Tác giả Nguyễn Dữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số truyện trong truyền kì mạn lục (nguyễn dữ) có cùng mô típ với tiễn đăng tân thoại (cù hựu)​ (Trang 27 - 29)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2.1. Tác giả Nguyễn Dữ

Nguyễn Dữ (?-?) ngƣời xã Đƣờng Lâm,huyện Gia Phúc, Hồng Châu, nay là xã Đoàn Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dƣơng. Ông là con trai cả của tiến sĩ Nguyễn Tƣờng Phiêu, niên hiệu Hồng Đức thứ 7 (1546) đời vua Lê Thánh Tông. Trong Hoàng Việt thi tập, Bùi Huy Ích xếp Nguyễn Dữ vào hàng ngũ các tác giả thời Mạc, sau Nguyễn Bỉnh Khiêm. Theo Công dư tiệp

21

của Vũ Phƣơng Đề thì Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), bạn với Phùng Khắc Khoan(1528- 1631 ). Nhƣ vậy, Nguyễn Dữ có thể sống vào những năm đầu và giữa của thế kỉ XVI.

Để hình dung cuộc đời và con ngƣời Nguyễn Dữ, chúng tôi trích dẫn một số những ý kiến nhận xét, đánh giá của các học giả để tái hiện lại chân dung của tác giả. Trong bài tựa của Hà Thiện Hán cho tập “Truyền kì mạn

lục” (1547) có viết Nguyễn Dữ là ngƣời Gia Phúc, Hồng Châu. Ông là con

trƣởng vị tiến sĩ triều trƣớc Nguyễn Tƣờng Phiêu, lúc nhỏ rất chăm lối học cử nghiệp, đọc rộng nhớ nhiều, lập chí ở việc lấy văn chƣơng truyền nghiệp nhà. Sau khi thi đậu Hƣơng tiến, nhiều lần thi Hội đỗ trúng tam trƣờng, từng đƣợc bổ làm quan Tri huyện Thanh Tuyền. Mới đƣợc một năm, ông từ quan về nuôi mẹ cho tròn đạo hiếu, mấy năm không đặt chân đến chốn thị thành, thế rồi ông viết ra tập lục này để ngụ ý. Theo Vũ Khâm Lân, ngƣời biên soạn

Bạch Vân Am cư sĩ phả kí và Ân Quan hầu, ngƣời biên soạn thơ văn chữ Hán

của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Nguyễn Dữ không ra làm quan, ẩn cƣ ở núi rừng Thanh Hóa và làm ra sách Mạn lục. Sách ấy đƣợc Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính trở thành “thiên cổ kì bút”.

Nhƣ vậỵ, điểm nổi bật ở con ngƣời Nguyễn Dữ là ý chí quyết tâm gắng sức học hành và thi cử. Ông từng ôm ấp lý tƣởng lấy văn chƣơng để phò vua giúp nƣớc, nhƣng thời thế hỗn loạn, nhân tình điên đảo nên cáo quan về quê với lí do phụng dƣỡng mẹ già để sống một cuộc đời ẩn sĩ.

Về sự nghiệp văn học, theo tƣ liệu đƣợc biết cho đến nay “Truyền kì mạn

lục” là tác phẩm duy nhất của Nguyễn Dữ, đƣợc hoàn thành ngay từ những năm

đầu giữa hai thập kỉ 20-30 của thế kỉ XVI. “Truyền kì mạn lục” thực sự là một tác phẩm văn học nhƣng Nguyễn Dữ chỉ coi nó là những ghi chép theo cảm hứng của ngòi bút “mạn lục”, không coi đó là một sáng tác thực thụ. Điều này giúp chúng ta hiểu thêm một phẩm chất đáng trọng của ngƣời cầm bút đó là: thái độ khiêm tốn, không ngừng học hỏi trong sáng tạo nghệ thuật và tác phẩm

22

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số truyện trong truyền kì mạn lục (nguyễn dữ) có cùng mô típ với tiễn đăng tân thoại (cù hựu)​ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)