6. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra về quản lý vốn chovay hộ nghèo
NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại một số chi nhánh như trên, có thể nhận thấy một số tồn tại cùng nguyên nhân của nó và từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu cho NHCSXH tỉnh Thái Nguyên như sau:
- Chủ động phối hợp với các cơ quan tuyên truyền tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền về Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về các chương trình cho vay của NHCSXH đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
- Không trợ cấp, cho không để người nghèo có ý thức trong việc sử dụng vốn có hiệu quả.
- Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác bình xét cho vay đúng đối tượng, hộ có tư cách tốt, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Gắn trách nhiệm của hội đoàn thể nhận ủy thác, tổ TK&VV trong việc sử dụng đồng vốn đúng mục đích. Bên cạnh đó phải công khai hoá, dân chủ hoá các chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn tại điểm giao dịch theo quy định tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nghèo được tiếp cận dịch vụ tín dụng ưu đãi và giảm chi phí đi lại.
- Thường xuyên phối hợp với chính quyền các cấp, tổ chức hội đoàn thể các cấp để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay thông qua phương thức ủy thác. Bên cạnh đó cũng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức hội nhận ủy thác, Tổ tiết kiệm và vay vốn. Thực hiện kiểm tra đối chiếu trực tiếp đến hộ vay để sớm phát hiện và có hướng xử lý kịp thời đối với những trường hợp vay ké, chiếm dụng vốn, chây ì không chịu trả nợ, không chấp hành trả lãi đầy đủ.
- Xây dựng phương án, đề án củng cố nâng cao chất lượng tín dụng giảm nợ quá hạn cả số tương đối và số tuyệt đối, thực hiện củng cố và kiện toàn lại Ban quản lý tổ TK&VV yếu kém.
- Thường xuyên tham mưu cho HĐND, UBND các cấp đảm bảo nguồn Ngân sách địa phương hỗ trợ hàng năm để chương trình xóa đói giảm nghèo nói chung và các chính sách tín dụng nói riêng trên địa bàn được đầy đủ, kịp thời. Góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững nguồn nhân lực của huyện. Đồng thời thường xuyên kiện toàn BĐD HĐQT các cấp và Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo các xã, phường, thị trấn
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và có chính sách cán bộ tín dụng phù hợp để khuyến khích cán bộ, nhất là cán bộ làm việc tại vùng sâu, vùng xa để họ gắn bó lâu dài với đơn vị trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế; cũng như góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng quản lý vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên?
- Giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Nguồn số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp được sưu tầm, chọn lọc và sử dụng mang tính kế thừa trong luận văn bao gồm: Cơ sở lý luận về quản lý vốn cho hộ nghèo vay, thực tiễn một số nước cho hộ nghèo vay vốn trên thế giới, các số liệu phản ánh đặc điểm địa bàn nghiên cứu, số liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH CSXH tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016 và các số liệu thống kê đã được công bố trên sách báo, tạp chí và phương tiện truyền thông.
2.2.1.2. Nguồn số liệu sơ cấp
Đề tài sẽ sử dụng số liệu sơ cấp để đánh giá hiệu quả vay vốn tín dụng đối với hộ nghèo. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các hộ nghèo.
Việc chọn hộ nghiên cứu là bước hết sức quan trọng có liên quan trực tiếp tới độ chính xác của các kết quả nghiên cứu. Để đảm bảo tính khách quan khoa học, đề tài lựa chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên.
Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính. Đề tài sẽ điều tra 3 huyện có số lượng hộ nghèo tham gia vay vốn tại NHCSXH cao nhất tại tỉnh Thái Nguyên là Định Hóa (3.148 hộ), Võ Nhai (3.129 hộ), Đại Từ (3.896 hộ)
* Đối tượng điều tra: Các hộ nghèo vay vốn tại ngân hàng chính sách
xã hội chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
* Mẫu điều tra:
Đề tài sẽ tiến hành điều tra, phỏng vấn hộ gia đình theo phương pháp tính mẫu Slovin. Năm 2016, ba huyện này có 10.173 hộ nghèo tham gia vay vốn tại NHCSXH
Áp dụng công thức sau:
Trong đó:
n: Số mẫu được chọn N: Tổng thể
e: Sai số chuẩn với α = 0.05 Ta có:
n = (hộ)
Áp dụng công thức trên, ta có số mẫu cần điều tra là 400 hộ gia đình (lấy chẵn). Số mẫu được phân phối theo bảng dưới đây:
STT Đơn vị Số lượng hộ nghèo Số mẫu điều tra (hộ)
1 Huyện Định Hóa 3.148 124
2 Huyện Võ Nhai 3.129 123
3 Huyện Đại Từ 3.896 153
Tổng 10.173 400
- Nội dung điều tra:
+ Tình hình đầu tư và vay vốn của hộ.
