Tổng quan về ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 59)

2.3.1 .Nhóm chỉ tieu phản ánh hoạt động quản lý vốn vay đối với hộ nghèo

3.1. Tổng quan về ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên

3.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên được thành lập, theo quyết định số 41/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch HĐQT- NHCSXH Việt Nam; trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo và chính thức đi vào hoạt động ngày 4/2003. Đây là đơn vị thành viên trực thuộc Hội sở chính, đại diện pháp nhân theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc trong việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động của NHCSXH trên địa bàn Thái Nguyên. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh là: Nhận bàn giao vốn cho vay hộ nghèo từ NHNo&PTNT, vốn giải quyết việc làm từ Kho bạc Nhà nước, vốn cho vay học sinh, sinh viên từ Ngân hàng Công thương tỉnh Thái Nguyên sang; huy động vốn để cho vay các đối tượng. NHCSXH tỉnh được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo, nên sau khi thành lập Giám đốc Ngân hàng Phục vụ người nghèo sang làm Giám đốc chi nhánh. Tại cấp huyện Giám đốc NHNo&PTNT sang làm Giám đốc phòng giao dịch. Về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động khi mới thành lập (trụ sở làm việc và trang thiết bị phục vụ cho làm việc) hầu như không có. Trụ sở phải thuê mượn. Trong 14 năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp, sự phối hợp có hiệu quả của các tổ chức chính trị xã hội; tập thể CBNV trong toàn chi nhánh NHCSXH đã có nhiều cố gắng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, từng bước tạo lập và xây dựng chi nhánh ngày càng lớn mạnh; tổ chức triển khai các chương trình tín dụng đối với hộ

nghèo và các đối tượng chính sách đạt hiệu quả; tạo nền tảng cho chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên phát triển trong những năm tiếp theo.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

a) Bộ phận quản trị của NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

- Hoạt động của chi nhánh NHCSXH tỉnh đặt dưới sự lãnh đạo của Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp. Đây là mô hình đặc thù, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng chung sức thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước, góp phần giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội. Hiện nay, toàn tỉnh có 130 đồng chí lãnh đạo UBND cấp tỉnh, cấp huyện và các đồng chí đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan tham gia Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp. Cho thấy mô hình tổ chức và hoạt động của Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp là hoàn toàn phù hợp với hoạt động tín dụng chính sách. Đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ. Ban đại diện HĐQT NHCSXH đã hoạt động tích cực, hàng quý tổ chức họp theo định kỳ và sau mỗi kỳ họp đều ban hành Nghị quyết chỉ đạo các ban ngành liên quan và NHCSXH. Ban đại diện HĐQT các cấp đã tổ chức thực hiện chức năng nhiệm vụ triển khai kịp thời Nghị quyết, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, của HĐQT; chỉ đạo xây dựng kế hoạch huy động vốn và cho vay trên địa bàn, tổ chức khai thác, tham mưu cho UBND cùng cấp bố trí nguồn vốn ngân sách để uỷ thác sang NHCSXH cho vay tại địa phương; tổ chức chỉ đạo và đôn đốc việc thực hiện hoàn thành kế hoạch tín dụng trên địa bàn; chỉ đạo kiểm tra, giám sát các bên nhận ủy thác cho vay thực hiện đúng chính sách và chế độ nghiệp vụ theo quy định… (Ban đại diện HĐQT tỉnh 12 người, gồm các đại diện: Trưởng ban là Phó chủ tịch UBND tỉnh, 11 thành viên gồm: Giám đốc Ngân hàng nhà nước, Giám đốc sở tài chính, Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giám

đốc sở Kế hoạch và đầu tư, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch hội Phụ nữ, Chủ tịch hội Cựu chiến binh, Bí thư Đoàn thanh niên, Giám đốc NHCSXH tỉnh).

- Ban Giám đốc thực hiện công tác quản lý điều hành hoạt động của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên. Hoạt động của Ban Giám đốc có quy chế điều hành và lề lối làm việc được ban hành tại văn bản số 329/QĐ-NHCS ngày 30/6/2009. Từng thành viên trong ban Giám đốc được phân công phân nhiệm vụ cụ thể trong việc chỉ đạo lãnh đạo từng lĩnh vực nghiệp vụ, các Phó Giám đốc đều có trách nhiệm cao để giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản trị điều hành hoạt động toàn Chi nhánh.

b) Bộ phận điều hành và tác nghiệp của NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

- Phòng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng: Đây là phòng chuyên môn quan trọng có nhiệm vụ tham mưu chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện công tác cho vay theo các quy trình nghiệp vụ. Tổ chức xây dựng kế hoạch cho vay, thực hiện điều hoà và phân bổ nguồn vốn cho vay đến các huyện, thành phố. Tổ chức tập huấn để triển khai thực hiện cho vay, kiểm tra hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ xin vay theo thẩm quyền, và thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động tín dụng.

