Mối quan hệ giữa “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kì mạn lục”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số truyện trong truyền kì mạn lục (nguyễn dữ) có cùng mô típ với tiễn đăng tân thoại (cù hựu)​ (Trang 34 - 38)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.1. Mối quan hệ giữa “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kì mạn lục”

Đọc ”Tiễn đăng tân thoại” của Cù Hựu (1347-1433), nhà văn Trung

Quốc và “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ, nhà văn Việt Nam thế kỷ XVI, chúng ta dễ nhìn thấy sự gần gũi giữa chúng. Sắp xếp hai trƣớc tác này theo trình tự thời gian, có thể thấy ngay đƣợc là Nguyễn Dữ đã tiếp thụ khá nhiều ở nhà văn phƣơng Bắc.

Về mối quan hệ giữa “Tiễn đăng tân thoại”“Truyền kì mạn lục”, trong tình hình tƣ liệu hiện nay có thể khẳng định đƣợc Hà Thiện Hán là ngƣời đầu tiên viết về mối liên hệ này. Trong Tựa ”Truyền kì mạn lục” (viết năm 1547), họ Hà khẳng định: “Xem văn từ của sách thấy không ra ngoài phên dậu của Cù Tông Cát” [14, 7]. Hậu thế trân trọng sự tiên phong của Hà Thiện Hán đồng thời cũng thấy rằng sự định tính này quả có tạo nên đƣờng hƣớng bất lợi cho việc thụ cảm và định giá tác phẩm của Nguyễn Dữ. Cho đến nay, dù với động cơ gì, cô lập hóa quan hệ của hai tác phẩm này đều

28

không hợp lý. Viết nhƣ Trần Ích Nguyên nhà nghiên cứu Đài Loan thỏa đáng hơn: “Cù Hựu và Nguyễn Dữ thực ra đều là những nhà sáng tác tiểu thuyết giỏi cắt xén. Tân thoại kế thừa cơ sở chí quái truyền kì đời trƣớc, chọn lấy những tƣ liệu có sẵn trong thơ văn bút ký, Mạn lục ngoài việc mô phỏng phần dinh dƣỡng mà Tân thoại hấp thụ, còn viết lại thần thoại chí quái của đất nƣớc Việt Nam”[30]. Mà thực ra còn phải nhìn nhận trƣờng hợp này nằm trong thông lệ của văn học trung đại thế giới mà nhà nghiên cứu B.A. Gripxốp nhận thấy: “Nhà văn trung cổ không sáng tạo ra những cốt truyện mà dƣờng nhƣ chỉ kể lại và kết hợp lại những mô típ xa xƣa, khi thì bằng văn xuôi, khi thì bằng thơ” [36, 115].

Đây là hai tác phẩm của hai quốc gia nhƣng đồng loại hình văn học trung đại, cùng thể loại truyện truyền kì và đều viết bằng chữ Hán. Sau nhiều năm nghiên cứu, PGS.TS Vũ Thanh đã khẳng định Nguyễn Dữ chịu ảnh hƣởng truyện của Cù Hựu chủ yếu là ở bút pháp thể loại. Đó là quá trình “ ăn lá nhả tơ”, một sự học tập để sáng tạo.

Cho đến nay, đã có một số công trình của các tác giả trong nƣớc và ngoài nƣớc nghiên cứu hai tác phẩm này trong sự đối sánh ở những phƣơng diện và cấp độ khác nhau, tuy nhiên về mối liên hệ giữa hai tác phẩm vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

1.4.2. Nghiên cứu truyện truyền kì từ mô típ truyện

Việc nghiên cứu văn học qua mô típ truyện có lẽ đã có một lịch sử lâu dài nhƣng chỉ đƣợc nêu thành lí luận và vạch ra quy luật tồn tại của các mô típ truyện từ công trình khoa học nổi tiểng: Hình thái học truyện cổ tích (V.I. Propp, Tuyển tập V.I. Propp, nhiều ngƣời dịch, nhà xuất bản văn hóa dân tộc, Hà Nội 2003) của nhà bác học ngƣời Nga V.I. Propp (1895 – 1970).

Propp trong công trình nghiên cứu của mình (1928) cho rằng: Khi một nhóm đối tƣợng tƣơng đồng với nhau, có những đặc tính ổn định, không phụ thuộc vào không gian địa lí và thời gian lịch sử thì chúng sẽ có những hình

29

thức tồn tại giống nhau nhƣ những hằng số bất biến. Qua sự khảo sát, Propp nhận ra: “Nhân vật truyện cổ tích dù cho có đa dạng đến đâu đi chăng nữa cũng thƣờng làm nhƣ nhau”. Các dân tộc dù không có hoặc ít có sự liên quan đối với nhau, trong kho tàng văn học dân gian của họ vẫn tồn tại những mô típ truyện gần giống nhau. Đây là tính thống nhất đa dạng trong việc nghiên cứu truyện cổ tích từ mô típ truyện. Các mô típ truyện của Lọ Lem (Phƣơng Tây) và Tấm Cám (Việt Nam, Đông Á và Đông Nam Á) là một minh chứng.

