Đối sánh môtíp “Tình yêu và hôn nhân kì dị” trong hai tập truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số truyện trong truyền kì mạn lục (nguyễn dữ) có cùng mô típ với tiễn đăng tân thoại (cù hựu)​ (Trang 53 - 57)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4. Đối sánh môtíp “Tình yêu và hôn nhân kì dị” trong hai tập truyện

Trƣớc hết, bàn về những truyện mà nội dung chính nói về cuộc tình khác thƣờng giữa ngƣời và hồn ma.

Điểm giống nhau thứ nhất, miêu tả tình yêu và hôn nhân giữa ngƣời và hồn ma, cả Cù Hựu và Nguyễn Dữ đều đặc biệt chú ý đến những chi tiết về cuộc hoan lạc ái ân của nhân vật. Dƣờng nhƣ những chi tiết đó đã làm nên sức

47

hấp dẫn không nhỏ cho kiểu truyện này. Có những sự hoan lạc ái ân hoàn toàn xuất phát từ lòng tham dục. Thần thuồng luồng (Chuyện đối tụng ở Long cung) cƣớp vợ Trịnh để thỏa tính háo sắc, tà dâm. Nhƣng cũng có những cuộc hoan lạc ái ân giữa nhân vật ma và ngƣời mà “trước còn trăng gió sau ra đá vàng”, trƣớc là tìm vui thú sau lại là tình yêu, gắn bó khăng khít. Tìm đến cuộc hoan lạc ái ân là mục đích duy nhất của những hồn ma nhƣ Nhị Khanh, Đào, Liễu trong Chuyện cây gạoChuyện kì ngộ ở trại Tây: “đời sống của

thiếp như thế sẽ không phải phàn nàn gì nữa” (lời Nhị Khanh), “chúng em

muốn làm những bông hoa hướng dương, để khỏi hoài phí mất xuân quang

(lời Đào, Liễu). Những hồn hoa mỏng manh “thân như cái én có chịu nổi rét

mướt đâu” thế mà dù mƣa dầm gió bấc vẫn y hẹn đến nhà Hà Nhân, không bỏ

phí một giây phút xuân quang nào.

Có thể nói, đi tìm vui thú vui say, hạnh phúc lứa đôi là biểu hiện của khát vọng tình yêu, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt. Cả Cù Hựu và Nguyễn Dữ đều rất quan tâm đến vấn đề giải phóng tình yêu, giải phóng nữ quyền ở mô típ này.

Điểm giống nhau thứ hai, tuy rằng tình chàng ý thiếp, lá thắm liền cành nhƣng tình duyên, hạnh phúc ấy lại rất ngắn ngủi, mong manh. Họ hoặc đến kì âm dƣơng li biệt, hoặc tung tác bị diệt trừ, vì thế mà chỉ thỏa nguyện gió trăng ít thì một đêm, một tháng, nhiều thì một năm, ba năm rồi lại ai đi đƣờng nấy. Những cuộc chia tay thƣờng thấm đầy nƣớc mắt. Đau đớn hơn, Trình Trung Ngộ đã phải đánh đổi cả mạng sống của mình để đổi lấy thời gian ở bên Nhị Khanh. Kiều sinh đến với Lệ Khanh bị âm dƣơng cản lối, phải chết đi mới đƣợc thỏa nguyện. Nhƣng phải hóa thành ma để đƣợc tự do yêu thƣơng, liệu rằng đấy có phải là hạnh phúc thực sự? Những giây phút ngắn ngủi ấy so với cuộc đời thƣờng dài mấy trăm mấy nghìn năm của ma quái thì càng ít ỏi lắm thay! Giá trị phản ánh hiện thực của “Tiễn đăng tân thoại”“Truyền kì

48

dập, họ không thể có đƣợc tình yêu và hạnh phúc ở cuộc sống thực tại. Khi thành ma, hạnh phúc ấy vẫn thật mong manh.

Xem nhƣ nàng Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo, đang ở độ tuổi trẻ trung, tràn đầy sức sống mà phải chịu làm một cái xác quàn ở ngoài đồng cô quạnh, gặp đƣợc Trung Ngộ thì lại bị bọn bạn buôn ngăn trở. Chỉ đến khi Trung Ngộ chết, hai hồn ma mới đƣợc tự do yêu đƣơng cƣời đùa, nô giỡn. Bi kịch trong thời đại ấy chính là ở chỗ không cho con ngƣời đƣợc tự do yêu đƣơng, nên cả khi đôi tình nhân này đã hoá ma thì họ cũng bị truy cùng diệt tận, “đào mả phá quan tài”, một nắm xƣơng khô cũng phải chịu số phận bất hạnh. Linh hồn họ nhập vào cây gạo thì bị đạo nhân tiêu diệt. Trong lúc yêu quái bị tiêu diệt ngƣời ta thƣờng nghe thấy tiếng kêu khóc. Tiếng khóc ấy chẳng phải là tiếng khóc cho cuộc đời dở dang, cho duyên phận mong manh?

