Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh và các hội đoàn thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 112 - 125)

3.4.1 .Những mặt đã đạt được

4.3. Kiến nghị

4.3.3. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh và các hội đoàn thể

Thực tiễn cho thấy, nơi nào được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo sát sao thì nơi đó chất lượng tín dụng chính sách được nâng cao và đạt kết quả tốt, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội, nhân dân phấn khởi tin tưởng và đồng tình ủng hộ; ngược lại nơi nào có chính quyền địa phương đặc biệt là cấp xã thiếu quan tâm, chỉ đạo, có biểu hiện phó thác việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho NHCSXH các tổ chức hội, đoàn thể và tổ tiết kiệm và vay vốn, nơi đó chất lượng tín dụng chính sách trở nêu yếu kém, nợ quá hạn cao, đời sống hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác gặp khó khăn, an sinh xã hội chưa được bảo đảm, nhân dân bất bình. Để thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước trong thời gian tới, chính quyền địa phương các cấp cần tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện hơn nữa cho hoạt động NHCSXH.

Một là, đưa việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước vào các chương trình nghị sự có liên quan ở địa phương, ra nghị quyết và gắn với thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ.

Hai là, phát huy quyền dân chủ, tính công khai minh bạch trong thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Ba là, huy động nguồn lực chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến tín dụng dành cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội ở địa phương; hàng năm, trích nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách địa

phương để bổ sung vốn cho vay trên địa bàn theo cơ chế, chính sách ưu đãi của địa phương.

Bốn là, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý, thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội và hoạt động của NHCSXH.

Năm là, tích cực chỉ đạo xử lý các khoản nợ quá hạn, bị chiếm dụng. Đối với địa bàn có tỷ lệ nợ quá hạn từ 2% trở lên thì thành lập Ban chỉ đạo củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách và triển khai thực hiện chương trình kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo (tại các cấp xã, thành lập tổ đôn đốc thu hồi nợ khó đòi).

Sáu là, tổ chức điều tra quản lý chặt chẽ danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác; chủ động, điều chỉnh bổ sung kịp thời danh sách hộ nghèo, hộ cần nghèo và các đối tượng chính sách khác để có căn cứ xác định đối tượng cho vay vốn NHCSXH; liên đới trách nhiệm trong việc cho vay các đối tượng chính sách trên địa bàn, bảo đảm vốn vay đến đúng đối tượng, phát huy hiệu quả, người vay trả nợ ngân hàng; nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong việc triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.

KẾT LUẬN

Công cuộc xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, được đặt lên hàng đầu trong mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Quản lý vốn cho vay hộ nghèo là vô cùng quan trọng vì công tác này đảm bảo chất lượng khoản vốn vay là điều kiện để Ngân hàng làm tốt chức năng trung gian

thanh toán, tín dụng. Khi chất lượng tín dụng được đảm bảo, vòng quay vốn tín dụng tăng, với một khối lượng tiền như cũ có thể thực hiện được số lần giao dịch lớn hơn, tạo điều kiện tiết kiệm tiền trong lưu thông, củng cố sức mua của đồng tiền. Bên cạnh đó, đây cũng là một tổng thể những công cụ để thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo. Mặt khác, thông qua cho vay đối hộ nghèo giúp người nghèo có việc làm, nâng cao kiến thức tiếp cận thị trường, có điều kiện hoạt động SXKD trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó việc đây cũng là một biện pháp quan trọng nhằm góp phần làm thay đổi cuộc sống của người dân, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, những vấn đề xã hội được giải quyết và cuộc sống của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác từng bước được cải thiện.

Qua nghiên cứu cho thấy, trong những năm qua, hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, NHCSXH tỉnh Thái Nguyên đã từng bước khẳng định vai trò của mình trong xã hội và đối với cộng đồng người nghèo. Cụ thể, Số hộ nghèo hàng năm được vay vốn trên tổng số hộ nghèo theo tiêu chí toàn tỉnh ngày càng tăng lên: Năm 2014 là 17.412 hộ, chiếm tỷ lệ gần 40% số hộ nghèo toàn tỉnh. Đến năm 2016 là 14.611 hộ, chiếm tỷ lệ 46% số hộ nghèo toàn tỉnh. Nguồn vốn tín dụng cho vay hộ nghèo trong giai đoạn 2014-2016 đã giúp cho 23.236 hộ nghèo thoát nghèo, bình quân một năm có 7.745 hộ. Các chương trình cho vay hộ nghèo đã động viên được sự tham gia của toàn xã hội, hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo rất tốt, thể hiện ở tác động tác động giảm nghèo, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển về trồng trọt, chăn nuôi thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp dịch vụ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được công tác quản lý vốn vay đối với hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên còn một số hạn chế như: Nguồn vốn từ việc huy động ở địa phương còn rất ít; Quy trình, thủ tục cho vay của NHCSXH được phần lớn các hộ gia đình qua khảo sát đánh giá là phù hợp, nhưng tốc độ giải ngân chậm; Thời gian cho vay chưa gắn với chu kỳ SXKD và không phù hợp; Phương thức uỷ thác bán phần cho các tổ chức CTXH của NHCSXH tuy có phù hợp với điều kiện hiện tại nhưng về lâu dài rất dễ dẫn đến hiện tượng xâm tiêu của các tổ chức được uỷ thác; Việc kiểm tra, giám sát qui trình cho vay hộ nghèo vẫn chưa thực hiện tốt; Trình độ của cán bộ cơ sở trong cho vay hộ nghèo còn thấp, vẫn còn nể nang, chưa thực sự công bằng nên đã ảnh hưởng đến qui trình cho vay, thẩm định và giải ngân vốn ưu đãi.

