Chủ động lập kế hoạch huy động vốn và chovay đối với hộ nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 100 - 103)

3.4.1 .Những mặt đã đạt được

4.2. Tăng cường quản lý vốn chovay hộ nghèo của NHCSXH Việt Nam

4.2.1. Chủ động lập kế hoạch huy động vốn và chovay đối với hộ nghèo

- Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

4.2.1. Chủ động lập kế hoạch huy động vốn và cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Giai đoạn 2017-2020 và các năm tiếp theo, ngoài việc tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và việc làm, NHCSXH còn phải thực hiện nhiệm vụ được giao. Hiện nay, các ngân hàng thương mai đua nhau đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới, nâng lãi suất huy động kết hợp với các hình thức khuyến mại để thu hút vốn nhàn rỗi trong xã hội, thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng mình. Cũng chính vì vậy, việc huy động vốn của ngân hàng chính sách xã hội cũng gặp khó khăn do có sự khác biệt và chênh lệch về lãi suất, hình thức huy động, mạng lưới, trình độ cán bộ, công nghệ… Do đó, để đảm bảo cho công tác lập kế hoạch huy động vốn và cho vay NHCSX tỉnh Thái Nguyên cần tập trung vào những vấn đề sau:

Thứ nhất, Xây dựng kế hoạch dài hạn 5 hay 10 năm; Chủ động tạo lập nguồn vốn, cho vay, phấn đấu mỗi năm góp phần đảm bảo bao nhiêu %hộ nghèo được vay vốn. Việc xây dựng kế hoạch của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên phải thật sự lưu ý đến nguồn vốn tự huy động trên địa bàn.

Thứ hai, Cần tranh thủ khai thác tối đa nguồn vốn do ngân sách cấp, song song với việc chủ động một phần nguồn vốn tự huy động.

Thứ ba, Có thể tăng thêm nguồn vốn huy động nhàn rỗi của các tổ chức CTXH, Kho bạc nhà nước, bảo hiểm, dân cư… đồng thời tăng thêm nguồn thu, từng bước nâng cao tính tự chủ tài chính của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh.

Thứ tư, Thắt chặt chất lượng tín dụng cho hộ nghèo, tránh cho vay không đúng đối tượng, trồng chéo, tránh những rủi ro mang tính chủ quan để đảm bảo an toàn vốn cho nhà nước.

Thứ năm, Tăng huy động từ tiền gửi tiết kiệm từ công đồng người nghèo. Mặc dù phải vay mượn và “ăn đong” nhưng người nghèo luôn có tư tưởng, ý thức tiết kiệm. Với những món tiền nhỏ của những hộ nghèo có thể tiết kiệm được, sẽ trở thành khoản tiền lớn, tạo nguồn vốn cho NHCSXH quay vòng. Tiết kiệm của hộ nghèo được gửi trực tiếp thông qua tổ vay vốn để gửi vào NHCSXH. Sự bắt buộc này đã hình thành cho người nghèo có ý thức và có kế hoạch chi tiêu tiết kiệm để tạo nguồn tích lũy trả nợ khi đến hạn, hơn nữa tạo thói quen tiếp cận đối với nền kinh tế thị trường, đặc biệt là thị trường tài chính. Việc gửi tiền tiết kiệm bắt buộc đối với hộ nghèo và phù hợp với khả năng tiết kiệm của hộ nghèo vay vốn có thể tiền hành theo quy định của NHCSXH và phù hợp với khả năng tiết kiệm của hộ nghèo. Nhưng hiệu quả hơn cả phải tiết kiệm từ món tiền nhỏ với từng định kỳ thời gian hàng tuần hay 20 ngày trở lại. Số tiền tiết kiệm

bắt buộc cũng không cần trả lãi cho người nghèo bởi doanh số nhỏ được xem như tiền cất “ hòm” vậy.

Thứ sáu, Huy động nguồn vốn từ quỹ bù đắp rủi ro. Cấp tín dụng cho người nghèo bao giờ cũng đồng hành với rủi ro mất vốn. Khả năng hoàn trả vốn đúng hạn và đầy đủ của người nghèo vay vốn còn nhiều hạn chế. Do vậy không có quỹ bù đắp rủi ro mất vốn cho NHCSXH thì sự tồn tại của nó hết sức mong manh. Bởi vậy nguồn vốn sẽ hụt dần cùng với việc khoanh nợ, xóa nợ cho hộ nghèo, mặt khác do tâm lý sợ bị lỗ, người nghèo thích thu lợi nhanh nên tính toán bỏ vốn làm ăn lẩn quẩn, ít hiệu quả. Người nghèo thường tung hết vốn vào làm ăn nên khi thất thoát vốn thường rơi vào cảnh “trắng tay”, nợ nần. Cũng không ít trường hợp do túng thiếu quanh năm, tiền vốn ngân hàng cho vay cũng có thể sử dụng vào mục đích khách như mua lương thực, chữa bệnh, tiền học cho con…để đảm bảo những nhu cầu cơ bản của họ.

4.2.2. Hoàn thiện công tác thực hiện tổ chức cho vay hộ nghèo của NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Công tác cho vay hộ nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của NHCSXH, do vậy trong quá trình thực hiện cho vay hộ nghèo NHCSXH tỉnh Thái Nguyên cần lưu ý một số giải pháp sau để đảm bảo cho vay đúng đối tượng, đúng với định hướng, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, hạn chế sai sót và tránh được sử dụng vốn sai mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho vay:

- Hoàn thiện khâu bình xét cho vay từ cơ sở một cách dân chủ, công khai lựa chọn những hộ vay cần vốn ưu đãi nhất, sử dụng vốn vay có hiệu quả, tránh tình trạng cho vay không đúng đối tượng hoặc các hộ vay vốn cho mục đích tiêu dùng, sử dụng vốn vay sai mục đích.

- NHCSXH cần có sự phối hợp tốt hơn với các đơn vị đoàn thể, các trưởng thôn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn vay của hộ nghèo, đưa ra mực

cho vay, thời hạn cho vay phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của hộ nghèo về thời điểm, mức vay, thời hạn cho vay, tránh tình trạng phân bổ mang tính bình quân như hiện nay. Nên tập trung vào khu vực có số hộ nghèo cao, tốc độ giảm nghèo chậm.

- Nghiêm túc thực hiện đúng quy trình cho vay của NHCSXH Việt Nam. - Cần nghiêm ngặt trong quá trình xét vay vốn. Tránh hiện tượng nể nang, qua loa của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng cần phối hợp chặt chẽ với cán bộ địa phương, cán bộ hội tăng tính hiêu lực và hiệu quả của hợp đòng ủy thác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)