2.3.1 .Nhóm chỉ tieu phản ánh hoạt động quản lý vốn vay đối với hộ nghèo
3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn vay đối với hộ nghèo
3.2.2. Thực trạng quản lý vốn chovay hộ nghèo của Ngân hàng Chính
sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
3.2.2.1. Lập kế hoạch quản lý vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
* Các nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên
Những năm qua, NHCSXH tỉnh Thái Nguyên đã chủ động khai thác, tập trung các nguồn vốn, các chỉ tiêu nguồn vốn cơ bản hoàn thành so với kế hoạch được giao, đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo trên địa bàn huyện.
Nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên bao gồm nguồn vốn từ Trung ương chuyển về, nguồn vốn huy động tại địa phương và nguồn vốn do
Ngân sách địa phương hỗ trợ, trong đó nguồn vốn của Trung ương đóng vai trò chủ đạo.
Bảng 3.3: Nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên năm 2014-2016
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Tiêu chí
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)
Nguồn vốn Tỷ trọng (%) Nguồn vốn Tỷ trọng (%) Nguồn vốn Tỷ trọng (%) 15/14 16/15 Bq 14-16 Tổng nguồn vốn 1.528 100 1.807 100 2.042 100 118,25 113,01 115,60 1 Vốn trung ương 1.452 95,03 1.715 94,91 1.936 94,81 118,11 112,87 115,46 2 Vốn ngân sách tỉnh 35 2,29 47 2,60 58 2,84 134,28 123,40 128,72 3 Vốn huy động, tiết kiệm 41 2,68 45 2,49 48 2,35 109,76 106,67 108,20
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên)
Tổng nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên liên tục tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 15,6%, cụ thể:
Năm 2014, tổng nguồn vốn là 1.528 tỷ đồng; đến năm 2015 là 1.807 tỷ đồng, tăng 279 tỷ đồng so với năm 2014; đến năm 2016 là 2.042 tỷ đồng, tăng 255 tỷ đồng so với năm 2015.
- Nguồn vốn hoạt động của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên có đủ từ nguồn Ngân sách Trung ương, Ngân sách địa phương và nguồn huy động trong nhân dân, tuy nhiên nguồn chủ yếu là vốn từ Trung ương (chiếm 95,03% năm 2014; 94,91% năm 2015 và 94,81% năm 2016). Bên cạnh nguồn vốn Trung ương, NHCSXH tỉnh Thái Nguyên đã chủ động huy động các nguồn vốn tại địa phương, tuy nhiên nguồn vốn do ngân sách địa phương hỗ trợ còn chưa
nhiều, song qua biểu trên cho thấy tỷ lệ các nguồn vốn này đã tăng dần qua các năm (từ 2,29% năm 2014, lên 2,60% năm 2015 và 2,84% năm 2016).
Để tạo cho người nghèo có ý thức dành tiền tiết kiệm, quen dần với hoạt động tín dụng tài chính, đồng thời tạo thêm nguồn vốn để mở rộng cho vay trên địa bàn, trong những năm qua, NHCSXH tỉnh Thái Nguyên đã làm tốt công tác phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh, cấp ủy, chính quyền địa phương, chỉ đạo các tổ chức chính trị xã hội cấp huyện, Tổ TK & VV phổ biến tuyên truyền, vận động các thành viên vay vốn tham gia gửi tiết kiệm thông qua Tổ, kết quả huy động đã tăng dần qua các năm (năm 2014 huy động được 41 tỷ đồng, năm 2015 được 45 tỷ đồng và năm 2015 được 48 tỷ đồng).
* Công tác lập kế hoạch của Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
Hàng năm NHCSXH tỉnh Thái Nguyên đều tiến hành lập kế hoạch huy động vốn và cho vay để chủ động trong việc huy động vốn và cho vay. Việc lập kế hoạch này của Ngân hàng trên các căn cứ: Kế hoạch vay tín dụng chỉ định của NHCSXH cấp trên; Tình hình cho vay kỳ trước; Định hướng xoá đói giảm nghèo của tỉnh; Mức độ huy động vốn tại địa bàn ước tính.
