3.4.1 .Những mặt đã đạt được
4.3. Kiến nghị
4.3.2. Kiến nghị với NHCSXH Việt Nam
- Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi, thu nhập của người dân thấp so với bình quân chung cả nước, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao. Trong 10 năm qua chi nhánh đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ NHCSXH Việt Nam về việc hỗ trợ nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tuy nhiên hiện nay nhu cầu về nguồn vốn là rất lớn, đề nghị NHCSXH Việt Nam tiếp tục quan tâm tạo điều kiện tăng thêm nguồn vốn để NHCSXH thực hiện tốt hơn nhiệm vụ cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng khác trên địa bàn.
- Hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý đối với các hoạt động của NHCSXH; Chỉnh sửa, bổ sung các chính sách dẫn đến những tồn tại phát sinh từ thực tiễn trong những năm qua. Nổi lên là: hoạch định chính sách tạo lập nguồn vốn ổn định, bền vững, cơ chế xử lý nợ rủi ro khách quan, cơ chế tài chính ngành theo hướng nâng cao tính tự chủ, giảm dần tính thụ động trong tổ chức chỉ đạo, điều hành.
- Thể chế hóa và cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm pháp lý của các bộ phận hợp thành phương thức quản lý kênh tín dụng chính sách xã hội là Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị, các tổ chức nhận ủy thác, tổ Tiết kiệm và vay vốn và đặc biệt là chính quyền cấp xã, người được giao nhiệm vụ điều tra, phân loại hộ nghèo, hộ được thụ hưởng chính sách xã hội khác và trực tiếp quản lý danh sách phân loại đó.
- Thường xuyên coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra, hạn chế sự chồng chéo, tiêu phí nhiều thời gian nhưng kết quả đạt được không cao. Các bộ ngành cơ quan quản lý Nhà nước được giao chu trì trong các chương trình mục tiêu quốc gia, ngành, cơ quan quản lý nhà nước được giao chủ trì các chương trình mục tiêu quốc gia cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
việc thực hiện và đánh giá tác động của tín dụng chính sách với việc thực hiện mục tiêu của chương trình.