Sự kết hợp giữa các mô típ: “Người lạc vào thế giới khác” với “Tình yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số truyện trong truyền kì mạn lục (nguyễn dữ) có cùng mô típ với tiễn đăng tân thoại (cù hựu)​ (Trang 106 - 116)

7. Cấu trúc của luận văn

3.6. Sự kết hợp giữa các mô típ: “Người lạc vào thế giới khác” với “Tình yêu

“Tình yêu và hôn nhân kì dị” trong “Truyền kì mạn lục”

Thuật ngữ mô típ thƣờng có quan hệ với đề tài và cốt truyện. Mô típ có thể là hạt nhân của cốt truyện. Trải qua một quá trình gia tăng, nối dài, phát triển, nó sẽ trở thành cốt truyện. Mặt khác, đề tài - cốt truyện có thể đƣợc coi

100

là sự kết hợp của những mô típ. Nhiều mô típ có thể đƣợc lồng ghép trong một cốt truyện và các thành phần của cốt truyện.

“Truyền kì mạn lục” nói riêng, truyện truyền kì Việt Nam nói chung là

sự tổng hợp những ảnh hƣởng từ truyện truyền kì Trung Quốc và các truyện dân gian thần linh chí quái của Việt Nam. Hai mô típ: “Ngƣời lạc vào thế giới khác” với “Tình yêu và hôn nhân kì dị” không chỉ chiếm số lƣợng lớn, là những mô típ đƣợc sử dụng chủ yếu trong “Truyền kì mạn lục” mà giữa chúng còn có mối liên hệ qua lại, sự kết hợp chặt chẽ trong việc thể hiện tƣ tƣởng của tác phẩm. Trong mỗi mô típ, bên cạnh những yếu tố vay mƣợn, ảnh hƣởng còn là tài hoa, sức sáng tạo tuyệt vời của các tác giả ngƣời Việt.

“Truyền kì mạn lục” vì thế trở nên lung linh và đầy sức hấp dẫn.

Trong một truyện của “Truyền kì mạn lục” có thể là sự kết hợp của nhiều mô típ, nhƣ trong truyện Từ Thức lấy vợ tiên, cả mô típ “Tình yêu và

hôn nhân kì dị” “Người lạc vào thế giới khác” cùng đƣợc sử dụng. Từ

Thức chán công danh quyền chức, yêu chuộng sơn thuỷ nên du tiên, kết hôn với tiên nữ Giáng Hƣơng, chẳng bao lâu nhớ mong quê cũ, trở về thì thiên hạ đổi dời. Mỗi mô típ đều đem đến một màu sắc riêng cho câu chuyện mà không thể thay thế hay vứt bỏ.

Nguyễn Dữ đã dựa vào các yếu tố kì ảo để xây dựng mô típ. Nói chuyện ma quái cũng là để nói chuyện đời, nói chuyện mộng mơ ảo tƣởng con ngƣời lạc bƣớc đến cõi tiên, âm phủ, thủy cung … cũng là để nói chuyện đời. Chuyện thiện ác nhân quả, chuyện hạnh phúc lứa đôi, chuyện nhân cách nhà nho, chuyện số phận ngƣời phụ nữ… Sự ƣu thế, cũng nhƣ sự kết hợp nhuần nhuyễn hai mô típ trên trong “Truyền kì mạn lục” làm cho các vấn đề xã hội đƣợc Nguyễn Dữ giải quyết một cách toàn vẹn, triệt để.

Tiểu kết Chƣơng 3

Mƣợn mô típ “Ngƣời lạc vào thế giới khác”, Cù Hựu và Nguyễn Dữ đã đƣa con ngƣời vào thế giới vốn không có thật, thế giới chỉ có trong tƣởng

101

tƣợng (cõi tiên, âm phủ, thủy cung, thiên giới). Theo đó, nhân vật chính hoặc có một cuộc du ngoạn, gặp gỡ cổ nhân, thánh thần để bàn luận thế sự (Chuyện