Bảng 3.4: Kế hoạch huy động vốn và cho vay của NHCSXH Thái Nguyên năm 2014-2016
Đơn vị: Tỷ đồng, %
STT Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu 15/14 16/15 BQ 14-16 I Nguồn vốn 1511 100,00 1705 100,00 1982 100,00 112,84 116,25 114,53 1 Trung ương 1431 94,71 1611 94,49 1882 94,95 112,58 116,82 114,68 2 Địa phương 80 5,29 94 5,51 100 5,05 117,50 106,38 111,80
II Đối tượng cho vay 732,56 100,00 805,82 100,00 906,95 100,00 109,97 112,55 111,25
1 Hộ nghèo 252,66 34,49 287,85 35,72 324,29 35,76 113,93 112,66 113,29 2 Giải quyết việc làm 88,09 12,02 94,87 11,77 105,58 11,64 107,70 111,29 109,48 3 Học sinh, sinh viên 308,51 42,11 329,27 40,86 373,76 41,21 106,73 113,51 110,07 4 Lao động nước ngoài 20,75 2,83 24,82 3,08 26,81 2,96 119,61 108,02 113,67 5 Nước sạch và VSMT 62,75 8,54 69,01 8,56 76,51 8,44 109,98 110,87 110,42
Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên
Căn cứ vào nhu cầu vay vốn và khả năng huy động của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên từng năm đã tiến hành xây dưng, lập kế hoạch huy động và cho vay. Xu hướng năm sau cao hơn năm trước điều này được lý giải do các nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất là do mức vốn cho vay bình quân/hộ năm sau cao hơn năm trước. Thứ hai do nhu cầu vay vốn của hộ nghèo tăng qua các năm nên việc lập kế hoạch huy động và cho vay của NHCSXH tăng qua các năm là điều hiển nhiên.
Bình quân việc huy động vốn qua ba năm tăng 14,53%, trong đó tăng từ nguồn vốn trung ương là 14,68%; địa phương là 11,80%. Về kế hoạch cho vay theo các đối tương giai đoạn 2014-2016: Nhìn chung năm sau cao hơn năm trước bình quân tăng 11,25% trong đó chủ yếu ngân hàng tập trung cho 2 đối tượng chính đó là cho vay hộ nghèo và HSSV, trong đó cho vay hộ nghèo
tăng 113,29% điều này được lý giải là do số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn tăng và mức vốn cho vay bình quân tăng qua các năm.
3.2.2.2. Tổ chức thực hiện cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
* Quy trình cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
Quy trình cho vay vốn tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên được thực hiện thông qua sơ đồ sau:
Hình 3.2. Quy trình cho vay vốn của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên
(Nguồn: Phòng tổ chức NHCSXH tỉnh Thái Nguyên)
Theo sơ đồ thì quy trình cho vay được tiến hành như sau:
Sau khi nhận được chỉ tiêu phân bổ nguồn vốn của NHCSXH đối với từng mục đích cho vay, nguồn vốn vay được phân bổ cho một hay một số tổ chức đoàn thể tuỳ theo tình hình cụ thể.
Các tổ chức đoàn thể địa phương sau khi nhận được chỉ tiêu phân bổ sẽ tiến hành thông báo tới các thành viên thông tin về nguồn vốn, số lượng, mục đích sử dụng vốn, thời hạn vay và các điều kiện khác và giao nhiệm vụ cho các Tổ TK & VV chuẩn bị họp triển khai vay vốn.
Chỉ tiêu phân bổ nguồn vốn
Thông báo tới các thành viên
Họp triển khai và bìnhxét
Gửi hồ sơ vay vốn đến NH
Giải ngân
Các Tổ TK &VV tiến hành họp triển khai và bình xét hộ nghèo được vay vốn. Kết thúc cuộc họp có biên bản cuộc họp và lập danh sách hộ nghèo được vay vốn.
Đại diện các tổ chức chính trị xã hội tiến hành thu nhận và hoàn thiện hồ sơ vay vốn đối với từng hộ vay vốn và trực tiếp giao dịch với ngân hàng. Hồ sơ vay vốn gồm có: Biên bản cuộc họp, danh sách hộ nghèo vay, giấy đề nghị vay vốn.
Ngân hàng tiến hành thẩm định đối với các hộ nghèo vay vốn và xét duyệt cho vay. Sau đó sẽ tiến hành giải ngân vốn tại địa phương trực tiếp đối với hộ vay, hộ vay vốn trực tiếp ký hợp đồng tín dụng đối với cán bộ tín dụng và nhận tiền vay.