- Phòng Kế toán ngân quỹ: có nhiệm vụ quản lý nguồn vốn, tài sản, thực hiện công tác kho, quỹ, thu chi tiền mặt với khách hàng, thực hiện các khâu thanh toán, và theo dõi quản lý công tác chi tiêu tài chính của đơn vị.

- Phòng tin học: có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động của phần mềm giao dịch, thông tin báo cáo, lưu giữ số liệu và đảm bảo cho các thiết bị máy móc về tin học được vận hành tốt.

- Phòng Hành chính tổ chức: có nhiệm vụ đảm bảo thực hiện tốt các khâu hành chính và văn phòng, đồng thời thực hiện công tác tham mưu cho Ban lãnh đạo trong công tác sắp xếp bố trí cán bộ hợp lý đúng với trình độ

chuyên môn nghiệp vụ và phát huy được năng lực của theo sở trưởng của từng cán bộ.

- Phòng Kiểm tra Kiểm toán nội bộ: có nhiệm vụ thực hiện công tác kiểm tra giám sát mọi hoạt động của đơn vị trong việc chấp hành, tuân thủ các quy trình nghiệp vụ đã được ban hành, phát hiện kịp thời các sai sót, dự báo các vấn đề có thể dẫn đến sai sót để kịp thời tham mưu cho Giám đốc trong công tác chỉ đạo điều hành và có biện pháp uốn nắn kịp thời đảm bảo hoạt động của chi nhánh NHCSXH an toàn, có kỷ cương đúng với pháp luật quy định, góp phần nâng cao hiệu quả nguồn vốn và sử dụng vốn vay.

- Biên chế bộ máy hoạt động của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên đến cuối năm 2016 là 130 người, tại hội sở chi nhánh là 33 người, ở phòng giao dịch huyện, thành phố là 97 người, bình quân mỗi phòng giao dịch có 10 người (trong đó có hai hợp đồng bảo vệ).

- Với bộ máy này, chi nhánh thực hiện vai trò là “cầu nối” đưa vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến tất cả các xã, phường, thị trấn và các đối tượng chính sách trong tỉnh. Bộ máy quản lý tại Hội sở tỉnh Thái Nguyên Ban Giám đốc có 04 người, một Giám đốc và 03 phó Giám đốc; có 05 phòng nghiệp vụ với 05 Trưởng phòng và 08 phó phòng; các huyện có 8 phòng giao dịch huyện và có 8 Giám đốc và 9 phó Giám đốc các phòng giao dịch cấp huyện; có 8 Trưởng kế toán ngân quỹ và 8 Tổ trưởng kế hoạch nghiệp vụ tín dụng. Bộ máy của chi nhánh được vận hành đồng bộ, cán bộ đủ năng lực triển khai đầy đủ các nội dung và yêu cầu nhiệm vụ được giao.

c) Trình độ và năng lực cán bộ của NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực của cán bộ tại NHCSXH tỉnh Thái Nguyên qua số liệu theo dõi hồ sơ nhân sự của phòng hành chính tổ chức, thì 100% cán bộ làm công tác kế hoạch nghiệp vụ tín dụng và kế toán ngân quỹ đều có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo các

chuyên ngành được đào tạo về kế toán, tài chính ngân hàng cán bộ đủ năng lực triển khai đầy đủ các nội dung và yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Trình độ năng lực cán bộ ngoài được các trường Đại học đào tạo, thì cán bộ NHCSXH còn được Trung tâm Đào tạo NHCSXH ở Trung ương hàng năm đều mở các lớp đào tạo tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ để cụ thể hoá, và nâng cao trình độ thực hiện, xử lý các công việc trong quá trình vận hành. Cụ thể như mở các lớp giảng dạy về kỹ năng quản lý và lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ từ cấp Phó Giám đốc NHCSXH cấp huyện và phó Trưởng phòng cấp tỉnh trở lên, tính đến nay 100 % cán bộ qua quản lý lãnh đạo đã được học qua các lớp về kỹ năng quản lý và lãnh đạo.

Hằng năm thông qua các kỳ hội nghị đánh giá sơ, tổng kết các hoạt động của NHCSXH cấp TW và cấp tỉnh, các cán bộ quản lý lãnh đạo của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên đã được tham gia dự họp, tham dự các báo cáo chuyên đề, các báo cáo kết quả thành tích đã đạt được cũng như những vẫn đề còn tồn tại hạn chế cần xử xử lý và rút kinh nghiệm. Thông qua các hoạt động này đã nâng cao dần về trình độ năng lực cho người quản lý lãnh đạo và cán bộ.

Giám đốc Các phó giám đốc Phòng tin học Phòng tổ chức hành chính Phòng kiểm soát Phòng kế toán Phòng kế hoạch nghiệp vụ

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy NHCSXH VN, Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức NHCSXHVN - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên nhánh tỉnh Thái Nguyên

NHCSXH được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.

NHCSXH được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội.

NHCSXH là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 59)