đối đáp của người tiều phu ở núi Na), hoặc đến với một mối nhân duyên đẹp

nhƣng cũng nhiều suy tƣ trăn trở (Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên) hoặc là một cuộc đấu tranh không khoan nhƣợng vì lẽ phải và công bằng (Chuyện chức

Phán sự đến Tản Viên)… Những vấn đề nhức nhối của xã hội nhƣ tốt xấu,

thiện ác, nhân quả, báo ứng, chiến tranh phong kiến, nhân cách, phẩm hạnh của các giai cấp tầng lớp nhƣ nhà nho, sƣ sãi, vấn đề số phận của ngƣời phụ nữ… cũng đƣợc tác giả đặt ra. Đó chính là tình cảm nhân văn, là tinh thần dân tộc, là những sáng tạo mới mẻ trong cảm quan nghệ thuật của Nguyễn Dữ.

Từ việc khảo sát nội dung của mô típ “Ngƣời lạc vào thế giới khác” trong “Tiễn đăng tân thoại” “Truyền kì mạn lục” chúng tôi thấy đƣợc những ảnh hƣởng, tác động không nhỏ của văn hóa, văn học Trung Quốc đến những sáng tạo của văn học nƣớc nhà. Chúng tôi cũng thấy đƣợc năng lực vận dụng những giá trị truyền thống, sự kế thừa tinh hoa của văn học nƣớc ngoài của Nguyễn Dữ trong sáng tác “Truyền kì mạn lục”. Vai trò của mô típ “Ngƣời lạc vào thế giới khác” trong nghệ thuật xây dựng truyện của “Truyền

102

KẾT LUẬN

Tiểu thuyết truyền kì đầu đời Minh đƣợc kế thừa từ thời Đƣờng, Tống song ý cảnh và công phu thì không gì sánh nổi. Tác phẩm gây ảnh hƣởng lớn đến đƣơng thời và đời sau phải kể đến “Tiễn đăng tân thoại” của Cù Hựu, ngƣời đƣợc đánh giá là có công mở đầu cho sự hƣng thịnh trở lại của thể truyền kì Trung Quốc, là cầu nối cho thể loại truyền kì đời Đƣờng với các giai đoạn sau. Đây cũng là tác phẩn truyền kì có sức ảnh hƣởng và lan tỏa rộng nhất đối với các nƣớc trong khu vực nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản, đặc biệt là Việt Nam.

Truyện truyền kì Việt Nam vốn có nguồn gốc từ thể loại truyện kì ảo Trung Quốc. Sự tƣơng tác, giao lƣu văn hóa giữa các nƣớc trong khu vực cùng với quá trình hình thành và phát triển nội sinh gắn liền với nền văn hóa và văn học dân tộc đã đƣa thể loại truyền kì ở Việt Nam đạt đến tầm cao mà tiêu biểu nhất là “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ.

“Truyền kì mạn lục” đƣợc coi là tác phẩm tiêu biểu nhất cho thể loại

truyền kì của văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm đƣợc nhà nghiên cứu Vũ Khâm Lân đánh giá là “thiên cổ kì bút”, đỉnh cao của nghệ thuật truyền kì. Đây không chỉ là một quyển sách ghi chép đơn thuần mà thật sự là một sáng tác của Nguyễn Dữ với sự gia công, hƣ cấu, sáng tạo đặc sắc của nhà văn khi viết tác phẩm này dựa trên những truyện đƣợc lƣu truyền trong nhân dân.

“Truyền kì mạn lục” vì vậy không chỉ giàu giá trị hiện thực mà còn có giá trị

nhân đạo, nhân văn sâu sắc.

Ở mô típ “Tình yêu và hôn nhân kì dị”, Cù Hựu và Nguyễn Dữ đã đƣa con ngƣời vào những cuộc tình với thần tiên, ma, tinh loài vật… để từ đó gián tiếp đặt ra những vấn đề mang ý nghĩa thời đại, những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống tình cảm cá nhân của mỗi con ngƣời. Đó là khát vọng tình yêu và hạnh phúc trần thế, dù nhiều lúc phóng túng, sa đọa. Đặc biệt với Nguyễn Dữ, ông còn trực tiếp tố cáo tầng lớp thống trị và thể chế đƣơng thời,

103

vạch trần những tƣ tƣởng thần quyền, hà khắc trói buộc tình cảm cá nhân, dồn đuổi con ngƣời vào chỗ không lối thoát.

