Mở rộng phương thức cho vay, mức chovay thời hạn chovay đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 106 - 109)

3.4.1 .Những mặt đã đạt được

4.2. Tăng cường quản lý vốn chovay hộ nghèo của NHCSXH Việt Nam

4.2.5. Mở rộng phương thức cho vay, mức chovay thời hạn chovay đố

hộ nghèo linh hoạt theo dự án và đối tượng vay vốn ở từng vùng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Phương thức cho vay của tín dụng chính sách ngoài việc cho vay theo hộ gia đình lâu nay để giảm nghèo, thì phải chuyển dần sang cho vay liên doanh, liên kết đối với những cây, con và những vùng có điều kiện; những nơi có điều kiện phát triển kinh tế hợp tác xã, người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tham gia về nhu cầu vốn cũng phải là những đối tượng của tín dụng chính sách. Trên cơ sở đó, chuyển dần tín dụng chính sách từ giảm nghèo, lên xóa nghèo bền vững như chiến lược đã phê duyệt. Việc cho vay liên doanh, liên kết cũng đã được đề cập tại Nghị định 78 của Chính phủ (khoản b, điều 14: vốn vay được sử dụng góp vốn thực hiện các dự án hợp tác sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt). Tuy nhiên do điều kiện kinh tế xã hội để hình thành các tổ chức hợp tác, liên doanh chưa phát triển nên phương thức cho vay này chưa được cuộc sống chấp nhận. Đến nay, tình hình kinh tế nông nghiệp đã có những xu hướng mới, yêu cầu hợp tác, liên doanh, liên kết trong sản xuất không chỉ xuất hiện một số nơi, một số cây con mang tính tự phát, mà còn là một yêu cầu tất yếu khách quan đối với tổ chức phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn.

Chuyển đổi phương thức cho vay theo hộ gia đình sang cho vay hợp tác, liên doanh liên kết đối với chính sách cho vay ưu đãi không thể xóa bỏ phương thức này thay bằng một phương thức khác. Những nơi hoặc những loại cây con không có điều kiện hợp tác liên doanh liên kết trong sản xuất vẫn phải cho vay theo hộ gia đình. Những nơi, những loại cây con có khả năng hợp tác liên doanh liên kết thì nên áp dụng hình thức cho vay góp vốn để

nhanh chóng phát triển sản xuất hàng hóa, đây là hướng để thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững. Đây cũng là yêu cầu đảm bảo chất lượng tín dụng để nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH trong Chiến lược phát triển giai đoạn từ năm 2017-2020. Để triển khai thực hiện được vấn đề này cần bắt tay ngay vào việc điều tra nghiên cứu các mô hình đã có, xây dựng và ban hành cơ chế tín dụng cho loại hình này, đồng thời tiến hành thí điểm rút kinh nghiệm đối với từng vùng, từng loại cây con một thời gian nhất định.

Bên cạnh đó, với mục đích là cho vay vốn nhằm xóa đói giảm nghèo, giúp các hộ vay có vốn để sản xuất, kinh doanh để tăng thu nhập, cải thiện đời sống, giải quyết việc làm, từng bước thoát khỏi nghèo đói. Thực hiện mục tiêu này cần phải mở rộng hình thức cho vay, cụ thể: Những lần cho vay ban đầu, nên hướng dẫn người vay hướng vào những chương trình, dự án, định hướng sản xuất phát triển kinh tế của địa phương, từ đó tạo ra thu nhập; Nhưng khi các hộ có được những hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản vững chắc, đảm bảo thu nhập đều đặn thì cần thêm cả việc cho vay tiêu dùng (như xây nhà, mua sắm công cụ gia đình, trả học phí cho con...). Đáp ứng những nhu cầu này vừa là cải thiện đời sống vừa kích thích các hộ đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, cũng là biện pháp đảm bảo nguồn vốn cho vay để sản xuất kinh doanh được sử dụng đúng mục đích...