+ Ý kiến của hộ điều tra đánh giá hoạt động cho vay của NHCSXH. + Nguyện vọng của các hộ điều tra.
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
a. Đối với thông tin thứ cấp
Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập lên các bảng biểu.
b. Đối với thông tin sơ cấp
Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1.Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội vào việc mô tả sự biến động, cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình hoạt động tín dụng cho vay đối với hộ nghèo giai đoạn 2014 - 2016, của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên.
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Thông qua việc thu thập các số liệu, thông tin báo cáo của các ngân hàng chi nhánh trong hệ thống ngân hàng để từ đó thấy được những ưu điểm cũng như những tồn tại của đơn vị. Nội dung cần so sánh là so sánh số liêu đạt được qua các năm từ năm 2014 đến năm 2016.
Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng vốn, dư nợ cho vay… của kỳ này so với kỳ trước, của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên với toàn hệ thống để nhằm đánh giá
thực trạng hoạt động cho vay tín dụng đối với hộ nghèo. Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm.
2.2.3.3. Phương pháp đồ thị
Phương pháp đồ thị: Dùng các hình vẽ hoặc các đường nét hình học để
miêu tả đặc điểm số lượng của đối tượng nghiên cứu: các kết quả phát triển thanh toán không dùng tiền mặt theo các phương tiện thanh toán, theo phương thức thanh toán, cơ cấu các phương tiện thanh toán...theo thời gian nghiên cứu. Từ mô hình đồ thị giúp đề tài cô đọng được những đặc điểm cơ bản của một hiện tượng một cách dễ dàng, nhanh chóng. Là công cụ để tác giả chứng minh một cách rõ ràng sự biến đổi, sự tăng trưởng hay suy thoái về quy mô, kết quả hoạt động. Thông qua số liệu, các chỉ tiêu đánh giá được minh chứng bằng biểu đồ.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1.Nhóm chỉ tieu phản ánh hoạt động quản lý vốn vay đối với hộ nghèo
- Lập kế hoạch cho vay đối với hộ nghèo: Tổng số vốn của NHCSXH
tỉnh Thái Nguyên; số vốn từ trung ương; số vốn từ ngân sách tỉnh; số vốn huy động, tiết kiệm; tỷ trọng vốn; số vốn cho hộ nghèo; số vốn phục vụ giải quyết việc làm; số vốn hỗ trợ học sinh, sinh viên; số vốn cho vay lao động nước ngoài; số vốn phục vụ nước sạch và vệ sinh môi trường.
- Tổ chức thực hiện đối với hộ nghèo: Quy trình cho vay của ngân hàng
CSXH chi nhánh tỉnh Thái Nguyên; doanh số cho vay; số lượt hộ vay; bình quân 1 hộ vay; doanh số thu nợ; dư nợ cho vay hộ nghèo; số hộ còn dư nợ; dư nợ bình quân; phương thức cho vay; lãi suất cho vay; thời gian vay vốn; mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn.
- Kiểm tra giám sát đối với hộ nghèo: Kiểm tra đối tượng cho vay;
kiểm tra việc sử dụng vốn vay; kiểm tra đối chiếu nợ công khai; thời gian thu hồi vốn vay; thu lãi,...
- Nhóm tiêu chí phản ánh khả năng tăng trưởng quy mô tín dụng cho vay hộ nghèo, bao gồm: tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cho vay; tốc độ tăng
trưởng doanh số cho vay; dư nợ cuối kỳ cho vay hộ nghèo.
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cho vay
Tổng nguồn vốn cho vay năm nay
= x 100% Tổng nguồn vốn cho vay năm trước
Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay
Tổng doanh số cho vay năm nay
= x 100% Tổng doanh số cho vay năm trước
Dư nợ cuối
kỳ =
Dư nợ đầu
kỳ +
Doanh số cho vay trong kỳ -
Doanh số thu nợ trong kỳ
- Nhóm tiêu chí phản ánh khả năng tiết kiệm chi phí, bao gồm: tỷ lệ nợ
quá hạn, tỷ lệ thu lãi.
Tỷ lệ nợ quá hạn
Dư nợ quá hạn cuối kỳ
= x 100% Tổng dư nợ cuối kỳ
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo
- Nhóm tiêu chí phản ánh hiệu quả xã hội: tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn
của NHCSXH; tỷ lệ hộ thoát nghèo nhờ vay vốn từ NHCSXH; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, …
+ Số hộ nghèo được vay vốn của NHCSXH: Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với công tác cho vay hộ nghèo của NHCSXH; bằng số hộ nghèo được vay vốn NHCSXH trên tổng số hộ nghèo theo chuẩn mực được công bố.