Ở mô típ “Ngƣời đến thế giới khác”, Cù Hựu và Nguyễn Dữ đã đƣa con ngƣời vào thế giới vốn không có thật, thế giới chỉ có trong tƣởng tƣợng (cõi tiên, âm phủ, thủy cung, thiên giới). Từ đó tác các giả đặt ra những vấn đề nhức nhối của xã hội nhƣ tốt xấu, thiện ác, nhân quả, báo ứng, chiến tranh phong kiến, nhân cách, phẩm hạnh của các giai cấp tầng lớp nhƣ nhà nho, sƣ sãi, quan lại, vấn đề số phận của ngƣời phụ nữ, vấn đề hôn nhân, luyến ái … Đó chính là tình cảm nhân văn, là tinh thần dân tộc, là những sáng tạo mới mẻ trong cảm quan nghệ thuật của Nguyễn Dữ.

Cũng qua việc tìm hiểu một số truyện trong “Truyền kì mạn lục” có cùng mô típ với “Tiễn đăng tân thoại”, chúng tôi đi đến một số kết luận nhƣ sau:

Hai tác phẩm có những điểm tƣơng đồng nhất định, chủ yếu là về thể loại, đề tài, chủ đề, cốt truyện, bố cục, nhân vật, mô típ, ngôn từ, một số tình tiết trùng hợp… Đó là sự gặp gỡ tất yếu của hai nền văn học nằm trong khu vực văn hóa đồng văn, cùng kế thừa những thành tựu có sẵn của văn học dân gian vẫn lƣu truyền trong đời sống bình dân. Đó cũng là sự tiếp nhận, kế thừa tất yếu của ngƣời đi sau với ngƣời đi trƣớc khi những yếu tố kế thừa là tích cực. Nếu Cù Hựu đã kế thừa những thành tựu từ thể truyền kì đời Đƣờng, Tống để tạo ra tác phẩm có thể làm sáng chói văn học đời Minh thì đến lƣợt Nguyễn Dữ, ông đã học tập ở tiên thoại chí quái Trung Hoa, đặc biệt “Tiễn

đăng tân thoại” của Cù Hựu, kết hợp với những tinh hoa văn hóa, văn học

dân tộc để sáng tác “Truyền kì mạn lục”, một kiệt tác nghệ thuật ở thể loại truyền kì.

Bên cạnh những kế thừa tích cực, bằng tài năng và trái tim của một ngƣời nghệ sĩ lớn, Nguyễn Dữ đã hƣớng tác phẩm của mình đến những vấn đề phù hợp với hiện thực cuộc sống cũng nhƣ đời sống vật chất tinh thần ngƣời Việt trong việc kết hợp yếu tố mang tính đặc trƣng của thể loại với

104

những hiện tƣợng lịch sử cụ thể. Không gian của câu chuyện, số phận, tâm lí tính cách của nhân vật đều mang đậm nét dấu ấn của dân tộc. Tác phẩm vì thế là một sáng tác nghệ thuật, một sự sáng tạo đặc biệt trên cơ sở của cái đã có nhằm tạo ra một tác phẩm mang hơi thở thời đại và thấm đẫm tinh thần dân tộc chứ không phải là sự “mô phỏng”, “bắt chƣớc” hay “sao chép nguyên dạng” nhƣ một số ý kiến đánh giá.

Với những kết quả thu đƣợc trong quá trình nghiên cứu đề tài nhƣ trên, chúng tôi hy vọng đề tài sẽ góp phần đem đến cho độc giả cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về sự giao lƣu văn hóa giữa các nƣớc trong khu vực, đồng thời thấy đƣợc sự kế thừa và sáng tạo của Nguyễn Dữ trong “Truyền kì mạn lục”, đỉnh cao của thể loại truyền kì ở Việt nam thời kì trung đại. Hy vọng đề tài cũng sẽ gợi mở một hƣớng khai thác mới đối với những ai yêu thích thể loại truyền kì – Hƣớng khai thác từ mô típ truyện. Chắc chắn trong quá trình thực hiện đề tài, do năng lực nghiên cứu và trình độ còn hạn chế, ngƣời viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự quan tâm đóng góp và chỉ bảo từ thầy cô và các bạn đồng nghiệp.