Mức đầu tư và thời hạn vay cần linh hoạt và mở rộng giá trị cho vay cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác phù hợp với tình hình sản xuất, khả năng và năng lực sản xuất. Việc cho vay phải phù hợp với tình hình sản xuất, phù hợp với khả năng và năng lực sản xuất. Trong giai đoạn đầu những hộ nghèo, đối tượng chính sách chỉ sản xuất, chăn nuôi nhỏ cho nên với số lượng vốn nhỏ là đủ, nhưng trong tương lai mức này cần phải được tăng lên để giúp các hộ sản xuất kinh doanh giỏi mở rộng sản xuất và đầu tư theo chiều sâu, như vậy họ mới có thể thật sự thoát khỏi cảnh nghèo và có

điều kiện giúp đỡ các đối tượng khác, tạo ra sự phát triển ổn định, theo dây chuyền, nên khả năng trả nợ sẽ cao hơn.

Về cách thức thu nợ, khi thực hiện cho vay chủ yếu là để sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, thì thường sau một chu kỳ sản xuất, thu nhập của những hộ nghèo không đủ để trả hết nợ hoặc trả một khoản lớn. Vì vậy, cần chia nhỏ các khoản trả nợ theo từng kỳ hạn tạo điều kiện cho người vay có ý thức tiết kiệm và hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đúng hạn. Mặt khác, nên khuyến khích những người tích cực trả nợ được vay tiếp, thậm chí được vay những khoản lớn hơn những lần trước để các hộ vay yên tâm sản xuất kinh doanh cũng như trả nợ theo kỳ hạn.

Việc cung cấp vốn (cho vay) cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác phải kịp thời, đúng thời điểm. Để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro do nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn (do chưa vay được vốn của NHCSXH, hộ vay phải vay tạm, sau đó trả sau), cần đáp ứng nhu cầu vốn một cách nhanh nhất với các thủ tục nhanh gọn. Tuy nhiên cung ứng vốn đúng lúc, đúng thời điểm cho hộ vay là một việc không đơn giản bên cạnh yếu tố nguồn vốn cho vay có đảm bảo hay không, cán bộ của NHCSXH và các đơn vị nhận làm dịch vụ ủy thác cho NHCSXH phải biết được mùa vụ nào, thời vụ nào, khi nào những người vay cần vốn, khi nào họ sẽ thu hoạch… để cấp vốn và thu hồi vốn đúng thời điểm.

4.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hồ sơ, sổ sách và vốn vay

Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin đang được ứng dụng trong mọi lĩnh vực và ngày càng thể hiện rõ vai trò đắc lực của mình. Do vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hồ sơ, sổ sách cũng như vốn vay trong hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội thì việc ứng dụng công nghệ thông tin là hết sức cần thiết. Hiện nay hầu hết các tỉnh, huyện,

thành thị trong cả nước đã thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý hồ sơ, sổ sách cũng như vốn vay và đã đem lại hiệu quả cao. Nhưng đối với hệ thống của các xã, thị trấn; các tổ chức chính trị xã hội và tổ tiết kiệm và vay vốn hầu như chưa có máy tính và chưa được ứng dụng công nghệ thông tin, vì vậy để khắc phục những tồn tại trong việc quản lý đối tượng vay vốn và vốn vay cần trang bị máy móc, thiết bị tin học, phần mềm quản lý chuyên dùng và phần mềm tín dụng cho hệ thống cấp xã và cấp tổ đồng thời đi đôi với việc trang bị máy móc, thiết bị cần phải tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác này về chuyên môn, cùng kiến thức cơ bản. Trong thời gian tới, cần đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao trình độ tin học cho các đơn vị của huyện để phục vụ công tác quản lý vốn vay ngày càng có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

4.2.7. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ

Đào tạo cán bộ NHCSXH - Đối với cán bộ NHCSXH ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ giỏi phải có chuyên môn về SXKD, để giúp hộ nghèo sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, tư vấn cho khách hàng của mình nên vay vốn để làm gì? Số tiền vay bao nhiêu?...

Coi trọng công tác đào tạo cán bộ ngân hàng, làm cho tất cả cán bộ nhân viên ngân hàng đều tinh thông nghiệp vụ, nắm vững các chủ trương của Đảng và nhà nước về tín dụng chính sách. Hàng tuần, vào chiều thứ 5 cán bộ NHCSXH học nghiệp vụ, hàng quý tập huấn các nghiệp vụ như: Tín dụng, kế toán, kiểm tra, tin học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 106 - 109)