Mặt khác, tỷ lê hộ nghèo vẫn còn cao và đực biệt có nhiều hộ có khả năng tái nghèo; chính sách tín dụng ở một vài nơi, vài khâu vẫn còn bất cập, chưa phát huy hết vai trò của nó.

NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên đã đặt ra các mục tiêu cụ thể như sau: (1) Tăng nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo hằng năm khoảng 28 - 30%; dư nợ hộ nghèo bình quân hàng năm tăng từ 28 - 30%, và tỷ lệ nợ quá hạn không quá 0,5% so với tổng dư nợ; (2) Phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể trong công tác uỷ thác bán phần để thực hiện việc cho vay, thu nợ, thu lãi, xử lý nợ quá hạn được tốt hơn; (3) Giảm tỷ lệ hộ nghèo vào năm 2020 xuống còn 4,9%, đảm bảo tính bễn vững, chống tái nghèo.

Để đạt được các mục tiêu như trên, NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên cần thực hiện các giải pháp như sau: (1) Chủ động lập kế hoạch huy động vốn và cho vay đối với hộ nghèo; (2) Hoàn thiện công tác thực hiện tổ chức cho vay hộ nghèo; (3) Tăng cường kiểm tra, giám sát, thực hiện thu hồi nợ cũng như phòng ngừa rủi ro; (4) Củng cố hoàn thiện mạng lưới cho

vay đối với hộ nghèo; (5) Mở rộng phương thức cho vay, mức cho vay thời hạn cho vay đối với hộ nghèo linh hoạt theo dự án và đối tượng vay vốn ở từng vùng trên địa bàn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Âu Thị Ngọc Anh (2014), Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay và các yếu

tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo xã Tân An Luông, Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển.

2. Bùi Hoàng Anh (2010), “Tín dụng Ngân hàng phục vụ đối tượng chính sách và các chương trình kinh tế của Chính phủ: Những tồn tại và kiến nghị tháo gỡ”, Tạp chí Ngân hàng, số 4.

3. Báo cáo tài chính các năm 2014 - 2016 của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

4. Báo cáo tổng kết hoạt động của Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên. 5. Chính phủ (2002), Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm

2002 về việc thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội.

6. Chính phủ (2003), Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2003 về việc phê duyệt điều lệ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng CSXH.

7. Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo Trình Ngân Hàng Thương Mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

8. Đinh Xuân Hạng (2012), Giáo trình Quản trị Tín dụng ngân hàng thương

mại, Học viện Tài chính, NXB Tài chính.

9. Hệ thống văn bản nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2012).

10.Trần Ngọc Hiên (2013), "Về thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020", Tạp chí Cộng sản điện tử.

11.Học viện Chính trị Quốc gia HCM, Hà Nội, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên

12.Trần Công Lộc (2012) “Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo của NHCSXH Việt Nam” Tạp chí Cộng sản

13.Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội ban hành ngày 16/06/2010. 14.Luật Doanh nghiệp do Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005.

15. Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam do Quốc hội ban hành ngày 16/06/2010.

16.Đỗ Quế Lượng (2001), Thực trạng và giải pháp tín dụng Ngân hàng hỗ trợ cho công cuộc xóa đói giảm nghèo”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế - ĐHQG Hà Nội.

17.Đặng Thị Phương Nam (2007) “Nâng cao chất lượng cho vay hộ nghèo

tại Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội” (2007), Luận văn thạc sĩ, Trường Đại

học kinh tế - ĐHQG Hà Nội.

18.Ngân hàng chính sách xã hội (2007), Công văn 676/NHCS-TD ngày 22/4/2007 về Sửa đổi một số điểm của văn bản số 316/NHCS-KH về hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với hộ nghèo.

19. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2013), “Tập san số Xuân Quý Tỵ năm 2013”, Hà Nội.

20. Ngân hàng CSXH tỉnh Hà Giang (2016), Báo cáo tình hình cho vay hộ

nghèo năm 2016.

21. Ngân hàng CSXH tỉnh Phú Thọ (2016), Báo cáo tình hình cho vay hộ nghèo năm 2016.

22.Phòng tổ chức NHCSXH tỉnh Thái Nguyên

23.Quyết định 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/12/2002 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý tài chính đối với NHCSXH.

24.Lê Văn Tề và Nguyễn Thị Xuân Liễu (2006), Quản trị ngân hàng thương

mại, NXB Thống kê.

25.Huỳnh Ngọc Thành (2000), Một số phương hướng và giải pháp đổi mới hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ

26.Trần Phương Thảo (2011) “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với

hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Thanh Hóa”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại

học Thương Mại.