Tiếp theo Propp, các tác giả E.M. Melentinski, V.I. Eremine, C. Levi Strauss… đã tiếp bƣớc ông. Các nhà nghiên cứu văn học trung đại cũng đã áp dụng các lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu từ mô típ truyện vào việc nghiên cứu văn xuôi và cụ thể là truyện truyền kì và đã có đƣợc nhiều kết quả khả quan.

Sự lặp lại của các truyện có cùng mô típ là một đặc điểm dễ nhận thấy và rất đặc trƣng của thể loại truyện truyền kì ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Việc nghiên cứu truyện truyền kì trên phƣơng diện mô típ có thể giúp chúng ta khám phá đƣợc mối dây liên hệ trong những tác phẩm thuộc cùng một kiểu truyện và ý nghĩa của nó. Nghiên cứu mô típ truyện truyền kì cũng là một trong những bƣớc cơ bản trong việc nghiên cứu những gốc rễ, lịch sử của thể loại này.

Mô típ là khái niệm nhằm chỉ những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã đƣợc hình thành ổn định bền vững và đƣợc sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật dân gian. Truyền kì có sự kế thừa và phát triển của văn học dân gian, vì thế việc hình thành, vận dụng các mô típ trong quá trình sáng tác là điều dễ hiểu. Trong “Tiễn đăng tân thoại”

“Truyền kì mạn lục”, ngƣời đọc dễ dàng nhận ra sự hiện diện của rất nhiều mô

típ quen thuộc của truyền kì: sự ra đời thần kì (Trà Đồng), sự đầu thai tái sinh, vật thành tinh (Đào, Liễu), hồn ma ngƣời chết hiện về dƣơng thế, mô típ trừ yêu diệt quái, mô típ trƣờng sinh bất lão…; trong đó có thể nói, mô típ quan

30

trọng nhất, biểu hiện phong phú nhất, tạo thành mạch chính để xâu chuỗi nhiều mô típ khác là mô típ “Tình yêu và hôn nhân kì dị” và mô típ “Ngƣời lạc vào thế giới khác”.

Tiểu kết Chƣơng 1

Trong Chƣơng 1, chúng tôi đã tập trung vào việc trình bày cơ sở lí luận và những vấn đề chung của đề tài luận văn. Việc tìm hiểu khái niệm, nguồn gốc, quá trình phát triển, đặc trƣng thể loại của truyện truyền kì trong văn xuôi trung đại Trung Quốc và văn xuôi trung đại Việt Nam nhằm đem lại cái nhìn toàn cảnh không gian văn hóa, làm nền tảng cho việc nghiên cứu những vấn đề cụ thể của đề tài trong hai tập truyện: “Tiễn đăng tân thoại”

“Truyền kì mạn lục”.

Chúng tôi cũng đã tìm hiểu một cách khái quát những vấn đề về Cù Hựu và Nguyễn Dữ cũng nhƣ hai tác phẩm “Tiễn đăng tân thoại”“Truyền

kì mạn lục”. Hai tác giả tuy sống ở hai không gian địa lí khác nhau, thời đại

khác nhau nhƣng có nhiều điểm chung. “Tiễn đăng tân thoại” đƣợc đánh giá là một tác phẩm truyền kì có ảnh hƣởng và sức lan tỏa mạnh mẽ nhất đến sự phát triển của thể loại này ở các nƣớc trong khu vực. “Truyền kì mạn lục” lại đƣợc đánh giá là tác phẩm xuất sắc nhất của thể loại truyền kì ở Việt Nam, mang hơi thở thời đại và thấm đẫm tinh thần dân tộc.

Chúng tôi cũng sơ lƣợc tìm hiểu về mô típ, các yếu tố hình thành mô típ và mối quan hệ giữa hai tác phẩm nhìn từ phƣơng diện mô típ.

Đây sẽ là những vấn đề cơ bản đƣa chúng tôi tiệm cận gần hơn với đối tƣợng nghiên cứu, làm cơ sở để triển khai các vấn đề cụ thể của luận văn ở các chƣơng sau.

31

CHƢƠNG 2: MÔ TÍP “TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN KÌ DỊ” TRONG TIỄN ĐĂNG TÂN THOẠI” VÀ “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số truyện trong truyền kì mạn lục (nguyễn dữ) có cùng mô típ với tiễn đăng tân thoại (cù hựu)​ (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)