Xem nhƣ hai nàng Đào, Liễu (Chuyện kì ngộ ở trại Tây), không bị dân chúng oán thán, không chết dƣới thanh kiếm trừ tà, không bị đạo nhân trừ yểm nhƣng cái kì ở dƣơng gian hai nàng có đƣợc là bao lâu? Vẻn vẹn chỉ có một năm. Mà với đôi lứa trong tình yêu thì cái kì hạn một năm ấy chỉ nhƣ một chớp mắt “Ngày nào mới buổi xuân dương, thoắt đã trời đông tuyết lạnh”. Mối tình với chàng nho sinh thật ngắn ngủi, nhƣ một kiếp hoa sớm nở tối tàn. Cuộc chia tay đầy ai oán đã phản ánh một cách nhức nhối bi kịch của nhân vật: khao khát hạnh phúc lứa đôi nhƣng hạnh phúc ấy không bao giờ có thật, không bao giờ đạt đƣợc, hạnh phúc chỉ là mộng tƣởng.

Xem nhƣ nàng Thị Nghi (Chuyện yêu quái ở Xương Giang), trở thành vợ của con ngƣời nhƣng chỉ đƣợc một tháng, Hoàng ngã bệnh còn Thị Nghi trúng bùa lại trở về là một đống xƣơng trắng. Và đáng thƣơng thay, trong tờ cung dƣới âm phủ chính chồng nàng đã kết tội nàng: “Đem môi son má phấn

làm tôi say mê / Rút nguyên khí chân tinh làm tôi hao tổn”.

Ở kiểu truyện này, giữa “Tiễn đăng tân thoại” của Cù Hựu và “Truyền

49

Thứ nhất, trong “Tiễn đăng tân thoại”, tình duyên thƣờng diễn ra giữa ngƣời sống với hồn ma của ngƣời đã từng quen biết. Ví nhƣ trong Kim

phượng thoa ký, Thôi Hƣng Ca trốn đi cùng với hồn ma của ngƣời vợ chƣa

cƣới; trong Ái Khanh truyện, Triệu sinh đƣợc may mắn gặp lại hồn ma của ngƣời vợ cũ, họ cùng nhau chuyện trò, hoan lạc; trong Cô gái áo xanh, lại là chuyện tình của Triệu Nguyên và hồn ma của ngƣời thị nữ trong phủ họ Giả, ngƣời yêu từ kiếp trƣớc. Tuy nhiên, ở “Truyền kì mạn lục”, tình duyên lại diễn ra giữa hồn ma nữ với những chàng trai không quen biết, đa số đều là những ngƣời vùng khác đi ngang qua địa phận của ma: Nhị Khanh (Chuyện

cây gạo), Liễu, Đào (Chuyện kì ngộ ở trại Tây), Thị Nghi (Chuyện yêu quái ở

Xương Giang).

Theo tín niệm phổ biến trong dân gian của ngƣời Việt, những vong hồn cô độc (linh hồn những ngƣời chết đƣờng chết chợ, ngƣời chết oan, chết bất đắc kì tử, thậm chí cả những ngƣời phạm tội nhƣ ăn trộm, ăn cƣớp, dâm dục, loạn luân) do không có ngƣời tế tự bị đói khát, lạnh lẽo nên thƣờng lang thang vơ vẩn trên trần thế, gieo rắc tai họa. Những hồn ma đó trở thành nỗi sợ hãi, khiếp đảm của con ngƣời. Tuy nhiên dù đáng sợ thế nào chúng cũng không bao giờ gây họa, làm khó cho ngƣời thân. Phải chăng vì thế mà tình duyên giữa ngƣời và hồn ma trong “Truyền kì mạn lục” thƣờng là giữa họ trƣớc đó không có quan hệ gì.

Thứ hai, Nguyễn Dữ đã mƣợn cốt truyện ngƣời lạc vào cõi tiên trong văn học dân gian (Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên) và thổi vào đó một nội dung mới mang hơi thở của thời đại, mang tính triết lí về bi kịch của kẻ sĩ, hành trình tìm kiếm sự an lạc và hạnh phúc của con ngƣời trong xã hội phong kiến. Chính điều đó đã đem lại giá trị nhân văn cao đẹp và sức hấp dẫn không thể phủ nhận của Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên nói riêng, “Truyền kì mạn lục” nói chung. Ở “Tiễn đăng tân thoại” của Cù Hựu, không có truyện viết về ngƣời trần lạc vào cõi tiên và kết hôn cùng tiên nữ. Mô típ ngƣời lấy chồng là thần

50

tiên giáng sinh, ngƣời lấy chồng là thủy quái cũng chỉ có ở “Truyền kì mạn

lục”. Các nhân vật trong truyện của Nguyễn Dữ gắn với môi trƣờng nƣớc

nhiều hơn (thế giới nƣớc, đảo hoang giữa biển nƣớc…). Đây là môi trƣờng hết sức gần gũi với các cƣ dân trồng lúa nƣớc.

Nhƣ vậy, xét riêng ở mô típ “Tình yêu và hôn nhân kì dị”, không thể phủ nhận sự ảnh hƣởng, vay mƣợn của Nguyễn Dữ từ “Tiễn đăng tân thoại”

của Cù Hựu. Xem xét tính đồng loại hình giữa các nền văn học trên thế giới, đặc biệt hai nƣớc lại có sự tƣơng cận về không gian, lịch đại, phong tục tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số truyện trong truyền kì mạn lục (nguyễn dữ) có cùng mô típ với tiễn đăng tân thoại (cù hựu)​ (Trang 53 - 57)