PHỤ LỤC

PHIẾU CÂU HỎI ĐIỀU TRA HỘ NGHÈO

Ngày phỏng vấn: ……… Nơi phỏng vấn: ……… Người phỏng vấn: ………

A. Thông tin chung về người được phỏng vấn:

1, Họ và tên: ………..tuổi: …, giới tính: Nam: Nữ:

2, Địa chỉ thường trú: ……… 3, Trình độ văn hoá: ………

B. Thông tin chung về hộ gia đình.

1. Khu vực định cư: Xã: ………huyện ……… 2. Nguồn thu nhập chính: Chăn nuôi: Trồng trọt: Kinh doanh: Khác: 3. Tổng số nhân khẩu của hộ: ………người.

4. Số lao động của hộ: ……… người. 5. Diện tích đất đai của hộ năm 2014

Chỉ tiêu Tổng số m2 Trong đó Giao khoán Đấu thầu Thuê mướn a. Nhà ở và tạp vườn b. Đất trồng cây hàng năm c. Đất trồng cây lâu năm, ăn qủa

d. Đất mặt nước, ao hồ e. Đất khác

6. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất.

TT Tên tài sản Đánh dấu X Số lượng (cái) Giá trị (1000 đ) 1 Trâu bò 2 Lợn 3 Cày bừa 4 Xe bò

5 Bình bơm thuốc sâu 6 Máy tuốt

7 Khác

Tổng giá trị

7. Tình hình trang bị tư liệu tiêu dùng

TT Tên tài sản Đánh dấu X Số lượng (cái) Giá trị (1000 đ) 1 Ti vi màu 2 Ti vi đen trắng 3 Đầu video 4 Radio 5 Điện thoại 6 Xe máy 7 Xe đạp 8 Bàn tiếp khách 9 Quạt điện 10 Giường tủ 11 Nồi cơm điện 12 Tài sản khác

Tổng giá trị

C. Tình hình đầu tư và vay vốn của hộ.

1. Gia đình ông bà có phải là thành viên của các nhóm tín dụng không? Có: Không:

2. Nếu có ông (bà) tham gia những nhóm tín dụng nào? Quỹ tín dụng nhân dân: Hội cựu chiến binh: Hội nông dân: Đoàn thanh niên: Hội phụ nữ: Khác (ghi rõ): 3. Ông (bà) có vay vốn tín dụng không?

Có: Không: 4. Số tiền vay?

 Dưới 10 triệu

 Từ 10 đến 20 triệu

 Trên 20 triệu

5.Thời gian vay vốn của ông bà

Dưới 1 năm: Từ 1 - 3 năm: Trên 3 năm: 6. Mục đích sử dụng vốn của ông (bà)?

Trồng trọt: Tiêu dùng: Chăn nuôi: Trản nợ:

Phát triển ngành nghề TTCN: Mục đích khác (ghi rõ): Kinh doanh buôn bán:

D. Ý kiến của hộ điều tra

Nếu ông (bà) vay vốn của ngân hàng Chính sách Xã hội, xin ông bà cho ý kiến của mình về các vấn đề tiếp cận tín dụng hiện nay tại ngân hàng này:

1. Mức cho vay?

 Rất thấp  Thấp  Bình thường  Cao  Rất cao

3.Phương thức cho vay?

 Thuận Lợi  Khó khăn

4. Thời hạn cho vay?

 Rất ngắn  Ngắn  Bình thường  Dài  Rất dài

5. Đáp ứng nhu cầu vay?

 Đáp ứng  Không đáp ứng

6. Đánh giá của hộ nghèo về công tác kiểm tra, giám sát khoản tiền vay vốn?

 Ít  Nhiều

7.Tư vấn quản lý vốn vay?

 Ít  Nhiều

8.Tư vấn lập kế hoạch kinh doanh?

 Ít  Nhiều

E. Kết quả của việc vay vốn tín dụng tại ngân hàng Chính sách Xã hội.

1. Kết quả thu nhập của gia đình ông (bà) trong 3 năm qua?

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Ghi chú Tổng thu nhập (1000 đồng) Dưới 400.000/người/tháng Từ 400.000 - 600.000 đ/người/tháng Trên 600.000 đ/người/tháng

2.Kể từ khi vay vốn, xin ông (bà) cho biết cảm nhận của mình về các mặt sau đây:

Chỉ tiêu Bình thường Tốt lên

Tạo ra công ăn việc làm Đời sống

1. Ông (bà) có nhu cầu vay vốn trong thời gian tới không? Có: Không:

2. Nhu cầu vay vốn trong thời gian tới: ……….……. (1000 đồng) 3. Ông bà vay nhằm mục đích gì?

Trồng trọt: Tiêu dùng: Chăn nuôi: Trả nợ:

Phát triển ngành nghề TTCN: Mục đích khác (ghi rõ): Kinh doanh buôn bán:

4. Xin ông bà cho biết những khó khăn hiện nay của gia đình, đặc biệt trong việc vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh và những đề xuất (nếu có)

……… ……… ………

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 112 - 125)