một cách dễ dàng, nhanh chóng. Là công cụ để tác giả chứng minh một cách rõ ràng sự biến đổi, sự tăng trưởng hay suy thoái về quy mô, kết quả hoạt động. Thông qua số liệu, các chỉ tiêu đánh giá được minh chứng bằng biểu đồ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)