Trong 3 năm qua, NHCSXH tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện tốt việc cho vay đối với hộ nghèo, kết quả cụ thể như sau:
Bảng 3.5: Kết quả cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Thái Nguyên
Chỉ tiêu ĐVT
Năm So sánh (%)
2014 2015 2016 15/14 16/15 Bq
14-16
1.Doanh số cho vay T. đồng 272,41 284,67 312,57 104,50 109,80 107,12 2.Số lượt hộ vay Hộ 17.412 15.216 14.611 87,39 96,02 91,60 3.Bình quân 1 hộ vay Tr.đồng 15,64 18,71 21,39 119,58 114,35 116,94 4.Doanh số thu nợ T. đồng 125,11 152,36 178,41 121,78 117,10 119,42 5.Dư nợ cho vay
hộ nghèo T. đồng 541,25 559,62 612,51 103,39 109,45 106,38 6. Số hộ còn dư nợ Hộ 39.125 37.141 36.216 94,93 97,51 96,21 7.Dư nợ bình quân Tr.đồng 13,83 15,07 16,91 108,92 112,25 110,57
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên)
Kết quả cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Thái Nguyên tăng dần qua các năm cụ thể:
- Doanh số cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Thái Nguyên có sự tăng trưởng mạnh qua các năm. Năm 2015 doanh số cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Thái Nguyên là 284,67 tỷ đồng tăng so với năm 2013 là 12,62 tỷ đồng (tăng 4,5%); năm 2016 tăng so với 2015 là 27,9 tỷ đồng (tăng 9,8%). Con số này cho thấy có sự thay đổi trong chính sách đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến với hộ nghèo, mức vay được nâng lên phù hợp với tình hình kinh tế giúp hộ nghèo có đủ vốn đầu tư phát triển sản xuất góp phần xóa đói giảm nghèo.
- Số hộ nghèo vay vốn giảm qua các năm: Năm 2014 là 17.412 hộ, năm 2015 là 15.216 hộ; năm 2016 là 14.611 hộ. Kết quả trên trái ngược lại với tình hình cho vay của NHCSXH trên địa bàn., số lượt hộ được vay vốn tuy có giảm đi qua các năm nhưng tính số hộ được vay tại NHCSXH luôn cao hơn số hộ nghèo theo danh sách của các xã và đáp ứng hầu hết số hộ nghèo hiện có trên địa bàn. Năm 2014 số hộ có dư nợ là 39.125 hộ, số hộ thuộc diện nghèo theo danh sách là 38.412 hộ, chênh lệch 713 hộ. Năm 2015 là 37.141 hộ, số hộ nghèo theo danh sách là 36.784 hộ, chênh lệch 357 hộ, Năm 2016 số hộ có dư nợ là 36.216 hộ trong khi đó số hộ nghèo theo danh sach là 35.683 hộ, chênh lệch 533 hộ. So sánh giữa số hộ được vay với số hộ nghèo trên địa bàn, thì NHCSXH tỉnh đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu số hộ nghèo thuộc diện được vay vốn.
- Mức cho vay bình quân 1 hộ liên tục tăng lên qua các năm. Năm 2014, mức vốn cho vay/hộ là 15,64 triệu VNĐ, năm 2015 là 18.71 triệu VNĐ, tăng 19,58% so với năm 2014; Năm 2016 mức vốn cho vay/hộ là 21,39 triệu VNĐ, tăng 19,36% so với năm 2015.
- Dư nợ cho vay đối với hộ nghèo năm 2016 so với năm 2014 tăng 71,25 tỷ VNĐ, điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đối với hộ
nghèo tại NHCSXH đã tăng nhanh, trong vòng 3 năm, trung bình mỗi năm tăng 6,38%.
- Dư nợ bình quân tăng: Năm 2014 mức dư nợ bình quân/hộ là 13,83 triệu VNĐ; năm 2015 là 15,07 triệu VNĐ, tăng 1,24 triệu VNĐ (tăng 8,92%) so với năm 2014; năm 2016 là 16,91 triệu VNĐ, tăng 1,84 triệu VNĐ (tăng 12,25%). Trung bình mỗi năm tăng 10,57%. Mức dư nợ bình quân tăng lên chủ yếu do mức vốn cho vay/hộ được nâng lên.
* Phương thức cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
Hiện nay NHCSXH đang thực hiện cho vay đối với hộ nghèo theo phương thức cho vay ủy thác thông qua tổ chức hội. Bốn tổ chức chính trị - xã hội tham gia là: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Các tổ chức chính trị xã hội là tổ chức nhận uỷ thác trong quy trình cho vay với 06 công đoạn uỷ thác, gắn kết việc cho vay vốn với hướng dẫn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và củng cố hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội.