105

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

2. Lại Nguyên Ân (chủ biên) (2001), Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc

đến hết thế kỉ XIX, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

3. Phạm Tú Châu (1987), Mối quan hệ giữa Tiễn đăng tân thoạiTruyền kì

mạn lục, Tạp chí Văn học số 3.

4. Nguyễn Đổng Chi (1958), Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam quyển II, Nxb Văn - Sử - Địa.

5. Nguyễn Đổng Chi (1993), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, NxbViện văn học, Hà Nội.

6. Nguyễn Huệ Chi (chủ biên, 1999), Truyện truyền kì Việt Nam (tập 2 và 3), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Nguyễn Huệ Chi (2003), “Mấy đặc trưng loại biệt của văn học Việt Nam

từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX”, Tạp chí Văn học, số 5.

8. Đặng Anh Đào (1990),Từ nguyên tắc đa âm tới một số hiện tượng văn học Việt Nam – Tạp chí Văn học số 6, Hà Nội.

9. Đặng Anh Đào (1994), Tài năng và người thưởng thức, Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội.

10.Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật ngữ

văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

11.Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá. (2005), Từ

điển văn học (bộ mới) , Nxb Thế giới, Hà Nội.

12.Nguyễn Xuân Hòa(1997), Ảnh hưởng của văn học dân gian trong Truyền

106

13.Cù Hựu, Nguyễn Dữ (1999), Tiễn đăng tân thoại - Truyền kì mạn lục, bản dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.

14.Nguyễn Thế Hữu (1996), Thi pháp học, Đại học Huế, Nxb Thừa Thiên Huế.

15.Toàn Huệ Khanh (2004), So sánh tiểu thuyết truyền kì Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam thông qua Kim Ngao tân thoại, Tiễn đăng tân thoại và

Truyền kì mạn lục, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

16.Vũ Ngọc Khánh (1963), Khảo đính và giới thiệu truyện Từ Thức, Nxb Văn học.

17.Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chƣơng (1979), Văn học Việt

Nam (thế kỉ X - nửa đầu thế kỉ XVIII), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18.Đinh Thị Khang (2007), So sánh chuyện tình giữa người và hồn ma trong

Tiễn đăng tân thoại và Truyền kì mạn lục, tạp chí Nghiên cứu Văn học, số

4.

19.Kawamoto Kurive (1996), Những vấn đề khác nhau có liên quan đến

Truyền kì mạn lục, Tạp chí Văn học, số 6.

20. Lê Kinh Khiên (1982), Một số vấn đề lý thuyết chung về mối quan hệ văn

học dân gian – văn học viết, Tạp chí Văn học, số 1.

21.Ngô Tự Lập (2008), Văn chương như là quá trình dụng điển, Nxb Tri Thức, Hà Nội.

22.Nguyễn Đăng Mạnh, Bùi Duy Tân, Nguyễn Nhƣ Ý (đồng Chủ biên) (2004), Từ điển tác giả tác phẩm văn học Việt Nam, Nxb Đại học Sƣ phạm.

23.Nguyễn Đăng Na (1987), Sự phát triển văn xuôi Hán - Việt từ thế kỉ X đến

cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX qua một số tác phẩm tiêu biểu, Luận án

Phó Tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội.

24. Nguyễn Đăng Na, (chủ biên, 1997), Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Tập 1 - Truyện ngắn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

107

25. Nguyễn Đăng Na (2005), Truyền kì mạn lụcdưới góc độ so sánh văn học,

Tạp chí Hán Nôm, số 6.

26.Nguyễn Đăng Na (2006), Con đường giải mã văn họctrung đại Việt Nam,

Nxb Giáo dục,Hà Nội.

