Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn chovay hộ nghèo của Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 89)

2.3.1 .Nhóm chỉ tieu phản ánh hoạt động quản lý vốn vay đối với hộ nghèo

3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn vay đối với hộ nghèo

3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn chovay hộ nghèo của Ngân

hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

3.2.3.1. Yếu tố bên ngoài ngân hàng - Môi trường kinh tế:

NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng phải tự bù đắp chi phí, thực hiện bảo tồn và phát triển nguồn vốn. Trên thực tế, hoạt động của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua, xét về bản chất là vốn tín dụng nhưng đây là vốn do ngân sách cấp chủ yếu nên nguồn vốn tăng trưởng phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó vốn tín dụng ưu đãi của ngân hàng chưa đồng bộ với các giải pháp khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, việc cung cấp vật tư kỹ thuật cho sản xuất, tổ chức thị trường, lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân còn nhiều vấn đề tồn tại… dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, khả năng trả nợ của người vay kém... Bên cạnh đó phương thức đầu tư chưa phong phú dẫn đến việc sử dụng vốn vay sai mục đích, vốn vay không phát huy hiệu quả, ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư vốn…

- Môi trường tự nhiên:

Thiên tai, bão lụt, dịch bệnh cây trồng vật nuôi... thường xẩy ra trên diện rộng, gây thiệt hại lớn đối với các hộ gia đình sản xuất, nuôi trồng nhỏ lẻ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc xoá đói giảm nghèo cũng như thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi một cách có hiệu quả.

- Môi trường chính trị, pháp luật:

Nhìn chung, nhà nước ta đã có một số chính sách và chương trình vay ưu đãi nhất định đối với hộ nghèo. Tuy nhiên, việc thực hiện hỗ trợ tín dụng vẫn chưa đồng bộ với các giải pháp khuyến nông, lâm, ngư cũng như hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp vật tư đạt tiêu chuẩn cho người dân nghèo. Chính vì thế, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động tín dụng.

- Năng lực quản trị điều hành:

Có thể khẳng định rằng chính sách tín dụng ưu đãi có nhanh chóng đi vào cuộc sống dân nghèo, vùng khó khăn và đạt được hiệu quả ở mức độ nào là nhờ ở cơ chế quản lý mới của Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp, vai trò giám sát hoạt động của NHCSXH ở cơ sở, các thành viên Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp. Tuy nhiên, để có thể đạt hiệu quả cao hơn nữa thì cần phải tăng cường giám sát hoạt động của NHCSXH cơ sở, đồng thời tăng cường phối hợp với các chương trình hỗ trợ cơ sở vật chất, kỹ thuật khác.

- Xác định đối tượng hộ nghèo và các đối tượng hưởng chính sách tín dụng ưu đãi của NHCSXH:

Theo cơ chế chính sách ưu đãi thì phải là hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh nhưng việc bình xét cho vay từ tổ tiết kiệm và vay vốn và Ban xóa đói giảm nghèo cấp xã xác nhận đơn thuần chỉ là danh sách hộ nghèo, trong đó nhiều hộ không có điều kiện và năng lực tổ chức sản xuất, hộ nghèo thuộc diện cứu trợ xã hội hoặc có những hộ không thuộc hộ nghèo cũng trong danh sách được vay vốn, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo. Điều này dẫn đến những đối tượng không nên vay thì lại dễ dàng tiếp cận nguồn vốn. Do đó, nếu ngân hàng có sự tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể, sát sao trong công tác bình xét thì việc xác định đối tượng cho vay ưu đãi mới đảm bảo tính chính xác, khách quan, do đó hiệu quả tín dụng ưu đãi mới được nâng cao.

- Phương thức cho vay, mức cho vay, thời hạn cho vay:

Phương thức cho vay hiện nay vẫn chủ yếu thông qua hộ gia đình nên có những hạn chế nhất định khi thực tiễn đã có những chuyển biến mới với sự xuất hiện của mô hình kinh tế hợp tác. Vì vậy, cần thiết phải kịp thời chuyển đổi phương thức cho vay theo hộ gia đình sang cho vay hợp tác, liên doanh liên kết, áp dụng hình thức cho vay góp vốn để nhanh chóng phát triển sản

xuất hàng hóa ở những nơi, những đối tượng phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ưu đãi của NHCSXH. Ngoài ra, mức đầu tư và thời hạn vay cần linh hoạt và cần mở rộng giá trị cho vay cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác phù hợp với tình hình sản xuất, khả năng và năng lực sản xuất cũng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng ưu đãi.

- Quy trình, nhân lực, hệ thống thông tin, mạng lưới giao dịch:

Quy chế cho vay hiện nay khá đơn giản, hộ vay không phải thế chấp tài sản nhưng lại phải thực hiện theo những quy chế riêng chặt chẽ. Đối tượng phục vụ là người nghèo, các đối tượng chính sách, mục tiêu là nhằm xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia với sự tham gia phối hợp của nhiều cơ quan ban nganh, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và các tổ chức chính trị xã hội như: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên... NHCSXH có lợi thế về mạng lưới rộng khắp, đội ngũ cán bộ có nghề, tâm huyết. Hiện ngân hàng đã thực hiện xã hội hoá công tác cho vay vốn thông qua việc ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị xã hội, thành lập các tổ tiết kiệm và vay vốn. Nhìn chung, tại địa bàn tỉnh, NHCSXH là tổ chức duy nhất trong thời gian qua thực hiện được tốt việc phân phối vốn và cho vay đều khắp tới các vùng. Tuy nhiên, mạng lưới giao dịch tại các vùng sâu, vùng xa vẫn còn rất ít. Đặt biệt số lượng cũng như trình độ của cán bộ ngân hàng còn nhiều hạn chế, quy trình vay vẫn còn rườm rà, phức tạp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)