6. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1.Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội vào việc mô tả sự biến động, cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình hoạt động tín dụng cho vay đối với hộ nghèo giai đoạn 2014 - 2016, của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên.
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Thông qua việc thu thập các số liệu, thông tin báo cáo của các ngân hàng chi nhánh trong hệ thống ngân hàng để từ đó thấy được những ưu điểm cũng như những tồn tại của đơn vị. Nội dung cần so sánh là so sánh số liêu đạt được qua các năm từ năm 2014 đến năm 2016.
Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng vốn, dư nợ cho vay… của kỳ này so với kỳ trước, của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên với toàn hệ thống để nhằm đánh giá
thực trạng hoạt động cho vay tín dụng đối với hộ nghèo. Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm.
2.2.3.3. Phương pháp đồ thị
Phương pháp đồ thị: Dùng các hình vẽ hoặc các đường nét hình học để
miêu tả đặc điểm số lượng của đối tượng nghiên cứu: các kết quả phát triển thanh toán không dùng tiền mặt theo các phương tiện thanh toán, theo phương thức thanh toán, cơ cấu các phương tiện thanh toán...theo thời gian nghiên cứu. Từ mô hình đồ thị giúp đề tài cô đọng được những đặc điểm cơ bản của một hiện tượng một cách dễ dàng, nhanh chóng. Là công cụ để tác giả chứng minh một cách rõ ràng sự biến đổi, sự tăng trưởng hay suy thoái về quy mô, kết quả hoạt động. Thông qua số liệu, các chỉ tiêu đánh giá được minh chứng bằng biểu đồ.