3.4.1 .Những mặt đã đạt được
4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu tăng cường quản lý vốn chovay hộ
nghèo của NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
4.1.1. Quan điểm tăng cường quản lý vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
Vai trò của công cụ tín dụng đối với xoá đói giảm nghèo đã được thừa nhận rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam trong thời gian qua có nhiều địa phương đã sử dụng thành công công cụ này trong chiến lược xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, đây vẫn là lĩnh vực mà chúng ta còn thiếu kinh nghiệm. Vì vậy, trong quá trình sử dụng công cụ tín dụng này cần xuất phát từ đặc điểm của từng địa phương, từng vùng và mục tiêu phát triển để có các chiến lược, giải pháp sử dụng phù hợp.
Ở tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là đối với NHCSXH trong quá trình sử dụng công cụ tín dụng nhằm xoá đói giảm nghèo cần quán triệt các quan điểm sau:
Xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị mà các tổ chức Đảng, đoàn thể phải đặc biệt quan tâm. Vì thế, việc cho các hộ nghèo vay vốn ưu đãi để xoá đói giảm nghèo không phải là sự ban ơn mà là trách nhiệm của các tổ chức Đảng và Nhà nước; trong đó NHCSXH, các tổ chức tín dụng khác, các cơ quan thực thi nhiệm vụ về tín dụng là những người chịu trách nhiệm trực tiếp.
- Đối với các hộ nghèo vay vốn cần giúp họ nhận thức được đây là nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước chứ không phải là cho không để có phương án sử dụng có hiệu quả nhằm nâng cao thu nhập và hoàn trả vốn lẫn lãi vay đúng hạn.
- Tín dụng hỗ trợ xoá đói giảm nghèo trên cơ sở lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm mục tiêu chủ đạo. Vì nguồn lực là luôn bị giới hạn trong khi nhu cầu vay vốn là vô hạn, vì thế cần đầu tư đúng đối tượng cần vốn theo nhu cầu thiết thực và có phương án sử dụng vốn có hiệu quả nhất; tránh đầu tư cào bằng, dàn trải theo kiểu phân phát cho các hộ nghèo. Bên cạnh đó, cần có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ cả cán bộ tín dụng lẫn hộ vay vốn nhằm tránh thất thoát, sử dụng vốn sai mục đích và tiêu cực có thể xảy ra.
- Tín dụng hỗ trợ xoá đói giảm nghèo trên cơ sở cho hộ nghèo vay vốn để phát triển kinh tế hộ, vì thế cần chú trọng phát huy lợi thế của từng vùng, từng đại phương, từng ngành nghề; phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi.
4.1.2. Định hướng tăng cường quản lý vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
Nhận thức được tín dụng là công cụ quan trọng trong chiến lược xoá đói giảm nghèo; dựa trên đặc điểm, tình hình và xu thế phát triển của đối tượng nghiên cứu và bối cảnh chung trong tương lai, chính sách hỗ trợ tín dụng cần đảm bảo các định hướng sau đây:
- Thứ nhất, khai thác tối đa mọi nguồn vốn, đa dạng hóa các kênh các hình thức chuyển tải vốn bao gồm nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua các chương trình,
dự án và đặc biệt nguồn nhàn rỗi trong dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo ngày càng tăng.
- Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, phương thức hoạt động; minh bạch hoá thị trường vốn ở khu vực nông nghiệp - nông thôn nhằm tránh thất thoát, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho hộ nghèo.
- Thứ ba, có nhiều chiến lược hỗ trợ vốn cho hộ nghèo phù hợp với từng phương án kinh doanh, từng giai đoạn về các khía cạnh như lãi suất, mức vốn vay, thời hạn cho vay…
- Thứ tư, bên cạnh chính sách hỗ trợ vốn cần có các chính sách hỗ trợ khác như tập huấn nâng cao kiến thức làm ăn, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm… và đặc biệt là nâng cao trình độ dân trí, ý thức làm ăn của người nghèo. Chỉ khi nào có sự hỗ trợ đồng bộ, toàn diện thì hiệu quả sử dụng vốn vay mới tăng lên và đó cũng là cách giúp họ thoát nghèo.
4.1.3. Mục tiêu tăng cường quản lý vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
Những Thành tựu qua hơn 10 năm xoá đói giảm nghèo ở Thái Nguyên nói chung nói riêng đã đạt được là rất to lớn, tỷ lệ hộ nghèo đói liên tục giảm xuống, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện cả về mặt lượng lẫn mặt chất; quá trình chuyển đổi cơ câu kinh tế theo hướng có lợi, CNH - HĐH ở khu vực nông nghiêp - nông thôn đang chuyển biến tích cực. Có được thành quả đó là nhờ một phần sự tác động to lớn của chính sách tín dụng của nhà nước trong đó vai trò của NHCSXH là rất quan trọng. Tuy nhiên, tỷ lê hộ nghèo vẫn còn cao và đực biệt có nhiều hộ có khả năng tái nghèo; chính sách tín dụng ở một vài nơi, vài khâu vẫn còn bất cập, chưa phát huy hết vai trò
của nó. Vì vậy, chính sách tín dụng nhằm xoá đói giảm nghèo trong thời gian tới cần đạt các mục tiêu cụ thể sau:
- Thứ nhất, tăng nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo hằng năm khoảng 28 - 30%; dư nợ hộ nghèo bình quân hàng năm tăng từ 28 - 30%, và tỷ lệ nợ quá hạn không quá 0,5% so với tổng dư nợ.
- Thứ hai, phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể trong công tác uỷ thác bán phần để thực hiện việc cho vay, thu nợ, thu lãi, xử lý nợ quá hạn được tốt hơn.
- Thứ ba, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo vào năm 2020 xuống còn 4,9% (theo chuẩn nghèo mới), đảm bảo tính bễn vững, chống tái nghèo.