Để khắc phục hạn chế về cơ sở vật chất và phạm vi hoạt động của mạng lưới giao dịch, NHCSXH đã cùng với các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền cấp xã, thị trấn tổ chức xây dựng mạng lưới Tổ Tiết kiệm và vay vốn ở các thôn bản, đây là mạng lưới tiếp cận với người vay ở cơ sở, nhằm: bình xét công khai để lựa chọn người đúng đối tượng, đủ điều kiện được vay vốn trình UBND xã xác nhận, phê duyệt; đồng thời giúp đỡ nhau sử dụng tiền vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng hạn. Các tổ chức chính trị xã hội thông qua việc giám sát hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn hướng
dẫn, giúp đỡ các hội viên, tổ chức khuyến nông, khuyến lâm và củng cố hoạt động của tổ chức hội ở cơ sở.
Theo ý kiến của rất nhiều cán bộ lãnh đạo địa phương, cán bộ tổ chức đoàn hội cơ sở - những người có liên quan trực tiếp tới hộ nghèo và hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo, thì phương thức cho vay được áp dụng tại NHCSXH là hoàn toàn phù hợp, tiện ích đối với hộ nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ trong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, tiết kiệm được chi phí và thời gian. Về phía các hộ nghèo, theo kết quả điều tra đối với 400 hộ nghèo có vay vốn tại NHCSXH thì có 85,7% số hộ trả lời rằng phương thức cho vay thông qua các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở là rất thuận lợi, tạo điều kiện giúp cho người dân tiếp cận và được thụ hưởng chính sách ưu đãi nhanh chóng, thuận lợi và có hiệu quả; còn 14,3% cho rằng là tương đối khó khăn.
Bảng 3.6: Đánh giá của hộ nghèo về phương thức cho vay tại NHCSXH tỉnh Thái Nguyên
Tổ chức cho vay Đánh giá về phương thức cho vay Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Ngân hàng CSXH Thuận lợi 343 85,7 Khó khan 57 14,3 Cộng 400 100
(Nguồn: Kết quả điều tra hộ nghèo của tác giả)
Như vậy việc cho vay ưu đãi thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội ở địa phương được đánh giá cao. Tuy nhiên một số ít cho rằng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng là tương đối khó khăn, đặc biệt là đối với những hộ trong diện cực nghèo, khả năng lao động kém, những hộ neo đơn, hộ không có mối quan hệ trong tổ chức đoàn thể. Trong quá trình điều tra khảo sát
chúng tôi nhận thấy, ý kiến đánh giá của họ chủ yếu tập trung vào việc bình xét hộ còn nhiều bất cập như sự chủ quan của cán bộ hội, tổ trưởng tổ vay vốn; số hộ có nhu cầu vay đông nên phải cạnh tranh.
* Lãi suất cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
Lãi suất cho vay là chỉ tiêu quan trọng để phân biệt đó là tín dụng thương mại hay tín dụng ưu đãi. Trong thực tế lãi suất là một vấn đề rất nhạy cảm không chỉ đối với hộ nghèo mà tất cả những đối tượng vay khác. Lãi suất cho vay quyết định doanh số cho vay của các tổ chức tín dụng đồng nghĩa với việc quyết định khả năng tiếp cận tín dụng của các đối tượng vay vốn đặc biệt là đối với các hộ nghèo.
Trong thực tế hộ nghèo không chỉ tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi, mà còn vay vốn với lãi suất thương mại từ các tổ chức tín dụng khác để bổ sung vốn, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Do vậy, trong phần này tác giả trình bày những đánh giá của hộ vay về lãi suất ưu đãi và lãi suất thương mại.
Lãi suất cho vay của NHCSXH trên địa bàn tỉnh được áp dụng thống nhất theo quy định NHCSXH Trung ương. Nhìn chung mức lãi suất cho vay hộ nghèo thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại trong mọi thời điểm, lãi suất ưu đãi này chỉ bằng khoảng hơn 50% lãi suất ngân hàng thương mại (0,65% so với 1,08% 1,18%).
Lãi suất cho vay 0,65%/tháng của chương trình cho vay hộ nghèo rất ổn định đã tạo điều kiện rất tốt cho hộ nghèo tiếp cận được vốn vay, giảm áp lực trong việc vay và sử dụng vốn và góp phần tăng thu nhập cho hộ. Đồng thời làm gia tăng nhu cầu về số hộ vay vốn, nhất là trong điều kiện hiện nay các ngân hàng thương mại, cá nhân cho vay lãi đều đẩy lãi suất cho vay lên.
tính ưu đãi cho hộ nghèo, nhưng qua điều tra, thăm dò ý kiến điển hình của các hộ nghèo vay vốn thì có những ý kiến đánh giá khác nhau. Có 5,75% số