+ Số hộ thoát nghèo nhờ vay vốn từ NHCSXH: Đây là chỉ tiêu rất quan trọng trong đánh giá hiệu quả của công tác cho vay đối với hộ nghèo. Hộ thoát nghèo nhờ vay vốn từ NHCSXH là hộ sau khi được vay và sử dụng vốn
NHCSXH có mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cao hơn chuẩn mực nghèo hiện hành, không còn nằm trong trong danh sách hộ nghèo, có khả năng vươn lên hoà nhập với cộng đồng.
+ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn: Phản ánh sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đưa các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao, các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào áp dụng trong thực tiễn sản xuất, góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi nền sản xuất từ tự cung, tự cấp sang nền sản xuất hàng hóa, tạo ra các ngành nghề dịch vụ mới trong nông nghiệp.
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo được thể hiện ở doanh số vay, trả (gốc, lãi) đúng hạn, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, rủi ro trong sử dụng vốn thấp. Nếu doanh số vay của hộ lớn, hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng, trong quá trình sử dụng vốn không gặp các rủi ro gây thất thoát vốn, sau khi trừ đi các khoản chi phí vẫn còn có lãi, thể hiện vốn sử dụng có hiệu quả.
- Biểu hiện qua việc sử dụng vốn của hộ nghèo vào SXKD như thế nào? Nếu hộ nghèo vay vốn về SXKD thuận lợi, sản xuất nhiều hàng hoá bán thu được lợi nhuận cao, sau khi trừ đi phần trả nợ cho ngân hàng (gốc, lãi), trả tiền công lao động, mà vẫn có lãi, thì đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cao. Ngược lại, nếu vay vốn về SXKD thua lỗ thì hiệu quả thấp; thậm chí mất vốn. Có nhiều trường hợp vay vốn ngân hàng về chăn nuôi, trồng trọt, tuy đã trả hết nợ cho ngân hàng đúng kỳ hạn, nhưng vẫn bị đánh giá là hiệu quả thấp vì nguồn để trả nợ cho ngân hàng phải đi vay chỗ khác, chứ không phải từ nguồn thu nhập của người vay. Trường hợp này, nếu không đi vay chỗ khác thì hộ nghèo phải bán tài sản hình thành từ vốn vay để trả nợ. Cho nên, nếu chỉ nhìn một mặt trả nợ của hộ vay cho ngân hàng để đánh giá hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả là chưa đủ.
tiêu chí: Tỷ suất lợi nhuận và mức sống của hộ nghèo; nếu tỷ suất lợi nhuận được tăng lên, mức sống hộ nghèo được cải thiện tốt, thì hiệu quả tín dụng tốt.
- Thông qua việc sử dụng vốn vào SXKD, trình độ quản lý kinh tế của người vay được nâng lên. Người nghèo có điều kiện tiếp cận được với kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi tiến tiến, có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật mới. Đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng mang lại cho hộ nghèo.
- Số hộ thoát nghèo là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả của tín dụng đối với hộ nghèo. Hộ đã thoát khỏi ngưỡng đói nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn mực đói nghèo hiện hành, không còn nằm trong danh sách hộ nghèo do Phòng LĐ- TB&XH huyện, thị, thành phố lập theo từng năm.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN CHO VAY HỘ NGHÈO
TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Tổng quan về ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên
3.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên được thành lập, theo quyết định số 41/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch HĐQT- NHCSXH Việt Nam; trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo và chính thức đi vào hoạt động ngày 4/2003. Đây là đơn vị thành viên trực thuộc Hội sở chính, đại diện pháp nhân theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc trong việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động của NHCSXH trên địa bàn Thái Nguyên. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh là: Nhận bàn giao vốn cho vay hộ nghèo từ NHNo&PTNT, vốn giải quyết việc làm từ Kho bạc Nhà nước, vốn cho vay học sinh, sinh viên từ Ngân hàng Công thương tỉnh Thái Nguyên sang; huy động vốn để cho vay các đối tượng. NHCSXH tỉnh được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo, nên sau khi thành lập Giám đốc Ngân hàng Phục vụ người nghèo sang làm Giám đốc chi nhánh. Tại cấp huyện Giám đốc NHNo&PTNT sang làm Giám đốc phòng giao dịch. Về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động khi mới thành lập (trụ sở làm việc và trang thiết bị phục vụ cho làm việc) hầu như không có. Trụ sở phải thuê mượn. Trong 14 năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp, sự phối hợp có hiệu quả của các tổ chức chính trị xã hội; tập thể CBNV trong toàn chi nhánh NHCSXH đã có nhiều cố gắng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, từng bước tạo lập và xây dựng chi nhánh ngày càng lớn mạnh; tổ chức triển khai các chương trình tín dụng đối với hộ
nghèo và các đối tượng chính sách đạt hiệu quả; tạo nền tảng cho chi nhánh