Thể loại truyền kì trong văn xuôi trung đại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số truyện trong truyền kì mạn lục (nguyễn dữ) có cùng mô típ với tiễn đăng tân thoại (cù hựu)​ (Trang 25 - 27)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.1. Thể loại truyền kì trong văn xuôi trung đại Việt Nam

Ở Việt Nam, thuật ngữ “truyền kì” lần đầu tiên đƣợc xuất hiện trong đầu đề tập truyện “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. Sau đó là “Truyền kì

19

tân phả” của Đoàn Thị Điểm, “Tân truyền kì lục” của Phạm Quý Thích. Tuy

nhiên, loại truyện kì ảo đã ra đời từ trƣớc đó khá lâu và đạt đƣợc những thành tựu vô cùng rực rỡ.

Nhìn lại nền văn học Việt Nam trung đại, bắt đầu từ “Việt điện u linh”

của Lý Tế Xuyên ( đầu thế kỷ XIV), chúng ta thấy, ở tác phẩm này đã chứa đựng những yếu tố kì ảo. Nhà văn đã xây dựng hình tƣợng nhân vật của mình bằng bút pháp kì vĩ và trên thực tế, tập truyện là một cuốn thần phả về những linh hồn bất tử của nƣớc Đại Việt. Nhân vật trong truyện hầu hết là những thần linh vốn là những anh hùng dân tộc đã hiển thánh. Vì vậy, trong truyện đã thấp thoáng yếu tố của bút pháp truyền kì và có thể đây là mầm mống cho sự phát triển của truyền kì sau này. Sau “Việt điện u linh tập” của Lý Tế Xuyên là sự xuất hiện “Lĩnh nam chích quái lục” của Trần Thế Pháp ( cuối thế kỉ XIV – đầu thế kỉ XV). Đây là tập truyện chép lại truyện dân gian nhƣng đã có sáng tạo, Trần Thế Pháp đã tập trung chép lại những truyện giàu yếu tố kì nhƣ Đổng thiên vương, truyện Rùa vàng…

“Việt điện u linh tập” và “Lĩnh nam trích quái lục” là những tiền đề văn

học cho sự phát triển của thể loại truyền kì và Lý Tế Xuyên, Trần Thế Pháp là những nhà văn đặt nền móng cho thể loại truyền kì ở Việt Nam. Cuối thế kỷ XV, “Thánh Tông di thảo”, tƣơng truyền của Lê Thánh Tông, đã là một bƣớc tiến xa hơn nữa cho thể loại truyền kì. Tập truyện là một sáng tạo độc đáo và đặc sắc, mang đầy đủ tính chất bút pháp truyền kì với những truyện tiêu biểu

nhƣ Lấy chồng dê, Tinh chuột, Duyên lạ xứ hoa…

Nhƣng chỉ đến “Truyền kì mạn lục” thì thể loại truyện ngắn truyền kì Việt Nam mới thực sự đƣợc khẳng định. Sự ra đời của “Truyền kì mạn lục” đã đƣa thể loại truyền kì Việt Nam tới đỉnh cao và chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong văn xuôi tự sự Việt Nam. Trong “Truyền kì mạn lục”, tác giả dựa vào một số cốt truyện dân gian, sắp xếp, hƣ cấu thêm và diễn tả bằng lời văn giàu chất nghệ thuật khiến cho tác phẩm không phải là sự ghi chép đơn thuần mà thực

20

sự là một tác phẩm văn học có tính nghệ thuật cao. Việc sƣu tầm, chỉnh lý, sửa chữa và khai thác đề tài của dân gian là một quá trình kế thừa và nâng cao liên tục. Ngƣời đi sau tiếp bƣớc ngƣời đi trƣớc, rút lấy những gì là tinh hoa của ngƣời đi trƣớc để thực hiện một bƣớc xa hơn. Từ Thức lấy vợ tiên

Người con gái Nam Xương là hai truyện mà Nguyễn Dữ đã tiếp thu trọn vẹn

từ truyện cổ dân gian. Nguyễn Dữ còn mƣợn mô típ từ văn học dân gian nhƣ mô típ lấy hồn hoa, môtíp ngƣời chết sống lại, môtíp đồ vật cũ biến thành tinh rồi hoá thành ngƣời, mô típ lạc vào thế giới kì lạ… “Truyền kì mạn lục” là sản phẩm của một giai đoạn mới trong quá trình ảnh hƣởng văn học dân gian từ cốt truyện kết cấu, ngôn ngữ đến tƣ duy sáng tác. Đó là sự ảnh hƣởng có ý thức. Nguyễn Dữ đã khéo khai thác đề tài dân tộc, đặc biệt là trong các truyền thuyết dân gian, đã vƣợt lên sự ghi chép thông thƣờng nhƣ trong “Lĩnh nam

chích quái lục” bằng cách hƣ cấu qua hình tƣợng nghệ thuật.

Từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX, truyện truyền kì tiếp tục phát triển với các tác phẩm tiêu biểu nhƣ: “Truyền kì tân phả” của Đoàn Thị Điểm, “Tục

truyền kì” của Đặng Trần Côn, “Lan trì kiến văn lục” của Vũ Trinh… Các tác

giả trên đã nỗ lực đổi mới cách viết nhằm đƣa nội dung phản ánh của truyện truyền kì tới gần với đời sống hiện thực. Tuy nhiên, xét cả về nội dung phản ánh và phƣơng diện thể loại thì có thể khẳng định “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ đã đạt đến đỉnh cao ở thể loại truyền kì, trƣớc và sau nó, không có tác phẩm nào có thể vƣợt qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số truyện trong truyền kì mạn lục (nguyễn dữ) có cùng mô típ với tiễn đăng tân thoại (cù hựu)​ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)