27.Nguyễn Đăng Na (chủ biên, 2007), Văn xuôi tự sự Việt Nam trung đại –

3 tập,Nxb Giáo dục.

28.Bùi Văn Nguyên, Bàn về yếu tố văn học dân gian trong Truyền kì mạn lục

của Nguyễn Dữ, Tạp chí Văn họcsố 11-1968.

29.Bùi Văn Nguyên (1978), Lịch sử văn học Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo dục. 30.Trần Ích Nguyên (2000), Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại &

Truyền kỳ mạn lục, Nxb Văn học & Trung tâm văn hóa và ngôn ngữ Đông

Tây.

31.Trần Thị Hải Ninh(1999), Bước tiến của thể loại truyện ngắn truyền kì

Việt Nam qua Truyền kì mạn lục, Luận án Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.

32.Daniel-Henry Pageaux (1994), La littérature générale et comparée, Armand Colin, Paris. (Nguồn Tạp chí tia sáng, văn học so sánh).

33.Hoàng Phê (chủ biên, 2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng .

34.Nguyễn Khắc Phi (2004), Mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn học

Trung Quốc - Qua cái nhìn so sánh, Nxb Giáo dục.

35.Ngô Thị Phƣợng (2005), Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại của Cù

Hựu với Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà

Nội.

36.V.I. Propp (2003), Tuyển tập V.I. Propp, nhiều ngƣời dịch, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

37.B.L. Riptin (1974), Mấy vấn đề nghiên cứu những nền văn học trung cổ

108

38.B. Riptin (2006), Thử so sánh Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu (Trung Quốc) với Kim Ngao tân thoại của Kim Thời Tập (Triều Tiên), Truyền kì

mạn lục của Nguyễn Dữ (Việt Nam) và Cà tỳ tử của Asai Rei (Nhật Bản),

Tạp chí Văn học số 12

39.Phùng Quý Sơn (biên soạn, 1995), Đường đại truyền kì, Nxb Đồng Nai. 40.Sở Nghiên cứu văn học thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc (2000),

Lịch sử văn học Trung Quốc, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

41.Trần Đình Sử (1995), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục.

42.Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà nội.

43.Trần Đình Sử (chủ biên, 2008), Lí luận văn học, tập 2, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.

44.Trần Thị Băng Thanh (chủ biên, 1985), Tinh tuyển văn học Việt Nam, tập 4, Nxb Khoa học xã hội.

45.Vũ Thanh (2001), Dư ba của truyện truyền kì, chí dị trong văn học Việt

Nam hiện đại, trong cuốn Những vấn đề lí luận và lịch sử vănhọc, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

46.Vũ Thanh (2006), Đóng góp của Nguyễn Dữ cho thể loại truyền kì Đông Á, Trang điện tử của Viện Văn học.

47. Vũ Thanh (2007), Thể loại truyện kì ảo Việt Nam thời trung đại - Quá

trình nảy sinh và phát triển đến đỉnh điểm trong cuốn Văn họcViệt Nam

thế kỷ X - XIX - Những vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

48.Trần Nho Thìn (2006), Thi pháp truyện ngắn trung đại Việt Nam, Nghiên cứu văn học số 9&10.

49.Nguyễn Thị Thƣơng (2014), So sánh 5 truyện truyền kì Hàn Quốc, Việt

Nam, Nhật Bản ảnh hưởng từ Tiễn đăng tân thoại của Trung Hoa, Luận

văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.

50.Nguyễn Ngọc Thƣờng (1987), Về mối quan hệ giữa mô típ và cốt truyện, Tạp chí Văn học số 2.

109

51.Đinh Phan Cẩm Vân (2000), Cái kì trong tiểu thuyết truyền kì, Tạp chí Văn học, số 10.

52.Đinh Phan Cẩm Vân (2005), Góp thêm vài suy nghĩ về mối quan hệ giữa

Chuyện cây gạo và truyện Chiếc đèn mẫu đơn, tạp chí Nghiên cứu Văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số truyện trong truyền kì mạn lục (nguyễn dữ) có cùng mô típ với tiễn đăng tân thoại (cù hựu)​ (Trang 106 - 116)